Tag

Tết Việt muôn phương…

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 29/01/2025 09:03
aa
TTTĐ - Dù không thể quây quần bên mâm cơm gia đình như ở nhà nhưng mỗi dịp Tết đến xuân về, Đặng Hữu Hoàng và các sinh viên Việt Nam tại Italia vẫn không quên những chiếc bánh chưng, bánh tét. Hương vị thơm ngon của bánh là sợi dây kết nối các bạn với quê hương, gợi nhớ bao kỷ niệm ấm áp bên gia đình.
"Tết Việt - Tết Phố 2025" tái hiện nghi lễ truyền thống đặc sắc Đậm đà bản sắc quê hương tại Lễ hội Tết Việt Saitama 2025

Nét văn hóa Việt trên đất Ý

Tốt nghiệp Học viện Phụ nữ Việt Nam Đặng Hữu Hoàng lên đường sang Italia du học. Hiện chàng trai trẻ đang Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Italia và có 3 năm sinh sống, học tập ở nơi đây. Trong đó, 2 năm Hoàng đón Tết xa nhà. Chàng trai trẻ vẫn nhớ năm đầu tiên đón Tết cổ truyền Việt tại Italia là cảm giác buồn da diết. “Ngày 28 Tết mình test và dương tính với COVID-19 nên phải ở phòng tự cách ly suốt 2 tuần liền. Mình không được ra ngoài đi chơi, sum họp cùng các bạn và ăn các món ăn truyền thống của Việt Nam nên thấy buồn. Khi đó thực sự nhớ nhà, nhớ hương vị quê nhà ngày Tết”, Hoàng kể.

Theo Hữu Hoàng, Tết cổ truyền dân tộc là nét đẹp văn hóa, một phần không thể thiếu của mỗi người con đất Việt, trong đó có các bạn du học sinh. Những ngày này, ngoài việc tham gia hoạt động do cộng đồng người Việt, Đại sứ quán tổ chức, sinh viên Việt ở các thành phố thường sum họp lại đón Tết cùng nhau.

Du học sinh Việt tại Italia cùng bạn bè quốc tế đón Tết cổ truyền
Du học sinh Việt tại Italia cùng bạn bè quốc tế đón Tết cổ truyền

“Chúng mình đón Tết và làm các món truyền thốn như: Nem cuốn, xôi nếp, gà luộc, mua bánh chưng bánh tét, pháo hoa để chào mừng lúc Giao thừa. Mọi người quây quần bên nhau, nâng ly chúc mừng sức khỏe, chúc một năm mới bình an, may mắn và không quên trao cho nhau những bao lì xì nữa. Thường thì Tết Âm lịch sẽ vào những ngày đi học, đi thi như bình thường ở bên Châu Âu nên chúng mình sẽ tranh thủ ngày 30 Tết để quây quần bên nhau”, Hoàng kể.

Để bạn bè quốc tế hiểu hơn về nét đẹp văn hóa cổ truyền dân tộc, Hội Sinh viên Việt Nam ở Italia còn tổ chức cuộc thi ảnh, hương sắc ngày Tết. Mỗi năm sẽ có chút thay đổi nhưng hoàn cảnh nào Tết Việt vẫn hiện hữu ở trời Âu. Với các bạn trẻ, đây không chỉ là một dịp quảng bá hình ảnh, đất nước con người Việt Nam mà còn là dịp nạp thêm năng lượng, học tập và quay trở về phục vụ Tổ quốc.

Sợi dây kết nối

Nguyễn Hữu Chánh, sinh viên Đại học Kỹ thuật Suranaree, Ủy viên Ban Thư ký Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan cũng có những ngày đón Tết cổ truyền dân tộc ấm áp tại xứ sở Chùa Vàng. Giống như tại Việt Nam, một bữa tiệc tất niên là điều các bạn trẻ không thể bỏ qua.

“Những ngày này, chúng mình cùng với các lưu học sinh quốc tế ở Thái Lan thường tổ chức buổi tiệc tất niên ấm cúng. Các món ăn mang đậm nét văn hóa Việt như canh măng, bánh chưng… luôn có trên bàn tiệc để mời bạn bè cùng thưởng thức. Với mình đó là một phần ký ức, sợi dây kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa quê hương và đất khách”, Chánh cho biết.

Tết Việt muôn phương…

Du học sinh Việt tại Thái Lan trong những ngày đón Tết cổ truyền dân tộc

Không chỉ giữ gìn nét văn hóa truyền thống, Chánh cũng như các bạn trẻ khác thuộc Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan cũng có nhiều hoạt động đặc sắc để kết nối cộng đồng du học sinh. Một trong những hoạt động nổi bật nhất là tổ chức cuộc thi chia sẻ video, hình ảnh, kỷ niệm về cách đón Tết tại Việt Nam và Thái Lan. Một hoạt động khác được sinh viên Việt háo hức tham gia là “Xuân quê hương - Tết sum vầy” tại Nong Bua Lamphu do Tổng hội Việt kiều toàn Thái Lan tổ chức

Bên cạnh đó, lưu học sinh còn có thể tham dự buổi lễ đầu năm, cùng cầu nguyện được bình an may mắn trong cuộc sống và thưởng thức những món ăn đậm đà hương vị Việt do Ban Phụ nữ Hội người Việt Nam tại Bangkok và vùng phụ cận tổ chức. Những hoạt động này giúp mọi người xích lại gần nhau, cùng chia sẻ những giá trị văn hóa và duy trì những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Vào đầu năm mới, mỗi lưu học sinh đều được nhận một tấm thiệp chúc mừng từ Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan. “Hành động nhỏ nhưng khiến chúng mình cảm thấy rất vui như được trở về nhà. Những tấm thiệp chúc mừng, lời chúc tốt đẹp từ Đại sứ quán không chỉ là những lời gửi gắm mà còn là lời nhắc nhở rằng, dù ở đâu, chúng mình vẫn luôn có một "ngôi nhà thứ hai" có những người luôn quan tâm, dõi theo để vững bước hơn trên con đường học tập”, Hữu Chánh chia sẻ.

Không gian văn hóa thuần Việt tại Hungary

Tết Việt muôn phương…
Nông Khắc Duy cùng nhiều du học sinh Việt tại Hunggari tự tay gói bánh chưng, bánh tét

Sinh sống và học tập tại Hungary 5 năm nên với Nông Khắc Duy, Tết cổ truyền luôn là dịp đặc biệt để cùng các du học sinh hướng về quê hương. Điều đặc biệt Duy và lưu học sinh ở đây làm mỗi khi Tết đến là tự tay nấu cỗ tất niên với những món ăn truyền thống như: Nem rán, giò chả, xôi và bánh chưng.

“Mình yêu không khí đó như ở nhà vậy, khi quây quần cùng người thân nấu những món ăn ngon. Không khí ấm áp, gần gũi như một gia đình. Dù ở xa chúng mình luôn cố gắng giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống qua từng món ăn”, Duy bộc bạch.

Duy cũng thường tham gia Tết cộng đồng do Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary tổ chức với các hoạt động như: Múa lân, văn nghệ, xin chữ đầu năm và cùng nhau thưởng thức các món ăn truyền thống. Chàng trai trẻ vui nhất khi được tham gia công tác chuẩn bị cho những sự kiện, từ trang trí không gian đến hỗ trợ chương trình. Khi đó, cảm xúc thường trực là niềm tự hào bởi những nét văn hóa đặc sắc của người Việt ít nơi đâu có được.

Tết Việt muôn phương…

Mâm cơm tất niên của du học sinh Việt tại Hunggari

Yêu văn hóa Việt nên trong vai trò Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam ở Hunggari, Duy có nhiều hoạt động nhằm duy trì và lan tỏa bản sắc dân tộc giữa lòng Châu Âu. Trong đó, sự kiện "Tết sum vầy" là một hoạt động đặc sắc và ý nghĩa được Hội Sinh viên Việt Nam tại Hungary tổ chức nhằm gắn kết các bạn trẻ và lan tỏa nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền dân tộc.

Trong sự kiện này, các bạn trẻ sẽ được tham gia cuộc thi viết thư chúc Tết và quay video ngắn. Họ được khuyến khích thể hiện tình cảm, những câu chuyện cá nhân hoặc góc nhìn về Tết cổ truyền. Những bức thư và video thường mang thông điệp ý nghĩa, gửi lời yêu thương đến gia đình và quê hương. Đây là cách các bạn trẻ không chỉ kết nối với cội nguồn mà còn phát huy tinh thần sáng tạo trong việc quảng bá văn hóa Việt.

Sự kiện thường kết thúc bằng một buổi tiệc ấm cúng với sự tham gia của đông đảo các bạn sinh viên. Những món ăn truyền thống như bánh chưng, giò chả, nem rán… sẽ được thiết đãi bạn bè quốc tế. Ở "Tết sum vầy" các bạn trẻ luôn tạo ra một không gian văn hóa thuần Việt. Vì thế, sự kiện không chỉ giúp cảm nhận rõ hơn giá trị của Tết cổ truyền và sự gắn bó của cộng đồng Việt Nam nơi xứ người và cùng hướng về Tổ quốc.

Các du học sinh trong sự kiện “Tết sum vầy”
Các du học sinh trong sự kiện “Tết sum vầy”

Lần đầu tiên đón Tết xa nhà là một trải nghiệm không bao giờ quên. Khi đó, chàng trai trẻ mới sang Hungary chưa lâu, mọi thứ đều còn lạ lẫm, từ thời tiết giá lạnh đến cuộc sống xa gia đình.

“Tết Nguyên Đán đến gần, nhìn bạn bè ở quê nhà quây quần bên gia đình, em cảm thấy rất nhớ nhà, nhớ không khí Tết, nhớ từng bữa cơm tất niên ấm áp. Kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi mình tham gia gói bánh chưng tại chùa Tuệ Giác. Các bạn chưa từng gói bánh chưng trước đó nên rất lóng ngóng. Sau đó, cả nhóm ngồi quanh bếp lửa, kể chuyện quê nhà và chờ bánh chín trong cái lạnh mùa đông Hungary. Giây phút ấy, mình cảm nhận được sự ấm áp của tình đồng hương, đồng bào và tự nhận thấy phải sống có trách nhiệm hơn”, Duy tâm sự.

Đọc thêm

Tuổi trẻ thi đua cao điểm chào mừng Đại hội XIV của Đảng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ thi đua cao điểm chào mừng Đại hội XIV của Đảng

TTTĐ - Theo kế hoạch, tuổi trẻ cả nước sẽ thực hiện đợt thi đua cao điểm để chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Các cấp bộ Đoàn chủ động triển khai nhiều hoạt động, công trình, phần việc trong suốt thời gian này.
Góp sức trẻ xây dựng những vùng nông thôn mới đáng sống Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Góp sức trẻ xây dựng những vùng nông thôn mới đáng sống

TTTĐ - Trong giai đoạn 2021–2025, phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng Nông thôn mới” đã ghi nhận sự đóng góp tích cực, hiệu quả của Đoàn Thanh niên cả nước. Không chỉ thể hiện vai trò xung kích, tình nguyện, lực lượng đoàn viên, thanh niên còn khẳng định được tinh thần sáng tạo, trách nhiệm xã hội và tư duy đổi mới trong tham gia phát triển nông thôn bền vững.
Thắt chặt tình hữu nghị thanh niên 2 nước Việt Nam - Trung Quốc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thắt chặt tình hữu nghị thanh niên 2 nước Việt Nam - Trung Quốc

TTTĐ - Ngày 16/4, trong khuôn khổ chương trình Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 24 năm 2025, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Công tác thanh niên Việt - Trung: Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn và các tổ chức thanh thiếu nhi trong tình hình mới”.
Tháng Thanh niên và hành trình ý nghĩa của tuổi trẻ Đắk Lắk Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tháng Thanh niên và hành trình ý nghĩa của tuổi trẻ Đắk Lắk

TTTĐ - Tháng Thanh niên năm 2025 của tuổi trẻ Đắk Lắk đã khép lại với hàng loạt công trình, phần việc ý nghĩa, từ xây dựng Nông thôn mới, hỗ trợ người dân đến ứng dụng công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo…
Tổ chức tham quan mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu Khởi nghiệp sáng tạo

Tổ chức tham quan mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng thanh niên trên con đường khởi nghiệp, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức hành trình học tập, tham quan các mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu tại một số tỉnh thành miền Trung và phía Bắc.
Trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Tại chương trình “Tiếp sức đến trường”, Đoàn Thanh niên Cục CSGT phía Nam đã tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông (ATGT) và trao tặng 84 suất học bổng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Trường THCS Phan Bội Châu (Quận 12, TP Hồ Chí Minh).
Ninh Thuận: Hơn 300 đoàn viên hành trình về nguồn Nhịp sống trẻ

Ninh Thuận: Hơn 300 đoàn viên hành trình về nguồn

TTTĐ - Tỉnh đoàn Ninh Thuận vừa tổ chức hành trình về nguồn với chủ đề “Tự hào truyền thống – Tiếp bước lịch sử” tại huyện Bác Ái, thu hút sự tham gia của hơn 300 đoàn viên, thanh thiếu nhi, người dân và các thế hệ cán bộ Đoàn trong tỉnh.
Lớp học AI miễn phí của Đoàn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lớp học AI miễn phí của Đoàn

TTTĐ - Gồm 8 buổi học lý thuyết và 1 buổi trình diễn giới thiệu dự án vào cuối khóa học, chương trình tập huấn HUB GenAI Future Founders được thiết kế dành riêng cho sinh viên từ năm 2 trở lên, người lao động, người đứng đầu doanh nghiệp khởi nghiệp... quan tâm đến trí tuệ nhân tạo (AI). Đặc biệt, học viên còn có cơ hội nhận học bổng cùng sự hỗ trợ để khởi nghiệp sáng tạo.
Thực hiện 517 công trình, phần việc trong Tháng Thanh niên 2025 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thực hiện 517 công trình, phần việc trong Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - Trong Tháng Thanh niên 2025, tuổi trẻ Đà Nẵng thành lập 919 đội hình tình nguyện, xây dựng 517 công trình, phần việc thanh niên với tổng kinh phí hơn 5,6 tỷ đồng.
Bình Thuận tuyên dương 84 Cháu ngoan Bác Hồ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bình Thuận tuyên dương 84 Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - Hơn 200 đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ tiêu biểu đại diện cho hơn 173.000 thiếu nhi, đội viên toàn tỉnh Bình Thuận vừa tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ XIII, năm 2025.
Xem thêm