Tag

Tập trung khắc phục tình trạng chồng chéo, chưa đầy đủ về quy định pháp luật

Tin tức 10/05/2023 21:00
aa
TTTĐ - Chiều 10/5, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và TP Hải Phòng để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư, xây dựng hạ tầng và xuất khẩu.
Giải quyết thỏa đáng, đúng quy định pháp luật các kiến nghị của người dân quanh Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn Rà soát các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu thống nhất
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc làm việc với tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và TP. Hải Phòng - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc làm việc với tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và TP Hải Phòng - Ảnh: VGP/Hải Minh

Trước đó, trong buổi sáng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đi khảo sát tình hình thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp và quản lý vùng đệm di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Hải Dương, Quảng Ninh và Hải Phòng đều thuộc nhóm các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao

Báo cáo của các địa phương tại buổi làm việc cho thấy trong bối cảnh nước ta gặp nhiều khó khăn, trong đó 6 địa phương phát triển mạnh về công nghiệp đều có mức tăng trưởng thấp thì Hải Dương, Quảng Ninh và Hải Phòng đều thuộc nhóm các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất nước.

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Hải Minh
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Hải Minh

Cụ thể, Hải Phòng tăng 9,65%, gấp 2,9% bình quân chung cả nước, đứng thứ 3 cả nước về tốc độ tăng trưởng, đứng đầu vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH); Hải Dương tăng 8,35 %, đứng thứ 9 cả nước về tốc độ tăng trưởng, đứng thứ 3 trong vùng ĐBSH; Quảng Ninh tăng 8,06%, đứng thứ 12 cả nước về tốc độ tăng trưởng, đứng thứ 6 trong vùng ĐBSH.

Chỉ số sản xuất công nghiệp của 3 địa phương đều tăng so với cùng kỳ, trong đó Hải Phòng tăng 13,37%, Hải Dương tăng 10,7%, Quảng Ninh tăng 4,7%, tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chủ lực là thế mạnh của các địa phương như: Chế biến chế tạo, sản xuất và lắp ráp ô tô, đóng tàu và cấu kiện nổi, sản phẩm điện, điện tử...

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng báo cáo - Ảnh: VGP/Hải Minh
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng báo cáo - Ảnh: VGP/Hải Minh

Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm của TP Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh đều tăng so với cùng kỳ, trong đó: Hải Phòng ước đạt 9 tỷ USD, tăng 16,58%; Quảng Ninh ước đạt 929 triệu USD, tăng 13,7%. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hải Dương có xu hướng giảm (4,5%) do một một số mặt hàng chủ lực như may mặc, da giày, thiết bị điện đều giảm.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài của 3 địa phương đạt 1,06 tỷ USD, chiếm gần 28% tổng số vốn của vùng ĐBSH, chiếm gần 12% cả nước.

Số doanh nghiệp thành lập mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập của 3 địa phương tăng về số lượng so với cùng kỳ là 2.392 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 16.629,8 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Hải Minh
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Hải Minh

Những tồn tại, vướng mắc

Về giải ngân vốn đầu tư công, đến nay, chỉ có TP Hải Phòng đạt tỉ lệ giải ngân là 38,28%, cao hơn bình quân chung cả nước (15,65%) trong khi Hải Dương, Quảng Ninh có tỉ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước, chỉ đạt khoảng 14% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Đặc biệt, tỉ lệ giải ngân vốn ODA của các địa phương là rất thấp, chỉ đạt 0,04%, trong đó TP. Hải Phòng, tỉnh Hải Dương chưa thực hiện giải ngân vốn ODA.

Lãnh đạo các địa phương cũng báo cáo với đoàn công tác về những tồn tại, vướng mắc ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của địa phương, trong đó có việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của địa phương để triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội.

Việc thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng khi thực hiện một số dự án giao thông đòi hỏi nhiều thời gian thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ chuẩn bị đầu tư dự án.

Trước đó, trong buổi sáng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đi khảo sát tình hình thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp tại Quảng Ninh - Ảnh: VGP/Hải Minh
Trước đó, trong buổi sáng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đi khảo sát tình hình thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp tại Quảng Ninh - Ảnh: VGP/Hải Minh

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường thì việc thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, dù diện tích rất ít, cũng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường làm kéo dài thời gian thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.

Các địa phương cũng báo cáo về những vướng mắc liên quan đến phòng cháy, chữa cháy, nhà ở cho người lao động trong khu kinh tế, khu công nghiệp; tiếp cận nguồn vốn tín dụng, trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản khi thực hiện các dự án BOT; cấp phép cho lao động nước ngoài làm việc ở các vị trí nhà quản lý, chuyên gia; việc cung cấp điện cũng như đất sử dụng để san lấp mặt bằng tại các khu công nghiệp...

Tại cuộc họp, lãnh đạo, đại diện các bộ, ngành Trung ương giải đáp những khó khăn, vướng mắc của 3 địa phương đồng thời cập nhật tiếp độ sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, những vướng mắc liên quan đến chính sách chính sách nhà ở, giá đất, đấu thầu, phòng cháy, chữa cháy…. theo phản ánh của các địa phương đều đã được đưa vào các dự thảo luật sửa đổi để trình Quốc hội.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho hay, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội dự thảo một số nghị quyết nhằm tháo gỡ nhiều nút thắt về thể chế cho các địa phương.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát vùng đệm di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát vùng đệm di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - Ảnh: VGP/Hải Minh

Cụ thể, Chính phủ đã trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc liên quan đến đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, trong đó thí điểm 3 chính sách: Tỉ lệ vốn nhà nước tham gia các dự án đối tác công tư (PPP); giao thẩm quyền cho địa phương làm cơ quan chủ quản, sử dụng vốn ngân sách địa phương đầu tư các dự án quốc lộ cao tốc qua các địa phương; giao cho 1 địa phương quyết định chủ trương đầu tư đối với cá dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và sử dụng ngân sách của địa phương này để hỗ trợ vốn cho địa phương khác.

Chính phủ cũng đã trình dự thảo Nghị quyết thí điểm sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có; Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng nhằm mục tiêu kích cầu tiêu dùng phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện hay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, sớm phục hồi và phát triển kinh tế.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh theo Quyết định 435, sẽ có 26 đoàn công tác của Chính phủ đến tất cả các địa phương để khảo sát, nhận diện rõ những quy định còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất, còn chồng chéo - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng nhấn mạnh theo Quyết định 435, sẽ có 26 đoàn công tác của Chính phủ đến tất cả các địa phương để khảo sát, nhận diện rõ những quy định còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất, còn chồng chéo - Ảnh: VGP/Hải Minh

Nhiều nút thắt chưa được giải quyết căn cơ

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thẳng thắn nhìn nhận đất nước phải đối mặt với nhiều thách thức do tình hình thế giới chưa bớt khó khăn, nền kinh tế nước ta có độ mở cao nên dễ bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài, nhiều nút thắt chưa được giải quyết căn cơ, trong khi doanh nghiệp chưa có đủ năng lượng để khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy để đạt được mục tiêu đặt ra cho năm 2023, tất cả các bộ, ngành, địa phương đều phải nỗ lực lớn, quyết tâm rất cao.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh theo Quyết định 435, sẽ có 26 đoàn công tác của Chính phủ đến tất cả các địa phương để khảo sát, nhận diện rõ những quy định còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất, còn chồng chéo, hoặc còn thiếu để từ đó điều chỉnh, bổ sung, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện với một tốc độ nhanh hơn để bù đắp cho những khó khăn.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tổng hợp tất cả những khó khăn, vướng mắc của các địa phương từ 26 đoàn công tác, để từ đó phải đề xuất được giải pháp tháo gỡ.

Quá trình tổng hợp, đề xuất giải pháp tháo gỡ phải thực hiện theo các nguyên tắc từng bước, trước mắt tập trung khắc phục tình trạng chồng chéo, chưa đầy đủ về quy định pháp luật; phân cấp mạnh hơn nữa cho các địa phương; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan.

Trước kiến nghị của tỉnh Quảng Ninh liên quan đến việc quản lý vùng đệm Vịnh Hạ Long, Phó Thủ tướng yêu cầu phải có tổng hợp những khó khăn, vướng mắc từ tất cả các địa phương có vùng đệm các khu di tích, di sản để đưa ra giải pháp khắc phục đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công thương chủ trì buổi làm việc giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh về cơ chế cấp điện cho các khu công nghiệp trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa hai bên.

Phó Thủ tướng cũng giao Văn phòng Chính phủ trao đổi với các bộ, ngành để khi ban hành thông báo kết luận cuộc họp hôm nay, có thể nêu thời hạn các bộ, ngành hoàn thành giải quyết một số khó khăn, vướng mắc của địa phương.

Đọc thêm

Khẩn trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm hoạt động thông suốt Tin tức

Khẩn trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm hoạt động thông suốt

TTTĐ - Sáng 21/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ có cuộc tiếp xúc cử tri là đại diện doanh nghiệp trên địa bàn trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
TP Hồ Chí Minh mở rộng tạo thành một cực tăng trưởng mới tầm cỡ khu vực và quốc tế Tiêu điểm

TP Hồ Chí Minh mở rộng tạo thành một cực tăng trưởng mới tầm cỡ khu vực và quốc tế

Sáng 21/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu tại khu vực miền Nam.
Cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" Tin tức

Cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam"

TTTĐ - Sáng 21/4, Cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2025.
Khẩn trương lấy ý kiến về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Thời sự

Khẩn trương lấy ý kiến về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Ngày 19/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước Tin tức

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn trong cả nước.
Huyện Gia Lâm: Tổ chức lấy ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Tin tức

Huyện Gia Lâm: Tổ chức lấy ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Sáng nay (19/4), huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND huyện, HĐND xã, thị trấn về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Quảng Ninh Tin tức

Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Quảng Ninh

TTTĐ - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu trên địa bàn huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà và Hải Hà.
Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững Tin tức

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

TTTĐ - Chiều 18/4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường Tin tức

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường

TTTĐ - Chiều 18/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 10 tiếp xúc cử tri huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn. Theo đó, trao đổi với cử tri, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, trong chiều 18/4, thành phố đã tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn.
Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước Tin tức

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Xem thêm