Tag

Tạo không gian pháp lý kiến tạo cho hoạt động khai thác, sử dụng bền vững đất rừng, tài nguyên rừng

Kinh tế 13/05/2025 16:00
aa
TTTĐ - Sáng 13/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp có bổ sung quy định chi tiết về nuôi, trồng phát triển và thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
BAT Việt Nam tham gia trồng rừng thúc đẩy bảo vệ môi trường Trải nghiệm “lớp học trong rừng” để bảo vệ nguồn nước và môi trường Cùng người dùng góp phần giảm phát thải carbon Trồng hơn 40 nghìn cây gỗ lớn, ứng phó với biến đổi khí hậu
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần chú trọng đến vai trò cộng đồng, giữ dân mới giữ được rừng, người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần chú trọng đến vai trò cộng đồng, giữ dân mới giữ được rừng, người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tham dự cuộc họp còn có lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính, và một số tỉnh có vùng dược liệu lớn như Nghệ An, Quảng Nam, Kon Tum, Lai Châu, Yên Bái.

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Phó Thủ tướng yêu cầu Dự thảo Nghị định phải giải quyết được khó khăn, thách thức từ thực tiễn trong phát triển cây dược liệu dưới tán rừng; đồng thời xác định rõ phạm vi những khu vực, loại rừng cần quản lý, bảo vệ chặt chẽ; ngăn chặn, xử lý hiệu quả các hoạt động nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trái phép, tự phát gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng, môi trường rừng.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng, có nhiều nguồn gen được sử dụng làm thuốc phòng và chữa bệnh. Trong đó, có nhiều loài dược liệu quý về công dụng chữa bệnh và có giá trị kinh tế cao như: Sâm Việt Nam, Tam thất, Đảng sâm… Nhiều tỉnh đã tập trung phát triển cây dược liệu trong rừng theo phương thức lâm-nông kết hợp, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo không gian pháp lý kiến tạo cho hoạt động khai thác, sử dụng bền vững đất rừng, tài nguyên rừng

Vì vậy, Nghị định sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý; tháo gỡ một số khó khăn trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn năm 2045, Đề án phát triển đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050.

Dự thảo Nghị định bổ sung thuật ngữ "Cây dược liệu" và "Thu hoạch cây dược liệu"; quy định các nguyên tắc, hình thức, phương thức, nội dung phương án cũng như trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.

Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị định cũng quy định về cho thuê môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.

Lãnh đạo các tỉnh cho biết việc ban hành Nghị định, cùng với chính sách cho thuê môi trường rừng là phù hợp với thực tiễn, mở thêm hướng phát triển kinh tế dưới tán rừng. Địa phương có cơ sở pháp lý để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển vùng dược liệu, cũng như xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn nguồn gốc địa lý đối với dược liệu do người dân nuôi, trồng phát triển và thu hoạch cây dược liệu trong rừng.

Tạo không gian pháp lý kiến tạo cho hoạt động khai thác, sử dụng bền vững đất rừng, tài nguyên rừng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Hà Trọng Hải đề nghị, xem xét miễn tiền cho thuê môi trường rừng đối với vùng khó khăn, khuyến khích hoạt động liên kết, tạo công ăn việc làm cho đồng bào, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng…

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình kiến nghị Dự thảo Nghị định cần bổ sung chính sách khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân nuôi, trồng phát triển dược liệu; mở rộng thêm khu vực rừng được phép nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu tại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho rằng mục tiêu trồng cây dược liệu dưới tán rừng để phát triển rừng, vì vậy, Nghị định phải xây dựng các tiêu chí, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan; mở rộng không gian phát triển kinh tế từ rừng bằng cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư vào các vùng dược liệu như cơ sở nghiên cứu, nhà máy chế biến, hậu cần…

Tạo không gian pháp lý kiến tạo cho hoạt động khai thác, sử dụng bền vững đất rừng, tài nguyên rừng

Chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo Nghị định

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp xác đáng, từ thực tiễn của các địa phương để chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo Nghị định về phạm vi, nội hàm, mục tiêu, nhằm tạo không gian pháp lý kiến tạo cho hoạt động khai thác, sử dụng bền vững, đa mục đích đất rừng, tài nguyên rừng.

Phó Thủ tướng cho rằng, Nghị định cần tập trung quy định chặt chẽ hoạt động nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, và áp dụng chính sách khác nhau ở những khu vực địa bàn khác nhau về điều kiện kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng.

Trong đó, vùng đệm ở khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ phải quy định chi tiết loại cây dược liệu được trồng, phương thức canh tác..., vùng lõi bảo vệ nghiêm ngặt phải kiểm soát hạn ngạch thu hoạch, khai thác cây dược liệu phát triển tự nhiên.

Tạo không gian pháp lý kiến tạo cho hoạt động khai thác, sử dụng bền vững đất rừng, tài nguyên rừng

Về một số cơ chế, chính sách cụ thể, Phó Thủ tướng cho rằng Nghị định phải thiết kế cơ chế khuyến khích, ưu đãi về máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ, tín dụng, đất đai xây dựng kho bãi, nhà xưởng chế biến… cho doanh nghiệp tổ chức liên kết với người dân trong nuôi, trồng phát triển các vùng dược liệu quy mô lớn, tạo ra được các chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu mang thương hiệu của địa phương, quốc gia, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, đủ điều kiện xuất khẩu.

"Nghị định cần chú trọng đến vai trò cộng đồng, giữ dân mới giữ được rừng, người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trình tự hồ sơ, thủ tục hành chính rõ đối tượng, cách làm để địa phương thực hiện theo thẩm quyền được phân cấp, phân quyền mà không cần phải ban hành thêm văn bản; ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý hậu kiểm thay cho tiền kiểm.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các bộ Tài chính, Y tế, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách bảo hiểm đối với hoạt động nuôi, trồng phát triển cây dược liệu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; xem xét bổ sung nhiệm vụ cho các quỹ liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng để hỗ trợ người nuôi, trồng phát triển cây dược liệu; xây dựng chỉ dẫn địa lý, bản đồ vùng dược liệu, sàn giao dịch thương mại điện tử…

Văn Thiêm

Đọc thêm

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ ngày 1/7/2025 Doanh nghiệp

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ ngày 1/7/2025

TTTĐ - Mới đây, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Generali ra mắt loạt sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới Doanh nghiệp

Generali ra mắt loạt sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới

TTTĐ - Ngày 1/7, Generali Việt Nam chính thức ra mắt thế hệ bảo vệ mới cùng sản phẩm bảo hiểm liên kết chung "Vita - Ngày mai vững chắc".
Thủ tướng chủ trì cuộc họp thúc đẩy hợp tác với một số nước Mỹ Latinh – Caribe Kinh tế

Thủ tướng chủ trì cuộc họp thúc đẩy hợp tác với một số nước Mỹ Latinh – Caribe

Chiều 30/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về thúc đẩy hợp tác trên một số lĩnh vực với một số nước tại khu vực Mỹ Latinh – Caribe để chuẩn bị phục vụ cho các hoạt động đối ngoại cấp cao, tăng cường hợp tác với khu vực này thời gian tới.
Co-opBank đạt được nhiều dấu ấn nổi bật trong nửa đầu năm 2025 Doanh nghiệp

Co-opBank đạt được nhiều dấu ấn nổi bật trong nửa đầu năm 2025

TTTĐ - Ngày 30/6, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
Đổi mới từ "lượng" đến "chất", các sản phẩm nào của Vinamilk mang về cúp quán quân từ Hà Lan? Doanh nghiệp

Đổi mới từ "lượng" đến "chất", các sản phẩm nào của Vinamilk mang về cúp quán quân từ Hà Lan?

TTTĐ - Nếu đầu năm 2025, Vinamilk gây ấn tượng về số lượng 125 sản phẩm mới tung ra thị trường, thì mới đây, doanh nghiệp sữa tỷ đô này đã cho thấy bước tiến vượt bậc cả về “chất” khi là thương hiệu Việt duy nhất được vinh danh tại Giải thưởng đổi mới ngành Sữa toàn cầu. Những yếu tố đắt giá nào giúp họ sở hữu “cú đúp” ngôi quán quân về “vị ngon” và “thiết kế bao bì xuất sắc”?
Sáu tỉnh miền Tây hướng mạnh ra biển Kinh tế

Sáu tỉnh miền Tây hướng mạnh ra biển

TTTĐ - Sau sắp xếp địa giới hành chính, sáu tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều sở hữu đường bờ biển dài và đang tăng tốc phát triển kinh tế biển, logistics, năng lượng tái tạo và du lịch ven biển, mở ra triển vọng mới cho vùng đất lục tỉnh Nam Kỳ xưa.
Hợp tác chiến lược, ra mắt dịch  vụ trả sau “MWG PayLater” Doanh nghiệp

Hợp tác chiến lược, ra mắt dịch vụ trả sau “MWG PayLater”

TTTĐ - Ngày 30/6, Ngân hàng số Cake by VPBank (Cake) công bố hợp tác chiến lược cùng Công ty CP Thế Giới Di Động triển khai dịch vụ trả sau mang thương hiệu riêng đầu tiên của Tập đoàn Thế Giới Di Động (MWG) - “MWG PayLater”.
Hơn 33.000 tỷ đồng đầu tư vào Bình Dương Nhịp sống phương Nam

Hơn 33.000 tỷ đồng đầu tư vào Bình Dương

TTTĐ - Tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, Bình Dương vừa trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 6 dự án lớn với tổng vốn hơn 33.000 tỷ đồng. Đây là bước tiến quan trọng trong bối cảnh địa phương này sắp sáp nhập vào TP Hồ Chí Minh và bước vào giai đoạn phát triển mới.
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản Doanh nghiệp

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản

TTTĐ - Sáng 29/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng quản trị và các cộng sự của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Cùng dự có Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
VinFast Hà Tĩnh: Xác lập kỷ lục về tiến độ hoàn thiện nhà máy Doanh nghiệp

VinFast Hà Tĩnh: Xác lập kỷ lục về tiến độ hoàn thiện nhà máy

Sáng 29/6, tại Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự lễ khánh thành Nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh. Chưa đầy 7 tháng kể từ ngày khởi động, VinFast đã hoàn thành và đưa vào vận hành nhà máy thứ 2 của VinFast tại Việt Nam, và là nhà máy thứ 5 được triển khai xây dựng trên toàn thế giới.
Xem thêm