Tag

Thế giới thay đổi ra sao sau đại dịch cúm 1918 và Covid-19

Nhìn ra thế giới 02/07/2021 08:00
aa
TTTĐ - Theo Nancy Tomes - Giáo sư lịch sử xuất sắc của Đại học Stony Brook (Mỹ), sự xuất hiện bất ngờ của dịch cúm năm 1918 và những hậu quả chết người mà nó gây ra đã thay đổi vĩnh viễn cách con người ứng phó với sự bùng phát của các dịch bệnh trong những thập kỷ sau này. Tương tự như vậy, khi đại dịch Covid-19 kết thúc, một số xu hướng phòng ngừa vẫn tiếp tục được duy trì.
Giới trẻ Hàn Quốc thích làm việc tại nhà và "không ăn nhậu" hậu Covid-19 Ấn Độ: 2000 người là nạn nhân của những trung tâm tiêm chủng Covid-19 giả Năm 2020 thế giới có thêm 5,2 triệu phú bất chấp khủng hoảng Covid-19
Thế giới thay đổi ra sao sau đại dịch cúm 1918 và Covid-19
Khẩu trang có thể trở thành "vật bất ly thân" kể cả sau khi đại dịch kết thúc

Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 là một trong những đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử. Dịch bệnh đã lây nhiễm cho khoảng 500 triệu người trên toàn thế giới (khoảng một phần ba dân số lúc đó) và khiến 50 triệu người tử vong. Đại dịch cúm 1918 được phát hiện lần đầu tiên ở Châu Âu, Mỹ và một phần của Châu Á trước khi nhanh chóng lan rộng khắp ra khắp thế giới. Vào thời điểm đó chưa có vắc-xin phòng bệnh cũng như không có thuốc điều trị hiệu quả cho căn bệnh này.

Jacqueline Gollan, giáo sư chuyên về tâm thần học và khoa học hành vi tại Đại học Y Feinberg ở Chicago (Mỹ), nhận định thói quen mua sắm trực tuyến, mô hình làm việc từ xa kết hợp công nghệ sẽ được duy trì lâu dài. Ngoài ra, với nhận thức về mức độ khủng hoảng mà đại dịch vừa gây ra, người dân có xu hướng sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa, vệ sinh cá nhân, dự trữ các vật dụng bảo hộ…

Cách mọi người chào hỏi nhau

Trong khi giới chức y tế không khuyến khích mọi người hạn chế tiếp xúc không cần thiết trong đợt dịch cúm năm 1918, một số người đã phá vỡ các quy tắc ở đỉnh cao của đại dịch đó.

Khi các hạn chế của Covid-19 được nới lỏng, một số người, bao gồm cả các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đã cảm thấy thoải mái hơn trong giao tiếp nếu những người khác thận trọng hoặc đã được tiêm phòng đầy đủ. Một số khác không thích thói quen bắt tay ngay cả trước khi đại dịch xảy ra. Họ có thể coi bây giờ là cơ hội để làm điều đó.

Họ cho rằng có thể chạm khuỷu tay, chắp hai tay phía trước hay vẫy tay đơn giản là những cách chào thay thế hành động bắt tay.

Đeo khẩu trang và các biện pháp phòng ngừa khác

Học sinh ở Anh được dạy những biện pháp như súc miệng để đề phòng dịch cúm vào khoảng năm 1935  (Ảnh: CNN )
Học sinh ở Anh được dạy những biện pháp như súc miệng để đề phòng dịch cúm vào khoảng năm 1935 (Ảnh: CNN )

Khi dịch cúm bùng phát vào năm 1918, một số trường cao đẳng và đại học đã ngay lập tức cách ly những người bị bệnh cúm. Bằng các hành động nhanh chóng, nhiều trường đã hạn chế sự lây lan của bệnh cúm xuống dưới 15% sinh viên.

Đến những năm 1920, các chương trình giảng dạy sức khỏe mới dành cho học sinh mẫu giáo, tiểu học đã giới thiệu cho các em làm quen với khăn tay và cách hắt hơi vào đó một cách chuẩn xác nhất.

Bên cạnh đó, các công ty sản xuất những sản phẩm như nước súc miệng, thuốc ngậm ho hay thuốc bổ phế liên tục tung ra quảng cáo, nhắc nhở người tiêu dùng rằng “một trận cảm lạnh nguy hiểm hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nghĩ”. Phụ nữ cũng được khuyến khích nhận biết các dấu hiệu của các bệnh truyền nhiễm để có thể nhắc nhở chồng con cẩn thận khi ho và hắt hơi, cũng như đưa họ đến bác sĩ sớm nhất có thể.

Với đại dịch Covid-19, sau hơn một năm đeo khẩu trang để giữ an toàn cho bản thân và những người khác, một số chuyên gia dự đoán khẩu trang sẽ trở thành thứ vũ khí vĩnh viễn của con người trong cuộc chiến chống lại virus SARS-CoV-2 và các loại virus hoặc vi khuẩn khác.

Phụ nữ trong lực lượng lao động

Những ca tử vong do cúm vào năm 1918 và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo ra những vị trí tuyển dụng đáng kể trong lực lượng lao động. Nó “tạo cơ hội cho phụ nữ bước vào những công việc mà trước đây được cho là không phù hợp hoặc quá nguy hiểm. Đó là những công việc trong các lĩnh vực như ngành dệt may và sản xuất, khoa học và nghiên cứu và thậm chí là làm việc trong phòng thí nghiệm y tế”.

Những thay đổi này giúp phụ nữ giành được sự độc lập về mặt tài chính và xã hội, cũng như quyền được bầu cử vào năm 1920.

Một người mẹ làm việc từ xa trong khi cô con gái nhỏ học trực tuyến tại Miami, Mỹ, tháng 9/2020. (Ảnh: CNN )
Một người mẹ làm việc từ xa trong khi cô con gái nhỏ học trực tuyến tại Miami, Mỹ, tháng 9/2020. (Ảnh: CNN )

Trong khi đại dịch năm 1918 thu hút phụ nữ vào lực lượng lao động theo những cách khác nhau thì các báo cáo gần đây cho thấy đại dịch Covid-19 đã buộc hơn 2,3 triệu phụ nữ phải từ bỏ công việc của họ.

Khi trường học và nhà trẻ đóng cửa hoặc chuyển sang hình thức học trực tuyến, công việc của phụ nữ bị ảnh hưởng không tương xứng vì họ vẫn là người chăm sóc chính trong gia đình. Theo kết quả một cuộc khảo sát, cứ 4 phụ nữ thì có một người thất nghiệp trong thời kỳ đại dịch do thiếu người chăm sóc trẻ em. Tỷ lệ này cao gấp đôi so với nam giới.

Sự chênh lệch này có thể thúc giục các nhà tuyển dụng xem xét lựa chọn thay thế. Chẳng hạn như, lịch làm việc linh hoạt và các khóa học trực tuyến cho phép phụ nữ tiếp cận khả thi hơn với giáo dục và công việc.

Những tiến bộ khoa học

John M. Barry, tác giả cuốn sách “Đại dịch cúm: Câu chuyện về đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử”, cho biết, vào năm 1918 “cơ sở hạ tầng của nghiên cứu khoa học chỉ là một phần rất nhỏ, vô cùng nhỏ so với ngày nay”.

Những phản ứng của cộng đồng khoa học ngày nay rất vững chắc. Về cơ bản, mọi người đều bỏ bất cứ việc gì họ đang làm và cố gắng chống lại căn bệnh này. Trong đại dịch cúm năm 1918, các nhà khoa học cũng đã cố gắng phát triển vắc-xin nhưng họ không biết mầm bệnh là gì. Nghiên cứu xác định virus chỉ được thực hiện vài năm sau đại dịch năm 1918.

Tuy nhiên, hậu quả của Covid-19 có thể được giảm thiểu tối đa vì những tiến bộ khoa học, cho phép nghiên cứu liên ngành. Các hợp tác và sáng tạo đã được đền đáp trong lĩnh vực y học, công nghệ và hơn thế nữa…

Công việc trong tương lai

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, trong làn sóng dịch cúm thứ hai năm 1918, Ủy ban Y tế khuyến nghị các cửa hàng và nhà máy hạn chế giờ làm việc. Người lao động cũng được khuyến khích đi bộ đến nơi làm việc để ngăn chặn tình trạng quá tải trên các phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, những khuyến nghị này dường như không được duy trì sau khi đại dịch kết thúc.

Ngược lại, đại dịch Covid-19 hiện nay đã buộc nhiều doanh nghiệp chuyển sang hoạt động trực tuyến hoàn toàn. Ravi S. Gajendran, người đứng đầu khoa Quản lý toàn cầu của Đại học Quốc tế Florida, đồng thời là Phó Giáo sư trường Cao đẳng Kinh doanh, nhận định, các công ty có thể coi hình thức làm việc từ xa như một cơ chế hoạt động chính thức. Đó là cơ chế mà họ có thể dễ dàng thực hiện trong trường hợp các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện và lấn át các vắc-xin hiện hành.

Tổ chức trực tuyến các cuộc hội họp, huấn luyện; Cắt giảm những cuộc hẹn ăn trưa và cải thiện hệ thống điều hòa không khí trong các tòa nhà… cũng là những gợi ý của các chuyên gia y tế sau khi đại dịch chấm dứt.

Đọc thêm

Châu Âu đối mặt với hàng loạt thách thức lớn trong năm 2025 Nhìn ra thế giới

Châu Âu đối mặt với hàng loạt thách thức lớn trong năm 2025

Châu Âu đối mặt ngã rẽ năm 2025 với kinh tế trì trệ, chính trị bất ổn và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy cánh hữu.
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng Nhìn ra thế giới

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng

Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã đồng thuận thông qua Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước có tên gọi là “Công ước Hà Nội”. Đây là lần đầu tiên một địa điểm của Việt Nam được ghi danh và gắn với một điều ước đa phương toàn cầu liên quan đến một lĩnh vực quan trọng và được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Việc Liên hợp quốc lựa chọn Thủ đô Hà Nội làm địa điểm tổ chức Lễ mở ký Công ước trong năm 2025 là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam và 47 năm quan hệ đối tác Việt Nam - Liên hợp quốc. Lựa chọn này phản ánh vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của đất nước, cũng như sự tham gia đóng góp tích cực, trách nhiệm và thực chất của Việt Nam trong toàn bộ quá trình đàm phán Công ước.
Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp Nhìn ra thế giới

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Các hãng hàng không thương mại đang trở thành "điểm nóng" cho bọn trộm trên máy bay. Hai tuần trước, 2 công dân Trung Quốc đã bị tòa án Balik Pulau phạt tổng cộng 5.700 RM (1.730 USD) vì đã trộm hơn 5.500 RM một chuyến bay từ Penang đến Kuala Lumpur (Malaysia). Vụ việc này là mới nhất trong một loạt các vụ trộm đã xảy ra trên các chuyến bay thương mại gần đây.
Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa... Nhìn ra thế giới

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

TTTĐ - Việc mua sắm trực tuyến không dễ dàng đối với những người có ý thức bảo vệ môi trường như Jian Ai - một nhân viên đang làm việc tại Thượng Hải.
Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI Nhìn ra thế giới

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

TTTĐ - Tại Singapore, một cửa hàng tiết kiệm mang tên Thryft đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận đồ cũ.
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo Nhìn ra thế giới

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump Quốc tế

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

TTTĐ - Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh Nhìn ra thế giới

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

TTTĐ - Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng đầu trong một cuộc bình chọn biểu tượng Anh vĩ đại nhất trong 90 năm qua. Cùng với đó, ngài David Attenborough được vinh danh là biểu tượng văn hóa đương đại vĩ đại nhất và James Bond được bình chọn là biểu tượng hư cấu vĩ đại nhất của Vương quốc Anh.
Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo Nhìn ra thế giới

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

TTTĐ - Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ đồng) trong 12 tháng qua. Các hình thức lừa đảo chủ yếu là thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Xem thêm