Tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng tại Nhật Bản
Trong ngắn hạn, tình trạng thiếu lao động ở Nhật Bản hiện rõ trong lĩnh vực dịch vụ sau khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như chăm sóc điều dưỡng và xây dựng đang gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, một cuộc khủng hoảng tiềm tàng đang rình rập ngành logistics, khi Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch áp đặt giới hạn về số giờ làm thêm, coi đây là một phần của hệ thống cải cách thị trường lao động, làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt lái xe trầm trọng.
Một số lĩnh vực đang thu được lợi ích từ tự động hóa và công nghệ AI. Đồng thời, nhiều công ty có kế hoạch tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực này, nhưng chính xu hướng này lại đem đến một số tác động lâu dài đối với thị trường lao động.
Theo ước tính của Viện nghiên cứu Mitsubishi, để đạt được mục tiêu trở thành một trong những cường quốc về chất bán dẫn (chip) và hàng hóa công nghệ cao, Nhật Bản sẽ cần một số lượng lớn kỹ sư chuyên nghiệp để có thể tăng gấp đôi thị phần trong lĩnh vực này lên 15% vào năm 2035.
Hơn một thập kỷ qua, Nhật Bản chứng kiến ngày càng nhiều phụ nữ và người già tham gia lực lượng lao động. Xứ sở mặt trời mọc đã mở cửa chào đón nhiều lao động nước ngoài hơn.
![]() |
Ước tính, Nhật Bản sẽ thiếu hụt hơn 11 triệu lao động vào năm 2040 (Ảnh: Kyodo) |
Theo kết quả của nhóm nghiên cứu do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đứng đầu, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP, dự kiến Nhật Bản sẽ cần thêm 4,19 triệu lao động nước ngoài vào năm 2030 và 6,74 triệu lao động nước ngoài vào năm 2040. Đến năm 2070 lao động nước ngoài sẽ chiếm 10% tổng dân số tại đất nước mặt trời mọc so khoảng 2% hiện nay.
Tuy nhiên, quá trình mở cửa cho người nhập cư vẫn bị đánh giá là chậm hơn so với nhiều nước khác. Mặt khác, một số chuyên gia cho rằng Nhật Bản khó có thể cạnh tranh với các nước khác về mức lương trả cho người lao động.
Nhật Bản đang cải cách lại chương trình thực tập sinh cũng như xây dựng hệ thống chính sách mới để đảm bảo thu hút thêm lao động nước ngoài, đặc biệt là những lao động có tay nghề cao.
Theo các chuyên gia, trong hệ thống chính sách thu hút lao động nước ngoài mới, quan trọng nhất là điều kiện đãi ngộ, cụ thể là lương. Nếu không có những thay đổi nổi bật thì Nhật Bản sẽ khó thu hút được lao động chất lượng cao.
![]() TTTĐ - Một số quản lý công ty tại Mỹ đã chia sẻ với tờ The Wall Street, việc thiếu học hỏi thực hành có ... |
![]() TTTĐ - Các công ty Nhật Bản đang ngày càng trông cậy vào những người lao động lớn tuổi để khắc phục tình trạng thiếu ... |
![]() TTTĐ - Theo báo cáo “Tương lai việc làm” mới nhất của LinkedIn, lao động ở Singapore là những người nhanh nhất thế giới trong ... |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc

Tập đoàn Trung Quốc thi công cầu Tứ Liên muốn triển khai thêm nhiều dự án lớn tại Việt Nam

Thủ tướng thăm Khu Di tích Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Thủ tướng tham quan, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển của quận Phố Đông (Thượng Hải)

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Thành ủy Thượng Hải

Thủ tướng thăm sàn chứng khoán lớn nhất châu Á

Thủ tướng đề xuất "5 tiên phong" có ý nghĩa chiến lược đối với châu Á

Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc

Siemens muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam
