Tag

Thủ tướng: Xây dựng Chính phủ điện tử, an toàn phải đặt lên hàng đầu

Thời sự 23/07/2019 11:26
aa
TTTĐ- Sáng nay (23/7), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chủ trì hội nghị trực tuyến Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương.

Thủ tướng: Xây dựng Chính phủ điện tử, an toàn phải đặt lên hàng đầu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.

Bài liên quan

Thủ tướng: Xuất hiện "điểm đen" ngay tại cơ quan sát hạch lái xe

Thủ tướng: Mỗi thầy thuốc phải là chỗ dựa cho người bệnh theo tinh thần “trao hy vọng - nhận niềm tin”

Bổ nhiệm nữ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Phải xây dựng được mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cho biết, đây là công việc mới, việc khó, nên thường xuyên tổng kết, sơ kết rút kinh nghiệm là cần thiết.

Ngày 7/3/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025, trong đó, đã giao 83 nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, cơ quan. Đến nay, cơ bản các bộ, ngành, cơ quan đã ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết 17, bước đầu đạt kết quả.

Thủ tướng đề nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 17, đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong triển khai nói chung cũng như phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, tổ chức bộ máy để thực hiện nói riêng.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối trong xây dựng Chính phủ điện tử cần đặt lên hàng đầu.

Những tháng cuối năm nay, Thủ tướng yêu cầu, các bộ, tỉnh, thành tập trung triển khai kết nối liên thông, gửi, nhận văn bản điện tử theo Quyết định số 28 của Chính phủ; xây dựng các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành; cơ sở dữ liệu quốc gia; cổng dịch vụ công; hệ thống thông tin điện tử một cửa cấp bộ, cấp tỉnh; cung cấp dịch vụ trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo danh mục Thủ tướng Chính phủ đã ban hành; khả năng sẵn sàng kết nối chia sẻ dữ liệu với cổng dịch vụ công quốc gia.

Theo báo cáo của Tổ Công tác (thuộc Ủy ban Quốc gia Chính phủ điện tử), ngay từ đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, xác định năm nay là năm bứt phá trong xây dựng Chính phủ điện tử, trong đó tập trung hoàn thiện thể chế, triển khai thử nghiệm và đưa vào vận hành một số hệ thống thông tin nền tảng Chính phủ điện tử. Tháng 3/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 17 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025.

Đến nay, 100% các bộ, cơ quan ngang bộ và 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ TP.Hồ Chí Minh) đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử; 100% các bộ và 32/63 địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết 17 của Chính phủ.

Cùng với việc ban hành thể chế, việc xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử cũng được thực hiện. Cụ thể, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ và các cơ quan khác nghiên cứu xây dựng dự thảo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 và giữa tháng 6 vừa rồi đã trình Khung lên Thủ tướng Chính phủ…

Việc xây dựng các hệ thống Chính phủ điện tử đổi mới lề lối, phương thức làm việc, phục vụ người dân và doanh nghiệp cũng đã được thực hiện. Trong đó, đã triển khai gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước (từ giữa tháng 3 đến khoảng giữa tháng 7 này, đã có trên 68.200 văn bản gửi và 203.500 văn bản nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia); thiết lập Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet); xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và thiết lập Trung tâm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các hệ thống thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp cũng được triển khai như xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia; xây dựng, hoàn thiện Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh. Ngoài ra, tính đến quý 2/2019, các địa phương đã cung cấp 43.369 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Tổ công tác cũng cho rằng, một số nội dung triển khai chưa đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo, còn tình trạng lùi thời hạn, chưa chủ động trong thực hiện; tiến độ xây dựng một số cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin còn chậm hoặc gặp khó khăn trong việc bố trí kinh phí; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu còn rất hạn chế.

Mặc dù công tác gửi, nhận văn bản điện tử đã được triển khai rộng khắp nhưng việc đảm bảo giá trị pháp lý của văn bản điện tử chưa được đồng bộ; thể thức, hình thức chữ ký số văn bản của các bộ, ngành và địa phương chưa thống nhất. Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử tại một số địa phương chưa đảm bảo chức năng; số lượng dịch vụ công trực tuyến nhiều nhưng tỷ lệ phát sinh hồ sơ thấp, kém hiệu quả, có dịch vụ không phát sinh hồ sơ gây lãng phí.

Anh Đức

Đọc thêm

Ưu tiên số 1 cho công nghệ phục vụ công việc và người dân Tin tức

Ưu tiên số 1 cho công nghệ phục vụ công việc và người dân

TTTĐ - Thời gian tới, trong đầu tư hạ tầng cho các địa phương, ưu tiên số 1 là cho công nghệ phục vụ công việc, phục vụ người dân cũng như đầu tư cho y tế, giáo dục...
Các cơ quan hành chính mới hoạt động liên tục, thông suốt Tin tức

Các cơ quan hành chính mới hoạt động liên tục, thông suốt

TTTĐ - Sau 1 tuần vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương hai cấp với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, hoạt động của các đơn vị hành chính mới trên địa bàn TP Hà Nội đã được đảm bảo liên tục, thông suốt, không để xảy ra khoảng trống quyền lực.
Bảo đảm triển khai hiệu quả các quyết sách của Quốc hội Tin tức

Bảo đảm triển khai hiệu quả các quyết sách của Quốc hội

TTTĐ - Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội sẽ thường xuyên theo dõi, giám sát việc thi hành các luật, nghị quyết, kịp thời phản ánh những vấn đề bất cập để có giải pháp xử lý; bảo đảm triển khai hiệu quả quyết sách của Quốc hội.
Tăng cường giám sát việc thực hiện các chính sách, nghị quyết của HĐND Tin tức

Tăng cường giám sát việc thực hiện các chính sách, nghị quyết của HĐND

TTTĐ - Thường trực HĐND TP, các Ban của HĐND TP, các vị đại biểu HĐND TP tăng cường giám sát - nhất là việc triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy và thực hiện các cơ chế, chính sách, nghị quyết của HĐND TP để kịp thời nắm bắt vướng mắc, khó khăn, đề xuất các giải pháp tháo gỡ, bảo đảm các nghị quyết của HĐND TP đi vào thực tiễn, đạt hiệu quả thiết thực.
Kéo dài thời gian hỗ trợ phí cung cấp lý lịch tư pháp qua VNeID Tin tức

Kéo dài thời gian hỗ trợ phí cung cấp lý lịch tư pháp qua VNeID

TTTĐ - HĐND TP đồng ý việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 11/2024/NQ-HĐND ngày 15/5/2024 của HĐND TP Hà Nội quy định việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn TP Hà Nội đến hết ngày 31/12/2025.
Phân cấp quản lý một số lĩnh vực kinh tế - xã hội Tin tức

Phân cấp quản lý một số lĩnh vực kinh tế - xã hội

TTTĐ - Sáng 27/6, tại kỳ họp thứ 24, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hà Nội khi áp dụng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Khởi đầu cho những cải cách thể chế một cách căn cơ Thời sự

Khởi đầu cho những cải cách thể chế một cách căn cơ

TTTĐ - Sáng 27/6, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 35 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
Quyết tâm hành động vì đất nước, vì Nhân dân Thời sự

Quyết tâm hành động vì đất nước, vì Nhân dân

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Bổ sung quy định các tổ chức trực thuộc MTTQ Việt Nam Thời sự

Bổ sung quy định các tổ chức trực thuộc MTTQ Việt Nam

TTTĐ - Từ ngày 1/7/2025, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Bỏ một số chức danh Chỉ huy trưởng, Chính ủy trong Quân đội Thời sự

Bỏ một số chức danh Chỉ huy trưởng, Chính ủy trong Quân đội

TTTĐ - Với 100% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (451/451 đại biểu), sáng 27/6, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật về quân sự, quốc phòng. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2025.
Xem thêm