Tag

Thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn: Sai sót thường tập trung ở phần kỹ năng

Giáo dục 08/07/2020 11:39
aa
TTTĐ - Những sai sót học sinh hay mắc phải khi làm bài thi môn Ngữ văn tập trung nhiều vào phần kỹ năng: Đó là kỹ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu. Các em thường lúng túng khi xác định phương thức biểu đạt hoặc phong cách ngôn ngữ của văn bản...

Thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn: Sai sót thường tập trung ở phần kỹ năng

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Đề thi minh họa THPT quốc gia 2020: Phù hợp với tinh thần “giảm tải”

Thầy giáo Ngữ văn vượt khó, tâm huyết với học trò vùng dân tộc

Đó là một trong những lưu ý của cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

Chỉ còn 1 tháng nữa, thí sinh cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Trong giai đoạn nước rút này, cô Trịnh Thu Tuyết chia sẻ một số thông tin giúp học sinh hệ thống lại kiến thức, để các em đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi này.

Cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Ngữ văn của Hệ thống giáo dục HOCMAI
Cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Ngữ văn của Hệ thống giáo dục HOCMAI

Lưu ý học sinh không học tủ

Cô Tuyết cho biết, theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, nội dung kiến thức và kĩ năng trong đề thi THPT quốc gia mấy năm nay cũng như đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tập trung chủ yếu ở lớp 12. Từ nay tới ngày thi tốt nghiệp THPT còn 1 tháng, các em lưu ý không học tủ, bởi thực tế sau khi tinh giản phần kiến thức học kì II lớp 12, chương trình Ngữ văn của chúng ta không còn nhiều.

Các em nên ôn tập theo các đơn vị kiến thức cơ bản trong mô hình đề thi mấy năm nay với ba phần: Kiểu bài đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học. Để làm tốt kiểu bài đọc hiểu, các em cần ôn lại hệ thống kiến thức Tiếng Việt đã được học từ THCS tới THPT, luyện kỹ năng trả lời câu hỏi theo các mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Để làm tốt kiểu viết đoạn văn nghị luận xã hội, học sinh cần nắm chắc kỹ năng viết đoạn; Phân biệt chắc chắn đoạn văn với bài văn thu nhỏ, có ý thức cập nhật, tích lũy các kiến thức xã hội. Bài nghị luận văn học chiếm quỹ điểm cao nhất trong bài thi THPT quốc gia, cũng là bài các em cần huy động nhiều nhất thời gian, công sức cho ôn luyện. Cụ thể, các em có thể tập trung vào 9 tác phẩm văn học (4 tác phẩm thơ: Tây Tiến, Việt Bắc, Đất nước, Sóng; Hai đoạn trích văn xuôi trữ tình: Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông; Ba đoạn trích văn xuôi tự sự: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa), ngoài ra ôn tập thêm tác phẩm chính luận Tuyên ngôn độc lập, các bài tác giả (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Tuân).

Cấu trúc đề thi không thay đổi

Cô Trịnh Thu Tuyết cũng cho rằng, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn những năm gần đây, cũng như theo mô hình đề tham khảo lần 2 năm 2020 cho kỳ thi tốt nghiệp THPT về cơ bản không thay đổi. Vẫn gồm có hai phần, ba câu, phần đọc hiểu 3 điểm, phần làm văn 7 điểm với hai câu: Câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm, bài nghị luận văn học 5 điểm.

Phần đọc hiểu luôn gồm một ngữ liệu đọc hiểu, có thể là thơ hoặc văn xuôi, có thể là bất kỳ phong cách ngôn ngữ nào các em đã được học: Chính luận, khoa học, nghệ thuật, sinh hoạt, báo chí đến hành chính - công vụ; Sau đó là 4 câu hỏi đọc hiểu được sắp xếp theo các cấp độ nhận thức từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng tới vận dụng cao.

Các em cần nhận ra những tín hiệu của từng kiểu loại câu hỏi để có phương pháp trả lời phù hợp, tránh trả lời thừa hoặc thiếu. Ví dụ: Câu hỏi nhận biết thường tập trung vào hai yêu cầu: Xác định một đặc điểm của hình thức văn bản như thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt… (thường có cụm từ “Xác định…; Chỉ ra… phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính, cơ bản…); Yêu cầu tìm những chi tiết thuộc về nội dung văn bản phù hợp với nội dung định hướng trong câu lệnh (thường có cụm từ “Theo tác giả; Theo đoạn trích; Trong đoạn trích; Dựa vào đoạn trích…”.

Khi làm bài, học sinh cần đọc kỹ ngữ liệu, xác định đúng đặc điểm hình thức văn bản hoặc chi tiết nội dung văn bản, không phân tích diễn giải. Câu hỏi thông hiểu thường yêu cầu giải thích cách hiểu nội dung một khái niệm, nhận định, câu văn, câu thơ… trong văn bản. (Anh, chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào "Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng / Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm?" - Đề năm 2019; Anh, chị hiểu như thế nào về câu: Anh hùng không phải mẫu người hoàn hảo vì chẳng có ai hoàn hảo? - Đề minh họa lần 1 năm 2020). Học sinh cần giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ, biểu tượng (nếu có) của khái niệm, nhận định…

Câu hỏi vận dụng (thấp) thường yêu cầu xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ, tác dụng của việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, sử dụng từ ngữ... trong văn bản trong câu, đoạn văn bản. (Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ… - Đề năm 2015). Học sinh cần vận dụng kiến thức tiếng Việt, tu từ học, văn học, cuộc sống… để xác định đúng và phân tích giá trị biểu đạt (diễn đạt nội dung gì?) và biểu cảm (đưa tới cảm xúc gì?).

Câu hỏi vận dụng cao thường yêu cầu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, thái độ và nhất là quan điểm cá nhân trước một nhận định, thông điệp, vấn đề đặt ra trong văn bản đọc hiểu. Ví dụ: Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh, chị suy nghĩ gì? (Đề năm 2019); Anh, chị có đồng tình với quan niệm: Chúng ta đều mắc sai lầm nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong cuộc đời? Vì sao? (Đề minh họa lần 1 năm 2020); Lời khuyên “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh, chị? (Đề minh họa lần 2 năm 2020). Với dạng câu hỏi này, học sinh cần trả lời ngắn gọn, chân thành, trung thực những suy nghĩ, xúc cảm cá nhân, tránh khuôn mẫu, sáo rỗng, hô khẩu hiệu… Hoặc với dạng câu hỏi “Anh, chị có đồng tình…? Vì sao?”, học sinh cần xác định đúng suy nghĩ, nhận thức của mình để luận bàn cho thấu đáo, chặt chẽ. Với dạng này, hoàn toàn có thể xuất hiện nhiều phương án: đồng tình, không đồng tình, đồng tình nhưng có giới hạn, điều kiện, ngoại lệ…. Phần quan trọng nhất là trả lời câu hỏi “Vì sao?” với lập luận chặt chẽ và trung thực, thuyết phục.

Câu viết đoạn văn nghị luận xã hội luôn có nội dung nghị luận quan hệ hữu cơ với nội dung chính của ngữ liệu đọc hiểu. Học sinh cần đặc biệt chú ý đảm bảo hai yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn: Về nội dung, chỉ nghị luận một khía cạnh, một bình diện của vấn đề (nguyên nhân, ý nghĩa, hậu quả, giải pháp, bài học…). Về hình thức, học sinh cần viết đúng cấu trúc đoạn, viết đúng dung lượng theo yêu cầu trong câu lệnh của đề bài.

Bài nghị luận văn học chiếm quỹ điểm cao nhất trong đề thi, đòi hỏi các em dành nhiều nhất thời gian và tâm sức. Học sinh cần xác định chính xác yêu cầu nghị luận thể hiện trong đề bài, đặc biệt trong câu lệnh, phác sơ lược hướng triển khai nội dung nghị luận để quá trình viết không lan man hoặc sơ sài. Những kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm, những giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm là những mảng kiến thức các em cần đặc biệt lưu ý khi ôn luyện, đó sẽ là định hướng cho bài làm sau này của các em khi đứng trước yêu cầu của đề bài. Bởi dù để bài đưa ra kiểu dạng như thế nào: Cảm nhận về một đoạn văn, đoạn thơ…; Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật…; Phân tích một yếu tố nghệ thuật hoặc nội dung nào đó của tác phẩm (nghệ thuật xây dựng tình huống, giá trị nhân đạo…) đều không thể không dựa vào những vấn đề ôn luyện đã nói ở trên.

Những sai sót học sinh hay mắc phải

Có nhiều năm kinh nghiệm ôn thi THPT quốc gia cũng như thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn, cô Tuyết lưu ý những sai sót học sinh hay mắc phải khi làm bài thi môn Ngữ văn tập trung nhiều vào phần kỹ năng.

Đó là kỹ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu. Các em thường lúng túng khi xác định phương thức biểu đạt hoặc phong cách ngôn ngữ của văn bản, nhiều khi chưa phân biệt các cấp độ yêu cầu của bốn câu hỏi đọc hiểu, khiến sa đà phân tích ở câu nhận biết nhưng lại sơ sài trong câu thông hiểu hoặc chưa tự tin thể hiện suy nghĩ, cách kiến giải độc lập của mình trong câu hỏi vận dụng…

Bên cạnh đó là kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội. Học sinh hay nhầm lẫn và viết thành dạng bài văn thu nhỏ, nhiều khi viết khuôn sáo, chung chung, hời hợt, chưa thể hiện cái tôi độc lập trong tư duy…

Cuối cùng là kiến thức và kỹ năng viết bài nghị luận văn học. Học trò nhiều khi không nắm vững kiến thức tác phẩm, không nhớ chính xác các chi tiết văn xuôi hoặc các câu thơ quan trọng. Phần nghị luận nhiều khi hời hợt, thậm chí viết theo văn mẫu, sai lạc với yêu cầu của đề bài. Những sai sót đó cũng là những kiến thức, kỹ năng các em cần học hỏi theo định hướng, điều chỉnh của thầy cô, ôn luyện cho thành thục - quan trọng nhất trong tất cả các kiểu dạng bài là rèn kỹ năng xác định đúng yêu cầu của đề, kỹ năng diễn đạt chuẩn xác, sáng tạo và độc lập.

Chuẩn bị tâm lý cũng vô cùng quan trọng

Ngoài chuẩn bị kiến thức, cô Trịnh Thu Tuyết cho rằng, thời gian sắp tới tuy không ngắn nhưng lại rơi vào khoảng thời gian khắc nghiệt nhất của mùa hè nên sẽ gây nhiều mệt mỏi, áp lực cho các em khi ôn luyện.

“Vì vậy, các em rất cần một sự phân bố thời gian hợp lý. Ví dụ các em có thể dành cho 9 tác phẩm cần tập trung ôn tập thời gian 1 tháng (2 tới 3 bài trong 1 tuần); sau đó dành thời gian còn lại để luyện đề. Các em có thể kết hợp giữa việc ôn luyện đề theo sự hướng dẫn của thầy cô trên lớp với việc tận dụng thêm các kênh học online phù hợp. Tuy nhiên, thế giới mạng trùng điệp các kênh dạy học trực tuyến - các em nên có lựa chọn tỉnh táo để tìm đúng thầy, đúng kênh uy tín, nghiêm túc, luyện đề theo những cơ sở giáo dục có chất lượng được kiểm chứng qua thời gian”, cô Tuyết lưu ý

Giáo viên dạy Ngữ văn cũng khuyên học sinh cần dành thời gian cập nhật những thông tin thời sự mới nhất, có thêm sự hiểu biết về cuộc sống xã hội sẽ là nguồn kiến thức phong phú, sinh động giúp các em hoàn thành tốt câu nghị luận xã hội.

Đọc thêm

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công Giáo dục

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công

TTTĐ - Ngày 19/4, chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng các đơn vị liên kết tổ chức tại Trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng) đã diễn ra sôi nổi với những bí quyết chia sẻ từ các chuyên gia, giúp các em học sinh có lựa chọn đúng đắn trong hành trang bước vào ngưỡng cửa đại học.
Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số Giáo dục

Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Giữa bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi, chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức ngày 19/4 đã trở thành cầu nối ước mơ nghề nghiệp cho hơn 2.000 học sinh.
Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số Giáo dục

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

TTTĐ - Trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 và xét tuyển đại học sẽ có nhiều thay đổi quan trọng, chương trình Đối thoại, tư vấn, sinh hướng nghiệp diễn ra ngày 19/4 do Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức đã mở ra một không gian định hướng giá trị cho hơn 2.000 học sinh.
Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số Giáo dục

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, ngành sửa chữa laptop và điện thoại di động đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nguồn nhân lực trẻ, với nhu cầu nhân sự tăng mạnh và cơ hội thu nhập hấp dẫn.
Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Xem thêm