Tag

Tin vui từ nhà khoa học VinFuture cho bệnh nhân huyết áp và tiểu đường

Tin Y tế 05/12/2024 18:44
aa
TTTĐ - Thuốc điều trị “nhiều bệnh trong một” là một trong những phương pháp đột phá đang được nghiên cứu để cải thiện hiệu quả của việc kiểm soát huyết áp, nguyên nhân chính gây ra đột quỵ - căn bệnh khiến 10 triệu người tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Thông tin này được chia sẻ tại toạ đàm “Những đổi mới trong chăm sóc sức khoẻ tim mạch và điều trị đột quỵ” do Quỹ VinFuture tổ chức chiều 5/12 tại Hà Nội.
VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn” Nhà khoa học VinFuture lý giải vì sao AI không thể thông minh được như con người VinFuture 2024: Đếm ngược thời khắc vinh danh những nghiên cứu “thay đổi thế giới”

Cứ 3 người Việt có 1 người bị đột quỵ

Tại tọa đàm trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, GS. Valery Feigin, Giám đốc Viện nghiên cứu Đột quỵ và Khoa học thần kinh ứng dụng quốc gia, Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand, mang đến một thông tin đáng chú ý: Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ đột quỵ cao top đầu thế giới và cao gấp 4 lần so với New Zealand.

Trung bình trên toàn cầu, cứ 4 người thì có 1 người đột quỵ. Tỷ lệ này ở Việt Nam là 3 - 1. Trong đó 53% người đột quỵ ở lứa tuổi dưới 70.

PGS. Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, thông tin thêm, mỗi năm Việt Nam thêm hơn 2.000 ca đột quỵ mới. Số lượng tử vong trong vòng 90 ngày vào khoảng 10%. Đột quỵ tại Việt Nam không chỉ có xu hướng tăng tỷ lệ tử vong và mà còn ngày càng trẻ hoá.

Tọa đàm do Quỹ VinFuture tổ chức quy tụ nhiều nhà nghiên cứu đầu ngành từ trong và ngoài nước
Tọa đàm do Quỹ VinFuture tổ chức quy tụ nhiều nhà nghiên cứu đầu ngành từ trong và ngoài nước

Trên thế giới, trung bình mỗi năm có 10,8 triệu người tử vong vì đột quỵ, tương đương với gần 30.000 người tử vong mỗi ngày. Hơn 70% số ca đột quỵ có vấn đề về huyết áp. Đây là con số thống kê trong giai đoạn 10 năm từ 1990 đến 2019, tức nguyên nhân không liên quan tới đại dịch COVID-19, theo GS. Alta Schutte, Trưởng nhóm nghiên cứu về Tim mạch, Mạch máu và Chuyển hóa tại Khoa Y, Đại học New South Wales, Australia.

Theo GS. Schutte, tăng huyết áp là vấn đề sức khoẻ thường gặp trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, việc kiểm soát huyết áp của người dân đang không hiệu quả, ngay cả ở các quốc gia đang phát triển. Theo đó, nước có tỷ lệ kiểm soát huyết áp cao nhất chỉ đạt 64%. Con số trung bình trên toàn cầu là 23% đối với nữ giới và 18% đối với nam giới.

Điều này đồng nghĩa với việc có đến 77% nữ giới và 82% nam giới không được kiểm soát tốt huyết áp. Ngay cả khi đã kiểm soát, không phải ai cũng chấp nhận đi điều trị. Và trong nhóm đi điều trị, không phải ai cũng điều trị hiệu quả.

GS. Schutte dẫn chứng, trong số các bệnh nhân huyết áp được điều trị, tỷ lệ chậm trễ trong điều chỉnh phác đồ lên đến 87%.

PGS. Mai Duy Tôn được Hội Đột quỵ thế giới đề cử vào nhóm các cá nhân xuất sắc được vinh danh năm 2022
PGS. Mai Duy Tôn được Hội Đột quỵ thế giới đề cử vào nhóm các cá nhân xuất sắc được vinh danh năm 2022

Trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, GS. Schutte lý giải có nhiều người bệnh cảm thấy căng thẳng với việc khám bệnh hay tái khám nên bỏ khám, bỏ thuốc. Bên cạnh đó, các kỹ thuật đo huyết áp được dùng phổ biến trong hệ thống y tế đã rất cũ, không đảm bảo tính chính xác cao.

Một lý do quan trọng không kém là các hướng dẫn y tế cho người bệnh quá dài dòng, khiến họ ngại không muốn đọc, đọc không kỹ, dẫn tới không tuân thủ phác đồ điều trị.

Tỷ lệ người bệnh không tuân thủ điều trị cao đến mức, trung bình cứ 2 người thì có 1 người không tuân thủ.

Cùng nhận định này, GS. Nguyễn Ngọc Quang, Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tại Việt Nam, tỷ lệ người bệnh không tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc rất cao. Nhiều người dùng thuốc một thời gian, thấy ổn định là bỏ, khi bệnh tái phát lại dùng thuốc. Do đó, bệnh không những không thuyết giảm mà còn có xu hướng tăng nặng.

Tối giản thuốc, tối giản hướng dẫn để kiểm soát huyết áp hiệu quả

Để kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn, ngoài việc tự bản thân người bệnh phải có trách nhiệm với sức khỏe của mình, GS. Schutte cho rằng cần có những phương pháp tiếp cận tích cực để thúc đẩy người bệnh hợp tác điều trị.

GS. Alta Schutte mang tới tọa đàm khoa học VinFuture nhiều sáng kiến mới trong điều trị huyết áp và đột quỵ
GS. Alta Schutte mang tới tọa đàm khoa học VinFuture nhiều sáng kiến mới trong điều trị huyết áp và đột quỵ

Nữ giáo sư đề xuất một giải pháp đơn giản đã được chứng minh hiệu quả là tối giản quá hướng dẫn y tế trong 1 trang giấy. Khi phác đồ được gói gọn trong 1 trang giấy, được trình bày mạch lạc, dễ hiểu, ngắn gọn, người bệnh sẽ tuân thủ phác đồ dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, nên nghiên cứu kết hợp 2-3 loại thuốc liều thấp vào nhau để người bệnh không phải uống quá nhiều loại thuốc cùng lúc, gây khó khăn cho việc ghi nhớ cách sử dụng cũng như làm cản trở tâm lý của họ.

GS. Schutte cho biết hiện các phòng thí nghiệm đã tạo ra loại thuốc kết hợp chữa huyết áp và tiểu đường vào 1 viên thuốc duy nhất. Tương lai sẽ kết hợp 3 loại thuốc vào 1 viên duy nhất.

Trong khi đó, GS. Valery Feigin giới thiệu một ứng dụng thông minh do ông phát triển mang tên Stroke Riskometer. Ứng dụng này đã được dùng rộng rãi tại hơn 100 quốc gia. Ứng dụng này sẽ đánh giá nguy cơ liên quan đến đột quỵ của mỗi cá nhân, từ đó ngăn ngừa hiệu quả căn bệnh này.

Là chuyên gia hàng đầu thế giới về Thần kinh học và Dịch tễ học, từ năm 2018, GS. Feigin liên tục được chọn vào nhóm 1% nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất thế giới trong mọi lĩnh vực
Là chuyên gia hàng đầu thế giới về Thần kinh học và Dịch tễ học, từ năm 2018, GS. Feigin liên tục được chọn vào nhóm 1% nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất thế giới trong mọi lĩnh vực

Các tính năng đáng chú ý của ứng dụng có: nhắc uống thuốc đúng giờ, cảnh báo yếu tố nguy cơ, thiết lập mục tiêu thay đổi lối sống và kiểm soát huyết áp, lời khuyên của chuyên gia…

Truyền thông thay đổi lối sống lành mạnh cũng là một trong những giải pháp cần thực hiện để người dân tự kiểm soát nguy cơ đột quỵ của bản thân. GS Schutte khuyên ngoài việc vận động thể chất đều đặn, chế độ ăn thường nhật nên giảm muối và đường, đặc biệt với người trên 60 tuổi.

“Thay thế muối ăn thông thường bằng muối có tỷ lệ kali 26% sẽ giảm tỷ lệ đột quỵ và biến cố tim mạch”, GS. Schutte nói.

Tuần lễ KHCN VinFuture diễn ra tại Hà Nội từ 4 - 7/12/2024 với tâm điểm là Lễ trao giải VinFuture lần thứ 4, diễn ra vào tối 6/12 tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Chương trình sẽ được tường thuật trực tiếp từ 20h10 trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam và trực tuyến trên nhiều báo điện tử và các nền tảng mạng xã hội lớn.

Đọc thêm

Chuyển đơn tố cáo hot TikToker Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng Tin Y tế

Chuyển đơn tố cáo hot TikToker Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng

TTTĐ - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành Phiếu chuyển đơn số 1076/QLD-MP, chuyển đơn tố cáo liên quan đến bà Chu Thanh Huyền, người nổi tiếng trên mạng xã hội, tới Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội để xem xét và xử lý theo thẩm quyền.
Cần huy động thêm nhân lực thi công cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai Tin Y tế

Cần huy động thêm nhân lực thi công cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai

Chiều 17/4, sau khi kiểm tra thực địa tại dự án Cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai tại tỉnh Hà Nam, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tăng thêm nhân lực thi công 2 dự án; tăng cường hơn nữa năng lực của Ban quản lý dự án.
21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả bán lẻ trên mạng Tin Y tế

21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả bán lẻ trên mạng

TTTĐ - Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống thuốc giả.
Cấp cứu cho em bé bị bỏ rơi, người tím tái, hạ thân nhiệt Tin Y tế

Cấp cứu cho em bé bị bỏ rơi, người tím tái, hạ thân nhiệt

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã cấp cứu một bé gái bị bỏ rơi tại bụi chuối bên bờ sông, trẻ được phát hiện trong tình trạng người tím tái, bị hạ thân nhiệt.
Chiến dịch tiêm chủng ngừa dịch sởi đợt 2 đạt 96% Tin Y tế

Chiến dịch tiêm chủng ngừa dịch sởi đợt 2 đạt 96%

TTTĐ - Ngày 17/4, theo thông tin của Bộ Y tế, tuần 15 vừa qua (từ 5/4 đến 11/4/2025), cả nước ghi nhận 4.519 trường hợp nghi sởi, giảm 6,3% so với tuần trước (4.822 trường hợp).
Tạo hình dạ dày ống đứng, giảm béo cho cô gái nặng 102kg Tin Y tế

Tạo hình dạ dày ống đứng, giảm béo cho cô gái nặng 102kg

TTTĐ - Dù đã áp dụng nhiều phương pháp giảm cân nhưng bất thành, áp lực tâm lý đè nặng từ việc béo phì tới 102kg khiến cô gái 28 tuổi rơi vào tuyệt vọng, thậm chí có ý nghĩ tự tử.
Đau nhức mắt đi khám mới phát hiện ký sinh trùng "làm tổ" Sức khỏe

Đau nhức mắt đi khám mới phát hiện ký sinh trùng "làm tổ"

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa điều trị một ca bệnh hiếm gặp, các bác sĩ phát hiện ký sinh trùng sống trong mắt khiến bệnh nhân bị đau nhức mắt kéo dài.
Hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết Tin Y tế

Hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết

TTTĐ - Bộ Y tế đã có văn bản về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tăng cường triển khai công tác y tế trường học Tin Y tế

Tăng cường triển khai công tác y tế trường học

TTTĐ - Bộ Y tế đã có công văn 2157/BYT-PB 2025 về việc tăng cường triển khai công tác y tế trường học gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Tối ưu hoá sử dụng thuốc trong bệnh lý hô hấp Tin Y tế

Tối ưu hoá sử dụng thuốc trong bệnh lý hô hấp

TTTĐ - Ngày 16/4, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức hội thảo Dược lâm sàng với chủ đề “Tối ưu hoá sử dụng thuốc trong bệnh lý hô hấp và các bệnh đồng mắc”.
Xem thêm