Tag

Thế giới không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình

Thế giới 24h 14/07/2020 13:43
aa
TTTĐ - “Chúng tôi sát cánh với cộng đồng quốc tế để bảo vệ tự do trên biển, tôn trọng chủ quyền và từ chối bất kỳ nỗ lực nào áp đặt suy nghĩ “chân lý thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông hay khu vực rộng lớn hơn”. Đây là một phần nội dung trích trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ về “lập trường của Mỹ với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông”.

Thế giới không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình

Ảnh minh họa

Theo đó, Mỹ bác bỏ gần hết các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông và khẳng định những tuyên bố của Trung Quốc đối với tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là “hoàn toàn bất hợp pháp”.

Trong tuyên bố này, Bộ Ngoại giao Mỹ hoàn toàn bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với cái gọi là "Đường chín đoạn" mà Bắc Kinh đưa ra năm 2009; Bác bỏ mọi tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính của Việt Nam. Mỹ cũng không chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc đối với các vùng biển nằm ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý có được nhờ các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Mỹ cũng khẳng định sẽ cùng các đồng minh và đối tác Đông Nam Á bảo vệ quyền chủ quyền đối với nguồn tài nguyên ở ngoài khơi, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế.

Đây được đánh giá là một thay đổi cứng rắn hơn trong chính sách Biển Đông của Mỹ.

Dưới đây là trích một đoạn tuyên bố được đăng tải trên website của Bộ Ngoại giao Mỹ về lập trường của Mỹ với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông”:

"Mỹ đấu tranh cho một Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hôm nay, chúng tôi tăng cường chính sách của Mỹ tại một khu vực quan trọng, hay xung đột - Biển Đông. Chúng tôi tuyên bố rõ ràng: Các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với những nguồn tài nguyên ở ngoài khơi tại phần lớn Biển Đông là hoàn toàn phi pháp, cũng như những chiến dịch bắt nạt của Trung Quốc nhằm kiểm soát các nguồn tài nguyên ấy.

Tại Biển Đông, chúng tôi nỗ lực gìn giữ hòa bình và ổn định, đảm bảo sự tự do của các vùng biển theo hướng phù hợp với luật pháp quốc tế; Duy trì dòng chảy thương mại không bị cản trở và phản đối mọi âm mưu sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm giải quyết các tranh chấp. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích sâu sắc và kiên định với các đối tác và đồng minh của Mỹ, những người lâu nay ủng hộ một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.

Trung Quốc không thể áp đặt yêu sách hàng hải hợp pháp - bao gồm bất kỳ yêu sách vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) nào bắt nguồn từ bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa; Liên quan tới Philippines trong các khu vực mà tòa trọng tài nhận thấy là EEZ hoặc trong vùng thềm lục địa của Philippines.

Bắc Kinh không thể đưa ra một yêu sách hàng hải hợp pháp, mạch lạc ở Biển Đông. Mỹ bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển ngoài khu vực 12 hải lý tính từ các đảo mà họ tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa (không gây tổn hại đến các tuyên bố chủ quyền của những bên khác đối với các đảo này).

Do đó, Mỹ bác bỏ mọi yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở những vùng nước xung quanh bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), cụm bãi cạn Luconia (ngoài khơi Malaysia), vùng biển thuộc EEZ của Brunei và đảo Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia). Bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm quấy rối việc đánh cá và phát triển dầu mỏ của các bên khác ở những vùng biển này hoặc đơn phương thực hiện các hành động ấy là phi pháp.

Trung Quốc không có tuyên bố lãnh thổ hay hàng hải hợp pháp đối với (hoặc xuất phát từ) bãi ngầm James, một thực thể chìm hoàn toàn chỉ cách Malaysia 50 hải lý và cách bờ biển Trung Quốc 1.000 hải lý. Bãi ngầm James thường được truyền thông tuyên truyền Trung Quốc đề cập như "phần lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc".

Theo luật pháp quốc tế, một thực thể chìm dưới biển như bãi ngầm James không thể bị tuyên bố chủ quyền bởi bất kỳ nước nào và không có khả năng tạo ra các khu vực hàng hải. Bãi ngầm James (chìm khoảng 20m dưới mặt nước biển) không và không bao giờ là lãnh thổ của Trung Quốc, cũng không thể là nơi Bắc Kinh áp đặt bất kỳ quyền hàng hải hợp pháp nào từ nó.

Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình. Mỹ sẽ cùng các đồng minh và đối tác Đông Nam Á bảo vệ quyền chủ quyền đối với nguồn tài nguyên ở ngoài khơi, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi sát cánh với cộng đồng quốc tế để bảo vệ tự do trên biển, tôn trọng chủ quyền và từ chối bất kỳ nỗ lực nào áp đặt suy nghĩ "chân lý thuộc về kẻ mạnh" ở Biển Đông hay khu vực rộng lớn hơn".

Bài liên quan

Mỹ phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chánh án Tòa án quốc tế về Luật biển Thế giới 24h

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chánh án Tòa án quốc tế về Luật biển

Chiều 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tomas Heidar, Chánh án Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) và đoàn công tác của ITLOS đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Kazakhstan Thế giới 24h

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Kazakhstan

Sáng 6/5/2025, tại thủ đô Astana, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Kazakhstan. Sau Lễ đón, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev và Tổng Bí thư Tô Lâm tiến hành hội đàm.
Sri Lanka luôn coi Việt Nam là nguồn cảm hứng, sự cổ vũ lớn lao Thế giới 24h

Sri Lanka luôn coi Việt Nam là nguồn cảm hứng, sự cổ vũ lớn lao

Chiều 5/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka nhân dịp Tổng thống cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Sri Lanka thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vesak).
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao lên đường thăm 4 nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và Liên bang Nga Thế giới 24h

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao lên đường thăm 4 nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và Liên bang Nga

TTTĐ - Trưa 5/5, Tổng Bí thư Ban Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 - 12/5/2025.
Bộ trưởng Ngoại giao Tanzania: Tận mắt chứng kiến lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam Thế giới 24h

Bộ trưởng Ngoại giao Tanzania: Tận mắt chứng kiến lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam

Ngày 30/4, tại Dinh Độc lập, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi, Cộng hòa Thống nhất Tanzania, Mahmoud Thabit Kombo nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước từ ngày 27/4 - 30/4/2025.
Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Đại lễ 30/4 Thế giới 24h

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Đại lễ 30/4

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) của Việt Nam đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của truyền thông quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thế giới 24h

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chiều 29/4, tại TP HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp sang tham dự Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước và Lễ khánh thành Bến số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt, tại khu kinh tế Vũng Áng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch CPP, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Thế giới 24h

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch CPP, Chủ tịch Thượng viện Campuchia

Chiều 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Campuchia sớm đạt 20 tỷ USD Thế giới 24h

Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Campuchia sớm đạt 20 tỷ USD

Chiều tối 28/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia - bà Cham Nimul và các cán bộ cấp cao của Bộ Thương mại Campuchia trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi Tanzania Thế giới 24h

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi Tanzania

Chiều 28/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi nước Cộng hòa Thống nhất Tanzania Mahmoud Thabit Kombo nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước từ 27-30/4.
Xem thêm