Thả muỗi vằn tại TP. Nha Trang để phòng sốt xuất huyết và Zika
![]() |
Theo đề cương nghiên cứu “Đánh giá khả năng thiết lập ổn định quần thể muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia trên thực địa hẹp tại thành phố Nha Trang” vừa được Bộ Y tế phê duyệt, từ tháng 3/2017, muỗi vằn Aedes aegypti mang Wolbachia sẽ được thả tại 4 phường Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Vĩnh Trường, Phước Long của thành phố Nha Trang (Khánh Hòa).
Khu vực thả muỗi ngày có khoảng 12.600 hộ gia đình sinh sống với 55.900 người. Wolbachia là một loại vi khuẩn có khả năng ức chế sự phát triển của virus gây sốt xuất huyết và Zika, nhưng muỗi vằn trong tự nhiên lại không mang Wolbachia.
Khi muỗi cái tự nhiên giao phối với muỗi đực mang Wolbachia, trứng đẻ ra sẽ không phát triển được thành muỗi. Còn muỗi cái mang Wolbachia giao phối với muỗi đực tự nhiên hay muỗi đực mang Wolbachia đều sinh ra trứng có khả năng phát triển thành muỗi mang Wolbachia.
Với việc nhân giống và thả ra môi trường loại muỗi vằn mang Wolbachia, các nhà khoa học hy vọng muỗi mang vi khuẩn Wolbachia sẽ thay thế dần loại muỗi vằn tự nhiên.
Năm 2013, muỗi vằn mang Wolbachia đã được thả thí điểm tại đảo Trí Nguyên (Hòn Miễu, phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang). Từ đó tới nay trên đảo Trí Nguyên không có dịch sốt xuất huyết, dù năm 2015 và 2016 tại TP. Nha Trang có dịch sốt xuất huyết lớn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khởi tạo bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo tiêu chuẩn quốc tế

Phòng khám thẩm mỹ The Pyo cùng phụ nữ Việt gìn giữ nét xuân

Chuyển đơn tố cáo hot TikToker Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng

Cần huy động thêm nhân lực thi công cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai

21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả bán lẻ trên mạng

Cấp cứu cho em bé bị bỏ rơi, người tím tái, hạ thân nhiệt

Chiến dịch tiêm chủng ngừa dịch sởi đợt 2 đạt 96%

Tạo hình dạ dày ống đứng, giảm béo cho cô gái nặng 102kg

Đau nhức mắt đi khám mới phát hiện ký sinh trùng "làm tổ"
