Thái Lan trong cuộc đua thu hút các công ty nước ngoài
![]() |
Nhà máy sản xuất pin điện áp cao của Tập đoàn BMW tại Thái Lan. Ảnh: Bangkok Post
Bài liên quan
Thiên đường né thuế Mỹ của các công ty Trung Quốc
iPhone có thể “made in Vietnam”
Bất chấp căng thẳng, Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ vẫn tăng
Mỹ và Trung Quốc: Cuộc "chiến tranh lạnh" chưa có từng có trong lịch sử
Trong cuộc chạy đua thu hút đầu tư nước ngoài giữa các quốc gia trong khu vực cũng như tìm kiếm cơ hội đưa lĩnh vực sản xuất tiến tới những hoạt động mang lại giá trị cao hơn, Thái Lan đã công bố một gói chính sách mới. Theo đó, nước này sẽ cắt giảm 50% thuế dành cho các công ty nước ngoài di dời dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc đến nền kinh tế thuộc top đầu Đông Nam Á này.
Để đạt được yêu cầu hưởng chính sách mới, các doanh nghiệp nước ngoài phải cam kết đầu tư ít nhất một tỷ baht (khoảng 32,7 triệu đô la Mỹ) trong năm tới và tiếp tục đầu tư trong năm 2021. Những nhà đầu tư được phê duyệt sẽ được miễn thuế 50% trong quãng thời gian 5 năm.
Bên cạnh đề nghị cắt giảm thuế, Chính phủ Thái Lan cũng tạo một trang thông tin điện tử cung cấp tư vấn cho các doanh nghiệp nước ngoài cách nộp đơn đăng ký đầu tư. Đồng thời, xứ sở chùa Vàng cũng sẽ đầu tư xây dựng các trung tâm đào tạo và cung cấp chương trình phát triển nhằm tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề. Luật Lao động cũng được nới lỏng để giữ chân những người nước ngoài có tay nghề cao làm việc tại Thái Lan.
Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều công ty lớn như Sony, Sharp và Harley-Davidson đã chuyển một phần sản xuất tới Thái Lan. Do đó, giới chức nước này hy vọng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế Thái Lan vốn đang chững lại vì đồng baht tăng giá, tác động của chiến tranh thương mại cũng như những thay đổi về chính trị trong nước.
![]() |
Công nhân làm việc tại một nhà máy tại Thái Lan. Ảnh: SCMP |
Theo nghiên cứu của Nomura Holdings Inc. (ngân hàng đầu tư lớn nhất của Nhật Bản), số lượng các công ty đang lên kế hoạch di dời hoặc chuyển hướng sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam cao gấp ba lần so với Thái Lan. Tuy nhiên, giá trị dòng vốn FDI vào Thái Lan từ các công ty Trung Quốc đang tăng lên. Theo dữ liệu của Ủy ban đầu tư Thái Lan, giá trị này đã tăng gấp năm lần trong nửa đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm ngoái.
WHA Corp Plc, nhà cung cấp hàng đầu của Thái Lan về bất động sản công nghiệp, cho biết, họ hy vọng các công ty Trung Quốc sẽ đạt 50% số hợp đồng mua bán đất trong năm nay và năm tới. Công ty này cũng phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam.
Ông David Nardone, Giám đốc điều hành của WHA, cho biết: “Các công ty tại Trung Quốc đang dịch chuyển một phần hoạt động sản xuất của họ. Điều này sẽ là một tác động đáng kể đối với cả Thái Lan và Việt Nam. Một giọt nước tràn từ Trung Quốc cũng có thể khiến chúng ta bị ngập lụt vì sự khác biệt về quy mô nền kinh tế”.
Trong cuộc đua này, ông Nardone cho rằng, Thái Lan và Việt Nam không phải là đối thủ của nhau bởi mỗi nước đều có những thế mạnh và hạn chế riêng. Ví dụ như, các công ty phải mất một thời gian khá dài để xây dựng nhà máy ở Việt Nam, trong khi đó Thái Lan lại thiếu lao động.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Belarus

Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Belarus ngày càng bền chặt

Tổng Bí thư Tô Lâm đến Minsk, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc chuyến thăm Nga, lên đường thăm Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân gặp gỡ cộng đồng người Việt tại LB Nga

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt tri ân với các nhân sĩ, trí thức, chuyên gia Nga từng giúp đỡ Việt Nam
