Tag

Thủ tướng chỉ đạo cần có các giải pháp đột phá cho ngành du lịch

Du lịch 15/03/2023 09:52
aa
TTTĐ - Sáng 15/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023 với chủ đề “Đẩy nhanh phục hồi – Tăng tốc phát triển”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết tâm xây dựng 2 tuyến đường huyết mạch Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng Thủ tướng thành lập 5 tổ công tác đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng phát biểu khai mạc Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng phát biểu khai mạc Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Hội nghị diễn ra sau đúng 1 năm Việt Nam mở cửa du lịch trở lại (15/3/2022).

Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, lãnh đạo các bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố và các hiệp hội, doanh nghiệp về du lịch, các hãng hàng không.

Ngày 15/3/2022 là dấu mốc quan trọng của du lịch Việt Nam, nỗ lực trở lại sau thời gian dài "ngủ đông" do dịch COVID-19. Đến tháng 3/2023, một năm sau dấu mốc này, du lịch Việt Nam đã gặt hái được thành công nhất định, nhất là "bùng nổ" du lịch nội địa.

Mở cửa du lịch trở lại từ ngày 15/3/2022, Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) nhận định là một trong những nước có chính sách mở cửa cởi mở trên thế giới. Toàn ngành đã có cơ hội lớn để thúc đẩy du lịch phục hồi sau COVID-19.

Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2022 đạt gần 3,7 triệu lượt người, tổng thu từ khách du lịch đạt 495 nghìn tỷ đồng (vượt trên 23% so với kế hoạch năm 2022).

Chỉ số về năng lực phát triển du lịch của Việt Nam tăng 8 bậc so với năm 2019, xếp hạng 52/117 nền kinh tế. Với 6/17 chỉ số trụ cột được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới, du lịch Việt Nam là một trong ba nước có mức tăng trưởng cao nhất.

Tuy vậy, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn cần khắc phục.

Tại Hội nghị, các đại biểu sẽ cùng thảo luận các tình hình ngành du lịch, các khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề ra các giải pháp để ngành du lịch "cất cánh".

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Đại dịch COVID-19 đã gây thiệt hại nặng nề đối với các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch

Phát biểu ý kiến khai mạc Hội nghị, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đại dịch COVID-19 đã gây thiệt hại nặng nề đối với các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, chúng ta đã vượt qua đại dịch. Đảng, Nhà nước đã hết sức quan tâm, nắm bắt tình hình để đưa ra các giải pháp, đối sách phù hợp. Chúng ta cần suy nghĩ để có thêm bài học kinh nghiệm đối phó với những vấn đề mới nổi lên.

Khi đại dịch xảy ra, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa hiểu biết hết về virus, do đó phải dùng biện pháp hành chính để chống dịch bằng các Chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ. Lúc đầu, với các chủng virus cũ, biện pháp này có hiệu quả khi quy mô lây lan chưa nhiều, nhưng khi xuất hiện các biến chủng mới, dịch bùng phát lớn hơn, chúng ta chuyển biện pháp chống dịch từ biện pháp hành chính sang chống dịch bằng biện pháp chuyên môn, khoa học, thực hiện chiến lược vaccine gồm 3 thành tố (quỹ vaccine, ngoại giao vaccine và chiến dịch tiêm chủng miễn phí lớn nhất trong lịch sử), đúc rút các trụ cột phòng chống dịch (xét nghiệm, cách ly, điều trị) và công thức phòng chống dịch là 5K (sau chuyển thành 2K)+vaccine+thuốc+điều trị+công nghệ+ý thức người dân và các biện pháp khác.

Các đại biểu dự Hội nghị tại đầu cầu Văn phòng Chính phủ - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu dự Hội nghị tại đầu cầu Văn phòng Chính phủ - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thực hiện kết luận của Trung ương, chúng ta chuyển từ trạng thái "zero COVID" sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Và cách đây đúng 1 năm, ngày 15/3/2022, khi dịch COVID-19 được kiểm soát khá vững chắc, chúng ta đã quyết định mở lại hoàn toàn các hoạt động du lịch, dỡ bỏ hoàn toàn hạn chế nhập cảnh, đón khách quốc tế sớm.

Đây là những bước chuyển có ý nghĩa bước ngoặt, giúp chúng ta thành công trong kiểm soát dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, khẳng định chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ là đúng đắn.

Nhìn lại những năm phòng, chống dịch vừa qua, ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề. Mặc dù là nước đông dân, đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi song Việt Nam là nước chống dịch và kiểm soát dịch bệnh tốt, mở cửa sớm. Tuy nhiên, so các nước trong khu vực, năm 2022, chúng ta chưa đạt mục tiêu thu hút khách du lịch.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Làm rõ nguyên nhân "đi trước về chậm"

Do đó, Hội nghị này được tổ chức nhằm nhìn lại việc phát triển ngành du lịch thời gian qua, đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được, trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Các đại biểu sẽ đưa ra nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới để vượt qua những khó khăn, biến nguy thành cơ, tận dụng những kinh nghiệm, thời cơ đã có, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước và của ngành du lịch so các nước trong khu vực và thế giới để phát triển nhanh và bền vững.

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta cần triển khai Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn. Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung suy nghĩ, nghiên cứu, đánh giá việc phát triển ngành du lịch đi đúng hướng chưa, đã tận dụng tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, từng vùng, cả nước chưa.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như đại dịch COVID-19, xung đột Nga - Ukraine, những khó khăn mà cả thế giới phải đối mặt, thì đâu là nguyên nhân chủ quan khi mà du lịch Việt Nam mở cửa sớm nhưng lại "đi trước về chậm"? Tại sao tỷ lệ khách du lịch quốc tế trở lại Việt Nam còn thấp? Các giải pháp đúng và trúng chưa? Tại sao vẫn có tình trạng manh mún trong du lịch? Chúng ta đã làm tốt công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa? Vì sao thông tin cho khách du lịch còn thiếu, yếu mặc dù đã thúc đẩy kinh tế số, chuyển đổi số?

Thủ tướng chỉ đạo cần có các giải pháp đột phá cho ngành du lịch
Thủ tướng đề nghị các đại biểu "hiến kế" phát triển du lịch - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp đột phá trong thời gian tới, nhất là vấn đề hạ tầng, xúc tiến và quảng bá như thế nào? Cùng với đó là vấn đề vệ sinh môi trường, vấn đề huy động nguồn lực hợp tác công tư để phát triển du lịch, chính sách visa…

Thủ tướng khẳng định cần phát triển du lịch gắn với công nghiệp văn hoá, công nghiệp giải trí, du lịch không thể phát triển một mình, du lịch không thể phát triển nếu hạ tầng, văn hóa không phát triển, du lịch không thể phát triển mạnh nếu công nghiệp văn hóa không phát triển mạnh, bền vững.

Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội, người dân phải chung tay phát triển ngành du lịch, tìm ra hướng đi phù hợp trên cơ sở điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của đất nước, linh hoạt, không máy móc. Thủ tướng gợi ý nên chăng có phong trào chung tay xây dựng đất nước xanh, sạch, đẹp để phát triển kinh tế-xã hội và du lịch nhanh, bền vững.

Thủ tướng cho biết, sau hội nghị này, Chính phủ dự kiến ban hành một Nghị quyết để tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch, tương tự như các nghị quyết sau các hội nghị của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, việc bảo đảm thuốc, vật tư y tế… Chính phủ sẽ triển khai các công việc thuộc thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì đề xuất, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thủ tướng mong các đại biểu hiến kế để chọn việc trọng tâm, trọng điểm, bố trí nguồn lực, sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả, làm việc nào dứt việc đó.

Đọc thêm

Quảng Ninh chốt lịch trình sự kiện Carnaval Hạ Long 2025 Du lịch

Quảng Ninh chốt lịch trình sự kiện Carnaval Hạ Long 2025

TTTĐ - Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức Carnaval Hạ Long 2025 tại Bãi Cháy, thu hút hàng nghìn diễn viên, nghệ sĩ chuyên nghiệp tham gia.
Sun World Hon Thom áp dụng ưu đãi đặc biệt từ tháng 4 này Du lịch

Sun World Hon Thom áp dụng ưu đãi đặc biệt từ tháng 4 này

TTTĐ - Từ tháng 4, du khách khi mua vé trải nghiệm cáp treo 3 dây dài nhất thế giới tại Sun World Hon Thom, Phú Quốc được tặng kèm một đơn vị đồ uống là 1 lít bia thủ công Sun Kraft Beer hoặc nước trái cây miễn phí, cùng muôn vàn ưu đãi hấp dẫn khác.
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Khám phá "Miền xanh Di sản" Quảng Nam với nhiều trải nghiệm độc đáo Nhịp điệu cuộc sống

Khám phá "Miền xanh Di sản" Quảng Nam với nhiều trải nghiệm độc đáo

TTTĐ - Với mục tiêu thu hút du khách trong và ngoài nước, Quảng Nam chính thức khởi động chương trình kích cầu du lịch năm 2025 mang tên "Quảng Nam - Miền xanh Di sản" với tổng giá trị ưu đãi lên đến 10 tỷ đồng.
Săn tour giá rẻ tại Ngày hội Du lịch TP Hồ Chí Minh Du lịch

Săn tour giá rẻ tại Ngày hội Du lịch TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Sáng 3/4, tại Công viên 23/9 (Quận 1, TP Hồ Chí Minh) đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội Du lịch TP Hồ Chí Minh lần thứ 21 năm 2025, mở đầu cho chuỗi hoạt động sôi động, đầy màu sắc và cảm hứng. Sự kiện không chỉ là điểm nhấn quan trọng của ngành Du lịch thành phố mà còn là lời chào mừng ý nghĩa hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Quảng bá hình ảnh Thủ đô thông qua Lễ hội Quà tặng du lịch Du lịch

Quảng bá hình ảnh Thủ đô thông qua Lễ hội Quà tặng du lịch

TTTĐ - Để kích cầu du lịch, từ ngày 11 – 13/4, Hà Nội sẽ tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng Du lịch năm 2025. Đây là hoạt động kích cầu du lịch thường niên, nhằm quảng bá hình ảnh Thủ đô với thông điệp “Hà Nội - Đến để yêu”, điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”.
Bài 4: Chuyên gia Pháp nói gì về cải tạo không gian hồ Hoàn Kiếm? Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Chuyên gia Pháp nói gì về cải tạo không gian hồ Hoàn Kiếm?

TTTĐ - KTS Emmanuel Cerise, Trưởng đại diện Vùng Région Ile-de-France tại Hà Nội, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam (PRX - Vietnam), từng tham gia nhiều dự án quy hoạch, chỉnh trang đô thị tại Hà Nội. Xoay quanh việc triển khai dự án cải tạo không gian hồ Hoàn Kiếm và khu vực phụ cận đang được TP Hà Nội triển khai, KTS Emmanuel Cerise đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô.
Nghi Lan - Nơi thời gian ngừng trôi Du lịch

Nghi Lan - Nơi thời gian ngừng trôi

TTTĐ - Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến du lịch lý tưởng để hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp và khám phá những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của Đài Loan (Trung Quốc), Nghi Lan chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Mỗi địa điểm tại đây đều ẩn chứa những câu chuyện và trải nghiệm độc đáo, khó quên.
Du lịch Cát Bà chưa bao giờ “đáng đồng tiền” đến vậy Du lịch

Du lịch Cát Bà chưa bao giờ “đáng đồng tiền” đến vậy

TTTĐ - Khám phá trọn vẹn kinh nghiệm du lịch Cát Bà 2 ngày 1 đêm tự túc: gợi ý lịch trình, cách đi, ăn gì, chơi gì cho chuyến đi biển đảo đáng nhớ.
Độc đáo đồi hoa anh đào giữa núi rừng Tây Bắc Du lịch

Độc đáo đồi hoa anh đào giữa núi rừng Tây Bắc

TTTĐ - Không phải xứ Phù Tang xa xôi, ngay lòng núi rừng Tây Bắc Việt Nam cũng đang có một đồi hoa anh đào bung nở rực rỡ chào hè.
Xem thêm