Tag

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh và đầu tư ASEAN

Tin tức 10/11/2022 17:11
aa
Chiều 10/11, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh và đầu tư ASEAN 2022.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Campuchia Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Campuchia Hun Sen chứng kiến lễ ký văn kiện hợp tác Toàn văn Tuyên bố chung giữa hai nước Việt Nam-Campuchia Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh Thủ tướng tham dự Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh và đầu tư ASEAN 2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh và đầu tư ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh và đầu tư ASEAN 2022 (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Với 4 phiên thảo luận, gồm Kinh tế ASEAN; Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và đầu tư vào ASEAN; ASEAN sẵn sàng cho kinh tế số; ASEAN xanh và phát triển bền vững, Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh và đầu tư ASEAN năm 2022 thu hút hàng trăm lãnh đạo, chính trị gia, nhà kinh tế, khoa học, doanh nhân trong khu vực ASEAN và thế giới.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trải qua hơn 5 thập niên phát triển, ASEAN đã trở thành cộng đồng kinh tế năng động, sáng tạo với hơn 650 triệu dân. Thành tựu này được xây dựng nhờ những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ; Doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ…

Cùng với những cơ chế hợp tác hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực, nổi bật là những tổ chức như ASEAN BAC, Hội đồng Kinh doanh Đông Á (EABC), các doanh nghiệp đã duy trì hợp tác chặt chẽ, cùng nhau đưa ASEAN vượt qua thử thách, trở thành một trong những điểm sáng về tăng trưởng và liên kết toàn cầu.

Trong những năm qua, Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh và đầu tư ASEAN đã phát huy vai trò là diễn đàn lớn nhất của doanh nghiệp trong khu vực, đề ra và triển khai giải pháp đột phá, mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp và người dân.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong một thế giới luôn biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro như ngày nay, để ứng phó với những thách thức mang tính toàn cầu cần phải có cách tiếp cận toàn cầu cùng những giải pháp toàn cầu, vượt qua khủng hoảng, phục hồi kinh tế. Điều này cần có sự nỗ lực, đoàn kết, chung tay vun đắp của tất cả 10 nước thành viên ASEAN cũng như của các bạn bè, đối tác.

Hơn 2 năm qua, cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 là minh chứng rõ ràng cho kết quả của sự chung tay, đoàn kết đó. Trong giai đoạn mang tính bước ngoặt này, khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội, thuận lợi, nhưng càng khó khăn lại càng phải phát huy tinh thần đoàn kết, kề vai, sát cánh, chia sẻ, cùng nhau hợp tác chặt chẽ hơn, phát triển, xây dựng niềm tin, tạo động lực cho phục hồi kinh tế khu vực cũng như thế giới.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan trong ASEAN cần triển khai hiệu quả Khuôn khổ phục hồi toàn diện đã được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị cấp cao lần thứ 37 cũng như các sáng kiến khác mà ASEAN đã thông qua, tập trung vào 3 định hướng: Phục hồi, Số hóa và Bền vững, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ để thúc đẩy phục hồi xanh.

Cùng với đó, cộng đồng doanh nghiệp ASEAN cần nắm chắc thời cơ, vận hội do RCEP mang lại - hiệp định thương mại tự do khu vực lớn nhất hiện nay, bao phủ 30% GDP toàn cầu và 30% dân số thế giới, qua đó thúc đẩy mở rộng liên kết thị trường, phát triển chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, hài hòa hóa các quy định về xuất xứ, thủ tục thuế quan, hải quan, kiểm dịch, tiêu chuẩn kỹ thuật.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho rằng các quốc gia thành viên ASEAN triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể ASEAN về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Hiệp định ASEAN về Thương mại điện tử, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối khu vực và phục hồi kinh tế.

Bên cạnh đó, ASEAN BAC phát huy vai trò tiên phong trong những hoạt động hợp tác, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ...; Đẩy mạnh chuyển dịch sang mô hình kinh tế tuần hoàn ưu việt, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh và đầu tư ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh và đầu tư ASEAN 2022 (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Cho rằng cần thúc đẩy hơn nữa nỗ lực chung, tăng cường hợp tác công - tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp, hơn lúc nào hết, cần đồng hành chặt chẽ cùng các chính phủ trong việc khởi xướng, đề xuất các ý tưởng, sáng kiến để thúc đẩy nền kinh tế khu vực phục hồi bền vững và có khả năng thích ứng cao hơn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng động quốc tế.

Đề cao và tôn trọng các nguyên tắc và bản sắc của ASEAN, Việt Nam luôn vì một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh và phát triển; thực hiện nghiêm túc các cam kết và nghĩa vụ thành viên, có nhiều đóng góp quan trọng cho tăng cường đoàn kết, xây dựng Cộng đồng ASEAN và thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2025 theo tinh thần “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, đã nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh và đầu tư ASEAN
Chiều 10/11, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh và đầu tư ASEAN 2022 (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Sau hơn 35 năm Đổi mới, quy mô nền kinh tế của Việt Nam năm 2022 ước đạt gần 400 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người hơn 4.000 USD; Quy mô thương mại khoảng 750 tỷ USD, thuộc nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do với trên 60 nước, vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn nhất trên thế giới và ngày càng đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, các chuỗi cung ứng. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng GDP cao, 9 tháng đạt 8,83%, ước cả năm đạt 8%.

Thủ tướng khẳng định, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế nói chung và ASEAN nói riêng, với tinh thần đoàn kết, chung tay cho phục hồi nhanh và phát triển bền vững, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, Việt Nam cam kết tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất.

Theo đó, Việt Nam giữ vững ổn định chính trị xã hội và kinh tế vĩ mô; tháo gỡ những điểm nghẽn của nền kinh tế về thể chế pháp luật, hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực; Phát triển các chuỗi cung ứng, giảm chi phí giao dịch, đặc biệt là chi phí về logistics và chi phí hành chính; xây dựng môi trường - chính sách ổn định, có tính dự báo cao, thực thi minh bạch và trách nhiệm giải trình; sẵn sàng hợp tác để đẩy mạnh kết nối hạ tầng kỹ thuật số, hướng tới khu vực phát triển kỹ thuật số đồng đều và bền vững; đồng hành cùng các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN cũng như các nước đối tác và nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất để tận dụng tối đa cơ hội kinh doanh, đầu tư.

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục chung tay với chính phủ các nước ASEAN, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, thích ứng với trạng thái bình thường mới, đẩy mạnh đầu tư, kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân và tạo ra giá trị mới cho xã hội và cộng đồng.

Thủ tướng tin tưởng phát huy “Tinh thần ASEAN”, chủ động, trách nhiệm, đoàn kết cùng nhau vượt qua thách thức, hướng tới tương lai tươi đẹp của ngôi nhà chung ASEAN; Góp phần vào thịnh vượng chung của người dân ASEAN, vào sự hợp tác nhiều mặt giữa các quốc gia thành viên ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác.

baotintuc.vn

Đọc thêm

Đoàn công tác Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Yên Bái Thời sự

Đoàn công tác Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Yên Bái

TTTĐ - Sáng 8/5, tại tỉnh Yên Bái, Đoàn công tác của Bộ Chính trị do đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, chiến lược Trung ương - Trưởng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; công tác hợp nhất 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
Cuộc cách mạng lớn trong hoạt động thanh tra Tin tức

Cuộc cách mạng lớn trong hoạt động thanh tra

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa Luật Thanh tra với việc xóa bỏ hàng loạt cơ quan thanh tra, là cuộc cách mạng rất lớn trong hoạt động thanh tra hòa chung vào cuộc cách mạng tinh gọn của hệ thống tổ chức bộ máy...
Làm rõ căn cứ tăng số Thẩm phán TAND tối cao lên 27 người Tin tức

Làm rõ căn cứ tăng số Thẩm phán TAND tối cao lên 27 người

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội nhất trí với đề nghị tăng số lượng Thẩm phán TAND tối cao từ 13 đến 17 người (theo quy định Luật hiện hành) lên 23 đến 27 người nhưng đề nghị làm rõ căn cứ và tính hợp lý.
Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân Tin tức

Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân

TTTĐ - Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, mục tiêu của việc cải cách tư pháp là phải gần dân, sát dân, bảo vệ dân, khắc phục những vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn, sẵn sàng đáp ứng cho sự phát triển.
Ngày 9/5, Quốc hội thảo luận sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt Tin tức

Ngày 9/5, Quốc hội thảo luận sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

TTTĐ - Sáng 9/5, Quốc hội sẽ thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Băn khoăn việc áp dụng chung một trình tự trong hoạt động thanh tra Tin tức

Băn khoăn việc áp dụng chung một trình tự trong hoạt động thanh tra

TTTĐ - Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà băn khoăn về sự phù hợp và tính khả thi của việc áp dụng chung một trình tự, thủ tục đối với hoạt động thanh tra. Đại biểu nhận định về bản chất, quy định này bao gồm hai loại là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành hiện đang được luật hiện hành quy định thực hiện theo trình tự, thủ tục khác nhau.
Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội Tin tức

Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội

TTTĐ - Ngày 7/5, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội ký ban hành Quyết định số 8568-QĐ/TU kiện toàn nhân sự các tiểu ban chuẩn bị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố.
Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện Tin tức

Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện

TTTĐ - Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) với đề xuất tái cấu trúc toàn diện hệ thống thanh tra theo hướng tinh gọn, bỏ cấp thanh tra chuyên ngành và cấp huyện...
Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng Tin tức

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

TTTĐ - Với việc đa dạng, linh hoạt các hình thức lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2014, đại biểu Quốc hội kỳ vọng việc sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ tạo nên một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, nhận được sự quan tâm và tham gia tích cực của Nhân dân...
Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện Tin tức

Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện

TTTĐ - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) đề xuất kết thúc hoạt động của VKSND cấp cao và cấp huyện từ ngày 1/7/2025.
Xem thêm