Tag

Thầy cô chia sẻ thực trạng công tác giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Nhịp sống trẻ 16/11/2019 14:51
aa
TTTĐ – Trong tọa đàm "Thực trạng và giải pháp công tác phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số" diễn ra tại Hà Nội ngày 16/11, các thầy cô giáo vùng dân tộc thiểu số đã nêu lên nhiều tâm tư, nguyện vọng, cũng như kiến nghị đề xuất.

Thầy cô chia sẻ thực trạng công tác giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Cô giáo chia sẻ tại tọa đàm "Thực trạng và giải pháp công tác phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số"

Tọa đàm "Thực trạng và giải pháp công tác phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số" là chương trình do Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc tổ chức, trong khuôn khổ chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2019.

Tại đây, các thầy cô giáo được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2019 – những giáo viên trực tiếp giảng dạy cho học sinh là người dân tộc thiểu số ở bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sở nơi vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đã bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, cũng như những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục.

Các thầy cô giáo đã nêu lên nhiều ý kiến, kiến nghị như: Giảm tải áp lực cho giáo viên trong các cuộc thi sáng kiến sáng tạo, giáo viên dạy giỏi; có cơ chế luân chuyển cán bộ công tác tại vùng đặc biệt khó khăn phù hợp; có chính sách đảm bảo chế độ cho giáo viên và học sinh vùng cao; tăng cường cơ sở vật chất, hỗ trợ tạo việc làm cho đồng bào vùng cao đảm bảo cuộc sống để học sinh có điều kiện đi học...

Các đồng chí chủ cùng các thầy cô giáo tham gia tọa đàm
Các đồng chí chủ cùng các thầy cô giáo tham gia tọa đàm "Thực trạng và giải pháp công tác phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số"

Cô giáo Mùa Thị A (Trường mầm non Hoa Đào xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) chia sẻ: “Học sinh mỗi vùng dân tộc thiểu số bên cạnh những khó khăn chung thì có những hạn chế riêng. Việc áp dụng chương trình dạy kiến thức chung gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có những kiến thức phù hợp với từng vùng miền. Ngoài ra, học sinh vùng dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn. Nhiều em không có đủ tiền để mua sách vở đi học. Tôi rất mong các cấp các ngành có chính sách hỗ trợ, phát sách cho học sinh vùng dân tộc thiểu số”.

Cô giáo Hà Thị Hiền (Trường Tiểu học và THCS Phú Cường, Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) cho biết: Hiện nay, ở trường Phú Cường trung bình 40 học sinh/lớp. Tuy nhiên học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, tiếp nhận kiến thức hơn so với những học sinh ở vùng thuận lợi.

"Có những em học sinh lớp 7 do tôi phụ trách, khả năng đọc còn chậm hơn so với con tôi đang học cấp 1 ở thị trấn. Tôi đề nghị giảm sĩ số học sinh trong một lớp để giáo viên có điều kiện quan tâm, kèm cặp các em học sinh được tốt hơn", cô Hiền nói.

Thầy giáo Nguyễn Quang Trung (THCS Quảng Hòa, Đắk Nông) thẳng thắn bày tỏ thực trạng, thực hiện việc tinh giản biên chế, số lượng giáo viên phụ trách lớp đã theo quy định. Tuy nhiên, có nhiều cuộc thi dành cho giáo viên đã ảnh hưởng đến việc đảm bảo thời gian giảng dạy cho học sinh trên lớp. Dù giáo viên có lịch dạy bù nhưng vẫn không đảm bảo chất lượng bằng việc dạy như đúng quy định.

Thầy Trung đề nghị, ngành giáo dục cần giảm số lượng cuộc thi dành cho giáo viên. Bên cạnh đó, thầy Trung cũng đề nghị cần giảm số lượng hồ sơ sổ sách mang tính hình thức để giảm gánh nặng cho giáo viên chủ nhiệm. Bởi vì giáo viên chủ nhiệm không chỉ dạy, quản lý mà còn phải đảm nhiệm việc kiểm tra các chế độ dành cho học sinh…

Đọc thêm

Cơm miễn phí, nước mía 0 đồng “tiếp sức” thí sinh Camera 360 trẻ

Cơm miễn phí, nước mía 0 đồng “tiếp sức” thí sinh

TTTĐ - 500 cốc nước mía mát lạnh đã được tự tay thanh niên tình nguyện xã Minh Tân (Phú Xuyên, Hà Nội) làm trao đến thí sinh và phụ huynh. Đặc biệt, Đoàn Thanh niên xã còn phối hợp với các hộ dân trên địa bàn cung cấp suất ăn và chỗ nghỉ miễn phí cho các thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Áo xanh chở yêu thương giữa nắng hè Hà Nội Nhịp sống trẻ

Áo xanh chở yêu thương giữa nắng hè Hà Nội

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025 chính thức bắt đầu trong cái nắng gay gắt mùa hạ. Song, cái nắng ấy không làm chùn bước những “chiến binh áo xanh" mang theo năng lượng và tinh thần sẻ chia để đồng hành cùng các sĩ tử trong một trong những cột mốc quan trọng nhất đời học trò.
Tuổi trẻ Bình Dương tiếp lửa mùa thi cho hơn 17.000 thí sinh Nhịp sống phương Nam

Tuổi trẻ Bình Dương tiếp lửa mùa thi cho hơn 17.000 thí sinh

TTTĐ - Cùng với hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước, 17.076 thí sinh tại tỉnh Bình Dương chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, mở đầu với bài thi Ngữ văn - môn thi duy nhất theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút.
“Model kid” tỏa sáng lấp lánh giữa khu rừng nhiệt đới Camera 360 trẻ

“Model kid” tỏa sáng lấp lánh giữa khu rừng nhiệt đới

TTTĐ - Giữa sân khấu lung linh của show diễn thời trang Cherry An mùa 8, với chủ đề đậm chất nghệ thuật: Tropical Forest, những “Model kid” tỏa sáng với màn trình diễn tràn ngập cổ tích và sự sáng tạo, khác họa hình tượng khu rừng nhiệt đới rực rỡ trên sàn catwalk.
Người trẻ "sống chất” trong thời đại số Camera 360 trẻ

Người trẻ "sống chất” trong thời đại số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, kỷ nguyên số không còn là một khái niệm xa vời mà đã trở thành không gian sống, làm việc, học tập, kết nối và thể hiện bản thân của thế hệ trẻ. Giữa những luồng dữ liệu khổng lồ, tốc độ thay đổi nhanh chóng và thách thức đa chiều, người trẻ Việt Nam không chỉ thích nghi, mà còn chủ động định hình lối "sống chất”, hiện đại, bản lĩnh và nhân văn.
Khi Gen Z say điệu ca trù... Nhịp sống trẻ

Khi Gen Z say điệu ca trù...

TTTĐ - Không ồn ào như nhạc pop, chẳng sôi động như rap, nhưng những làn điệu ca trù cổ kính vẫn đang lặng lẽ “hồi sinh” trong sự yêu mến và theo đuổi của thế hệ Gen Z. Giữa đời sống số hóa và gu thẩm mỹ ngày càng hiện đại, những lớp học nhỏ, những câu lạc bộ cộng đồng lại trở thành nơi ươm mầm tình yêu di sản – nơi các bạn trẻ Hà Nội tìm thấy sự sâu lắng, bản sắc và cả niềm tự hào dân tộc trong từng tiếng phách, câu ca.
Chữa lành qua mạng: Giới trẻ lạc lối giữa ma trận “coach ảo” Nhịp sống trẻ

Chữa lành qua mạng: Giới trẻ lạc lối giữa ma trận “coach ảo”

TTTĐ - Một cú click, vài cái vuốt màn hình, không ít bạn trẻ nghĩ rằng mình đang bắt đầu một hành trình “chữa lành tâm lý”. Họ tìm đến những buổi “trị liệu” online qua Zoom, nhắn tin riêng với người tự xưng là “chuyên gia”, hoặc tham gia vào những group Facebook, TikTok chia sẻ về sức khỏe tinh thần. Nhưng sau tất cả, điều họ nhận lại đôi khi không phải sự an ủi, bình ổn, mà là cảm giác bị lợi dụng, lạc lối, thậm chí tổn thương sâu hơn.
Tận tâm tiếp sức - yêu thương hiện hữu nơi trường thi Camera 360 trẻ

Tận tâm tiếp sức - yêu thương hiện hữu nơi trường thi

TTTĐ - Bằng những hoạt động thiết thực thanh niên tình nguyện “Tiếp sức mùa thi” không chỉ hỗ trợ thí sinh mà còn trở thành điểm tựa tinh thần, giúp phụ huynh vơi bớt âu lo trên hành trình cùng con “vượt vũ môn”.
Đối thoại cùng lãnh đạo: Thắp lửa khát vọng tuổi trẻ Vietsovpetro Đối thoại với Thanh niên

Đối thoại cùng lãnh đạo: Thắp lửa khát vọng tuổi trẻ Vietsovpetro

TTTĐ - Chiều 25/6, tại tòa nhà Vietsovpetro (TP Vũng Tàu), Đoàn Thanh niên Liên doanh Vietsovpetro tổ chức buổi đối thoại giữa Tổng Giám đốc Vũ Mai Khanh và 150 đoàn viên, cán bộ trẻ tiêu biểu. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Đảng bộ Vietsovpetro lần thứ XII và hướng tới kỷ niệm 44 năm thành lập liên doanh.
Hành trình ươm mầm khởi nghiệp tại UTT: Từ ý tưởng đến hiện thực Nhịp sống trẻ

Hành trình ươm mầm khởi nghiệp tại UTT: Từ ý tưởng đến hiện thực

TTTĐ - Với tầm nhìn chiến lược và sự đầu tư mạnh mẽ, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (UTT) đã và đang khẳng định vị thế là một trong những cái nôi ươm tạo tài năng khởi nghiệp. Hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tại UTT không chỉ dừng lại ở các chương trình bề nổi mà đi vào chiều sâu, tạo ra một hệ sinh thái năng động và hiệu quả, giúp sinh viên biến ý tưởng thành hiện thực và vững bước trên con đường lập nghiệp.
Xem thêm