Thủ đô Indonesia có thể bị chìm trong tương lai
![]() |
Jakarta là một trong những thành phố chìm nhanh nhất thế giới do sự gia tăng của mực nước biển và sai lầm trong quản lý
Bài liên quan
Cuba: mở rộng truy cập Internet tại nhà riêng và các doanh nghiệp
Du lịch nông nghiệp: “Mũi tên” trúng nhiều đích
Phụ nữ Hàn Quốc muốn thoát khỏi vẻ đẹp hoàn hảo
Thanh niên Nhật thuê xe… để ngủ
Châu Á - “sân chơi” của các băng đảng ma túy
Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thành phố Vlapostok
Kỷ nguyên “Made in Bangladesh” bắt đầu
Tốc độ chìm nhanh nhất thế giới
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và tổ chức, trong đó có Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), có khoảng 4.000 đô thị lớn ven biển (dân số trên 150.000 người) trên khắp thế giới đang bị đe dọa bởi nước biển dâng. Thủ đô Jakarta đang đứng ở vị trí đầu tiên.
Các chuyên gia ước tính một phần ba Jakarta, nơi sinh sống của hàng triệu người, có thể chìm dưới biển vào năm 2050. Đây là hệ quả của việc xây dựng ồ ạt các toà nhà chọc trời trong nhiều thập kỷ cộng với việc không tuân thủ quy hoạch đô thị và sai lầm của các quan chức, những người đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung.
Tốc độ sụt lún đáng lo ngại ở Jakarta còn do một nguyên nhân lớn nữa từ việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm của cư dân thành phố. Tại những khu vực không đủ nước máy sinh hoạt, người dân buộc phải khoan giếng vì không còn lựa chọn khác. Các chuyên gia cũng xác nhận việc cơ quan cấp nước mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nước sinh hoạt của Jakarta. Gần đây, chính quyền thành phố mới gấp rút siết lại việc khai thác nước ngầm.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Jakarta sụt lún khoảng 4 - 10cm mỗi năm tùy từng khu vực. Tình trạng này trở nên đáng lo ngại hơn tại phía Bắc Jakarta.Theo ông Heri Andreas, Học viện Công nghệ Bandung (Indonesia), tại một số khu vực phía Bắc Jakarta, nơi thấp hơn mực nước biển từ 2 - 4m, nay lại chìm xuống khoảng 20cm mỗi năm.
Tại huyện Muara Baru, một tòa nhà lớn của công ty chế biến cá đã bị bỏ hoang vì lún ngập hết tầng trệt. Khoảng 6 tháng một lần, nhiều tòa biệt thự sang trọng nhìn ra biển lại phải sửa chữa, khắc phục những vết nứt trên tường do tình trạng sụt lún gây ra.
“Jakarta đang lún xuống. Nếu tiếp tục bị sụt lún với tốc độ tương tự, 95% diện tích phía Bắc Jakarta sẽ chìm dưới nước vào năm 2050”, ông Andreas nói.
Hiện tượng ấm lên toàn cầu làm mực nước biển tăng càng đe dọa trầm trọng sự tồn tại của Jakarta. Thành phố này rất dễ bị ngập lụt, đặc biệt là vào mùa mưa. Hồi đầu năm 2007, Jakarta đã phải hứng chịu trận lũ lớn, làm khoảng 80 người thiệt mạng và 500.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Không chỉ riêng Jakarta, nhiều thành phố ven biển trên toàn thế giới đều đang bị ảnh hưởng vì tình trạng nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Chuyên gia Gilles Erkens thuộc Viện nghiên cứu Delstares ở Utrecht (Hà Lan), từ bốn năm trước đã từng cảnh báo nhiều khu vực của Jakarta, Bangkok (Thái Lan) và các khu vực ven biển khác sẽ chìm trong nước biển, trừ khi các địa phương này có hành động kịp thời.
![]() |
Xây dựng bức tường khổng lồ
Trước tình hình đó, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết kế hoạch xây bức tường nhằm cứu thủ đô Jakarta khỏi nguy cơ chìm xuống biển cần sớm được triển khai. Đây vốn là dự án được khởi động nghiên cứu từ hơn 10 năm trước.
Theo ước tính, công trình xây tường chống ngập cho Jakarta sẽ tiêu tốn khoảng 42 tỷ USD. Quá trình sẽ bao gồm ba giai đoạn, gồm gia cố 30km đập ngăn biển, xây thêm 17 công trình chặn nước biển và những bức tường khổng lồ ở phía Đông và phía Tây vịnh Jakarta để ngăn triều cường.
Dù vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, ông Widodo khẳng định sẽ quyết tâm để thông qua dự án trọng yếu xây tường bọc quanh thành phố Jakarta. Nhiều người lo ngại về mức chi phí khổng lồ của dự án cũng như mối đe doạ tiềm tàng đối với ngành công nghiệp thủy sản.
“Dự án khổng lồ này cần được hoàn thiện nhanh chóng để ngăn Jakarta chìm xuống dưới biển”, ông Widodo nói.
Nhà lãnh đạo tái đắc cử của Indonesia cũng chia sẻ tham vọng rằng Indonesia sẽ xây dựng một thủ đô hành chính mới. Thủ đô mới sẽ chỉ bao gồm trụ sở chính phủ, các cơ quan chức năng và hạ tầng phù hợp cho trên dưới một triệu dân. Nó sẽ được đặt ở ngoài đảo Java, nơi hiện có 57% dân số nước này sinh sống.
“Chúng ta cần phải tách biệt thủ đô hành chính và trung tâm thương mại - tài chính là Jakarta. Chúng tôi không muốn mọi sự thịnh vượng đều tập trung ở Java và nên san sẻ tới những nơi khác”, ông Widodo nói.
Trung tâm thủ đô Jakarta có dân số khoảng 10 triệu người song toàn bộ vùng này hiện có 30 triệu người sinh sống. Chỉ riêng nạn tắc đường tại đây mỗi năm đã gây thiệt hại tương đương 7 tỷ USD.
Cũng có nhiều quốc gia đã di dời thủ đô như vậy. Gần đây nhất tại châu Á, mọi người đã chứng kiến Myanmar di dời thủ đô Yangon về Naypyitaw. Kazakhstan cũng hành động tương tự. Brazil hay Australia cũng có một thủ đô cách biệt với các trung tâm thương mại.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%
