Tag

Thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong trái tim thế hệ trẻ

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 06/01/2025 14:15
aa
TTTĐ - Những câu chuyện từ chiến trường Thành cổ Quảng Trị, phong trào "Ba sẵn sàng" đến khát vọng hòa bình, được các nhân chứng lịch sử chia sẻ tại chương trình “Ngòi pháo Chín tháng Giêng” đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong trái tim thế hệ trẻ.
Xây dựng thế hệ thanh niên giàu lòng yêu nước, tự lực, tự cường Khơi dậy lòng yêu nước của tuổi trẻ qua các câu chuyện lịch sử

Sáng 6/1, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên (9/1/1950 - 9/1/2025), Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tổ chức chương trình nói chuyện truyền thống “Ngòi pháo Chín tháng Giêng”.

Qua chương trình, Ban tổ chức mong muốn các bạn học sinh hiểu sâu sắc về lịch sử của phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên từ thời kỳ kháng chiến cứu quốc và khơi dậy lòng tự hào, khát vọng cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn thể thế hệ học sinh, sinh viên.

Tiết mục văn nghệ của các bạn học sinh tại chương trình
Tiết mục văn nghệ của các bạn học sinh tại chương trình

Chương trình được tổ chức tại Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, nơi khởi nguồn phong trào “Ba sẵn sàng”. Với khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, hàng vạn sinh viên viên từ các trường đại học đã tình nguyện nộp đơn xin nhập ngũ, chiến đấu và hy sinh anh dũng, góp phần mở đầu phong trào cách mạng sôi nổi, hào hùng của lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam thế kỉ XX.

Khách mời giao lưu tại chương trình có, nhà báo Phùng Huy Thịnh - nguyên là trinh sát pháo binh thuộc Sư đoàn 325 bảo vệ Thành cổ Quảng Trị; Đại tá. TS. Đặng Đức Quy - Bí thư chi bộ TDP17, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, chiến sĩ tham gia phong trào Ba sẵn sàng, xung phong lên đường nhập ngũ tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972; Nhạc sĩ Trương Quý Hải - chiến sĩ Sư đoàn 356 tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang giai đoạn 1979 - 1989.

Các vị khách mời giao lưu tại chương trình
Các vị khách mời giao lưu tại chương trình

Nhớ lại khí thế ngày ấy, nhà báo Phùng Huy Thịnh - nguyên là trinh sát pháo binh thuộc Sư đoàn 325 bảo vệ Thành cổ Quảng Trị cho biết: “Tôi đã từng chết hụt hơn 20 lần trước những trận bắn của kẻ địch. Nhưng tôi không sợ. Trước đó, chúng tôi - sinh viên khoa Văn của Trường Đại học Tổng hợp cùng hàng trăm thầy trò của 33 trường đại học, cao đẳng tình nguyện viết thư bằng máu với tinh thần sẵn sàng gác bút nghiên lên đường đánh giặc”.

Với Đại tá. TS. Đặng Đức Quy, một người chiến sĩ từng tham gia phong trào Ba sẵn sàng, xung phong lên đường nhập ngũ tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị. Năm 1972 khi trở về, sống ở thời bình, ông đã luôn trăn trở, làm sao để truyền tải giá trị văn hóa, truyền thống hào hùng của thế hệ trước tới thế hệ trẻ hôm nay.

Thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong trái tim thế hệ trẻ
Đại tá. TS. Đặng Đức Quy chia sẻ tại chương trình

“Ngày ấy, hàng vạn sinh viên ưu tú, tinh hoa của đất nước phải đưa ra mặt trận, vì đất nước lâm nguy, không ai có thể ngồi nhà. Tình yêu Tổ quốc, tình yêu đất nước và lòng tự trọng là điều thôi thúc chúng tôi sẵn sàng. Vì vậy, trong những lúc khó khăn nhất, đối diện với cái chết, chúng tôi vẫn luôn có một niềm tin sẽ chiến thắng, sẽ sống. Hôm nay, tôi còn cơ hội ngồi đây, để chứng minh điều đó”, Đại tá. TS. Đặng Đức Quy chia sẻ.

Câu chuyện của các nhân chứng lịch sử không chỉ là những hồi ức xúc động mà còn là lời nhắn nhủ sâu sắc đến thế hệ trẻ hôm nay. Anh Nguyễn Đức Nguyên, Phó Trưởng ban Thanh niên Trường học Trung ương Đoàn, chia sẻ: “Những câu chuyện từ các nhân chứng lịch sử đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong lòng mỗi bạn trẻ. Thế hệ hôm nay có nhiệm vụ viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc bằng tri thức, sự sáng tạo và lòng nhiệt huyết”.

Chương trình "Ngòi pháo Chín tháng Giêng" không chỉ là một dịp để ôn lại những ký ức lịch sử mà còn là lời nhắc nhở cho thế hệ trẻ về trách nhiệm với Tổ quốc. Khi chiến tranh đã qua đi, điều còn lại là những câu chuyện anh hùng mà chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy, để không quên đi sự hy sinh của lớp người đi trước và biết ơn vì những gì chúng ta đang có hôm nay.

Ngày 9/1/1950, Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh, sinh viên các trường cùng nhiều giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt và mở lại trường học. Đoàn biểu tình đã bị đàn áp dã man. Cuộc đàn áp đẫm máu ngày 9/1/1950 và tinh thần chiến đấu hy sinh oanh liệt của anh Trần Văn Ơn làm dấy lên trong học sinh, sinh viên, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn lòng căm thù giặc và ý chí đấu tranh kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược và bè lũ tay sai.

Với sự kiện lịch sử đó, noi gương và ghi nhận tinh thần đấu tranh bất khuất của anh Trần Văn Ơn và học sinh, sinh viên trong những ngày đầu kháng chiến, Đại hội toàn quốc Liên đoàn thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 2/1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 9/1 hàng năm làm Ngày truyền thống học sinh - sinh viên. Hình ảnh học sinh, sinh viên đã cầm bút và cầm súng, trở thành ngọn lửa thiêng liêng của phong trào cách mạng.

Đọc thêm

Trao tặng 50 bức ảnh phục dựng đến gia đình liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trao tặng 50 bức ảnh phục dựng đến gia đình liệt sĩ

TTTĐ - Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã trao di ảnh phục dựng chân dung liệt sĩ cho mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân, gia đình các liệt sỹ trên địa bàn Thành phố.
“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát Nhịp sống trẻ

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Với tinh thần “có của góp của, có công góp công”, tuổi trẻ Thủ đô tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ

TTTĐ - Tình yêu Tổ quốc - một khái niệm thiêng liêng, không chỉ gắn liền với những hành động hay những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước mà với thế hệ trẻ hôm nay, lòng yêu nước được ươm mầm và thể hiện một cách dung dị, chân thành từ những hành động nhỏ bé trong cuộc sống, đặc biệt trong những ngày tháng Tư lịch sử vừa diễn ra.
Chàng trai “tô màu kí ức” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai “tô màu kí ức”

TTTĐ - “Khi thấy người thân liệt sĩ ngắm thật lâu những bức ảnh được phục chế, ôm vào ngực rồi khóc, tôi thấy việc mình làm thật sự ý nghĩa”, anh Lê Văn Phúc, Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2024 chia sẻ. Đó cũng là động lực để chàng trai người Phú Xuyên (Hà Nội) bền bỉ phục dựng ảnh liệt sĩ miễn phí và trao tặng đến nhiều gia đình suốt hơn 5 năm qua. Nhiều người gọi anh Phúc với cái tên chàng trai “tô màu ký ức”.
Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Quận Cầu Giấy tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ”.
“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng, kinh tế số bùng nổ và chuyển đổi số trở thành dòng chảy chính của thời đại, khởi nghiệp, lập nghiệp không còn là hành trình đơn thuần của cá nhân. Với thế hệ trẻ, đó là câu chuyện của bản lĩnh, sáng tạo, đặc biệt là sự “giải phóng tư duy” - điều kiện tiên quyết để dấn thân và bứt phá.
Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo

TTTĐ - Với công nghệ thực tế ảo (VR) và 3D, một người chưa từng đến Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc ngồi bên kia bán cầu cũng có thể trải nghiệm không gian, cấu trúc của tòa nhà một cách trực quan. Đây là điểm nổi bật của dự án sử dụng công nghệ 3D và VR360 tái hiện các chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được một nhóm bạn trẻ Thủ đô thực hiện.
Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Thành đoàn Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều mô hình hiệu quả nhằm hỗ trợ thanh niên Thủ đô làm chủ công nghệ, phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Những hoạt động thiết thực của thanh niên góp phần xây dựng thành phố thông minh, đưa Thủ đô cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

TTTĐ - Sáng 30/4, tại Lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2025.
Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ

TTTĐ - Tại buổi lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia, nhân kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025), đại diện thế hệ trẻ Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Thành đoàn TP Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, em Huỳnh Mạnh Phương bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.
Xem thêm