Tag

Thiếu nhi vào vai đại biểu Quốc hội

Đối thoại với Thanh niên 09/09/2023 08:11
aa
TTTĐ - Lần đầu tiên phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” được tổ chức tại hội trường Diên Hồng (tòa nhà Quốc hội). Các em thiếu nhi được đóng vai Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Quốc hội, các bộ trưởng để góp tiếng nói về phòng chống bạo lực học đường, tại nạn thương tích, xâm hại và bảo vệ an toàn cho trẻ trên không gian mạng.
326 đại biểu tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ I, 2023

Trước phiên họp toàn thể diễn ra vào sáng mai (10/9), các đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ I, năm 2023 đã chia sẻ cảm xúc, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng.

Thiếu nhi vào vai đại biểu Quốc hội
Đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"

Tự tin sử dụng mạng an toàn

Đặng Cát Tiên (học sinh lớp 9, trường THCS Thái Nguyên, tỉnh Khánh Hòa) cảm thấy vô cùng tự hào khi là một trong những đại biểu tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ I, năm 2023. Theo Tiên, phiên họp giả định có ý nghĩa rất lớn, nơi trẻ em được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và được lãnh đạo các cấp quan tâm, ghi nhận.

Đặng Cát Tiên
Đặng Cát Tiên

“Hai chủ đề của phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” gồm: “Bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng” và “Phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em” là những vấn đề rất nóng. Vì vậy, em mong rằng những đề xuất kiến nghị của trẻ em sẽ được giải quyết”, Cát Tiên chia sẻ.

Trước tình trạng nhiều hình ảnh, video trẻ bị xâm hại tình dục tràn lan trên không gian mạng, Cát Tiên cho rằng cần có giải pháp giúp trẻ em biết bảo vệ bản thân, có kỹ năng sống. Đặc biệt, trẻ em cần có kỹ năng tham gia môi trường mạng.

Cát Tiên đề xuất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về an toàn trực tuyến cho trẻ em; Tích hợp chương trình giảng dạy về an toàn trực tuyến vào giáo trình học đường để tạo ra một thế hệ trẻ thông thái, tự tin và biết sử dụng mạng an toàn. Đặc biệt, chúng ta cần có các chính sách, quy định rõ ràng với từng lứa tuổi cũng như áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm để đánh dấu sự không khoan nhượng đối với việc xâm hại trẻ em trên mạng.

Các bộ, ngành cùng chăm lo

Lê Quang Vinh
Lê Quang Vinh

Lê Quang Vinh, học sinh lớp 9A trường TH& THCS Cửu Long (huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) cũng là một trong những gương mặt nổi bật tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ I. Vinh từng đạt Huy chương Đồng Olympic tiếng anh cấp quốc gia; Giải Nhất Olympic tiếng Anh trên Internet; Giải Ba kỳ thi giỏi cấp tỉnh; Chi đội trưởng tại Liên hoan Chỉ huy đội giỏi toàn quốc lần thứ IV năm 2023; Giải Nhất Liên hoan chỉ huy Đội giỏi cấp tỉnh.

Được lựa chọn tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ I, Vinh đã dày công chuẩn bị cả kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt, cậu học trò xem nhiều phiên họp Quốc hội để học tập phong cách của các đại biểu.

“Em mong muốn lan tỏa đến trẻ em cả nước thông điệp: "Chúng ta cần nói lên ý kiến của mình". Nếu nói lên được thì mọi việc sẽ được giải quyết, vì trẻ em hiểu bản thân mình nhất. Em cũng muốn các bạn có thêm thông tin, hiểu biết về cách tương tác lành mạnh sáng tạo trên môi trường mạng cũng như phòng, tránh tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em”, Vinh chia sẻ.

Với những chủ đề của phiên họp giả định, Vinh đề xuất tăng cường những buổi tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với trẻ em. Trong đó, Bộ Giáo dục sẽ kết hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để lồng ghép vào chương trình học, nhất là môn tin học, kiến thức làm thế nào để trẻ em có thể tự bảo vệ bản thân trên môi trường mạng, cách kiểm soát thông tin cá nhân.

Bộ Giáo dục sẽ kết hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tạo ra nhiều talkshow, các buổi gặp mặt trẻ em nhằm cung cấp nhiều thông tin, giúp các em tích lũy kinh nghiệm, từ đó tạo ra lá chắn vững chắc giúp các em tránh xa những thông tin xấu trên mạng. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ kết hợp Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cung cấp thêm nhiều thông tin về cách phục hồi tâm lý cho trẻ em sau khi bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng bởi những thông tin xấu, độc.

Tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường trực quan

Bùi Thị Quỳnh Chi
Bùi Thị Quỳnh Chi

Bùi Thị Quỳnh Chi, học sinh lớp 9C, trường THCS Hoàng Xuân Hãn, Đức Thọ, Hà Tĩnh, hiện là Liên đội phó của trường. Quỳnh Chi từng tham gia rất nhiều chương trình, hoạt động, làm MC - dẫn các chương trình thiếu nhi, như: Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Hà Tĩnh, Ngày hội thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn, Ngày hội điều em muốn nói… Quỳnh Chi từng đoạt giải Nhất Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022, giải thưởng Kim Đồng.

Theo Chi, phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” là nơi mà trẻ em có thể nói lên tiếng nói của mình, vì không ai hiểu vấn đề trẻ em hơn chính các em. Quan tâm đến vấn đề phòng chống bạo lực học đường, cô học trò cho rằng cần phát huy hơn nữa vai trò của các nhà trường.

“Hiện một số trường chưa thực sự quan tâm đến phòng chống bạo lực học đường. Cách tuyên truyền cũng chưa đổi mới, khi có những bài diễn thuyết rất dài khiến trẻ em cảm thấy nhàm chán. Vì vậy, em mong các nhà trường thay đổi cách tuyên truyền bằng những hình ảnh, video sinh động dễ nhớ, dễ hiểu… từ đó, học sinh biết cách và cùng lên tiếng phòng chống bạo lực học đường”, Chi chia sẻ.

Tại phiên họp giả định Quốc hội trẻ em, Chi được giao nhiệm vụ làm tổ trưởng tổ 3. Cô học trò cho biết, bản thân sẽ lắng nghe, trao đổi ý kiến từ các bạn trong tổ và tổng hợp kiến nghị của các bạn ở địa phương nơi ở, nhằm có cái nhìn khách quan nhất về những vấn đề mà trẻ em đang gặp phải và đưa ra giải pháp.

Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ I do Trung ương Đoàn chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức. Đây là hoạt động nhằm thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em; Khẳng định sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; phát huy vai trò của tổ chức Đoàn là tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em.

Đại biểu tham gia phiên họp giả định tập trung thảo luận hai chủ đề: Bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng; Phòng chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em. Các ý kiến của đại biểu trẻ em nêu trong phiên họp giả định sẽ được gửi đến lãnh đạo các bộ, ngành và các cơ quan của Quốc hội.

Phiên họp giả định toàn thể sẽ diễn ra tại hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội vào sáng 10/9 do trẻ em tham gia điều hành.

Đọc thêm

3 yêu cầu "đặt hàng" của Thủ tướng với thanh niên Việt Nam Đối thoại với Thanh niên

3 yêu cầu "đặt hàng" của Thủ tướng với thanh niên Việt Nam

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu 3 yêu cầu "đặt hàng" đối với thanh niên Việt Nam. Trong đó, điều đầu tiên thanh niên Việt Nam đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã nỗ lực rồi phải nỗ lực hơn nữa, quyết tâm rồi phải quyết tâm cao hơn nữa, đã quyết liệt rồi phải quyết liệt hơn nữa.
Tạo dư địa cho người trẻ phát huy tài năng trong khoa học Đối thoại với Thanh niên

Tạo dư địa cho người trẻ phát huy tài năng trong khoa học

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, trong phát triển khoa học cơ bản, có các chính sách như vinh danh, học bổng ưu tiên để ai có năng khiếu sẽ có dư địa và không gian phát triển. Bên cạnh đó, nhà trường nền tảng, thầy cô là động lực và học sinh, sinh viên là trung tâm, chủ thể thúc đẩy khoa học cơ bản.
Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh niên Đối thoại với Thanh niên

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh niên

TTTĐ - Chương trình đối thoại là dịp rất ý nghĩa để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh niên trong học tập, lập nghiệp và khát vọng vươn lên làm chủ khoa học công nghệ để phát triển đất nước.
Thủ tướng Chính phủ sẽ gặp mặt, đối thoại với thanh niên Đối thoại với Thanh niên

Thủ tướng Chính phủ sẽ gặp mặt, đối thoại với thanh niên

TTTĐ - Chiều nay (24/3) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2025 với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".
Lan tỏa sự nhiệt huyết, bản lĩnh và trí tuệ trong kỷ nguyên mới Đối thoại với Thanh niên

Lan tỏa sự nhiệt huyết, bản lĩnh và trí tuệ trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Ngày 17/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Dương phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức hội nghị học tập chuyên đề "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Nhận thức và trách nhiệm của thanh niên Bình Dương, Bình Phước".
Để tổ chức Đoàn đến gần hơn với thanh thiếu nhi… Đối thoại với Thanh niên

Để tổ chức Đoàn đến gần hơn với thanh thiếu nhi…

TTTĐ - Tại diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” nhiều giải pháp thiết thực được đoàn viên, thanh niên chia sẻ và hiến kế cho Đoàn. Những trăn trở, đề xuất, hiến kế của người trẻ sẽ góp phần giúp tổ chức Đoàn đến gần hơn với thanh thiếu nhi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của các bạn trẻ.
Bản lĩnh cho người trẻ trên không gian mạng Đối thoại với Thanh niên

Bản lĩnh cho người trẻ trên không gian mạng

TTTĐ - Tại diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” diễn ra chiều 13/3, Đại úy Lê Thị Lan Vân - cán bộ Công an xã Mò Ó (huyện Đakrông, Quảng Trị) bày tỏ băn khoăn, làm thế nào để người trẻ phân biệt được những thông tin chính thống và tin giả không để bị lôi kéo vào các luồng thông tin sai lệch trên không gian mạng?
Trang bị kiến thức, kỹ năng để thanh niên làm chủ công nghệ Đối thoại với Thanh niên

Trang bị kiến thức, kỹ năng để thanh niên làm chủ công nghệ

TTTĐ - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy cho biết, Trung ương Đoàn xác định tập trung trang bị cho thanh thiếu nhi những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm chủ khoa học công nghệ như: Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn chuyên sâu về các lĩnh vực công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, IoT…
Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Đối thoại với Thanh niên

Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Ngày 13/3, diễn đàn "Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn" năm 2025 với chủ đề "Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Diễn đàn do Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức nhằm đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, hiến kế của thanh niên góp phần đưa công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi phát triển.
Hơn 11.000 câu hỏi gửi về diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ” Đối thoại với Thanh niên

Hơn 11.000 câu hỏi gửi về diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ”

TTTĐ - Chiều nay (13/3), tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức Diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn”. Đây là sự kiện thường niên quan trọng, được tổ chức vào Tháng Thanh niên, nhằm tạo không gian đối thoại, lắng nghe và chia sẻ giữa Ban Bí thư Trung ương Đoàn với đoàn viên, thanh thiếu nhi trên cả nước và ở nước ngoài.
Xem thêm