Tag
Chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Tạo điều kiện để người dân tiếp cận dịch vụ xã hội thuận lợi

Chuyển đổi số 11/01/2024 13:56
aa
TTTĐ - TP Hà Nội xác định “thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội do ngành Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý” là một trong những nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt; tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách nhanh chóng, thuận lợi, thụ hưởng và nhận định đúng các chính sách của Đảng, Nhà nước.
Bảo đảm mọi người dân được thụ hưởng dịch vụ xã hội cơ bản Thúc đẩy chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt Phải tạo thuận lợi nhất cho người dân

Đem lại lợi ích tối đa cho người dân

UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo các đơn vị phát động tháng cao điểm trên toàn địa bàn thành phố về việc tập trung tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội thực hiện đăng ký tài khoản để chi trả không dùng tiền mặt, đặc biệt tập trung thực hiện chi trả chính sách an sinh xã hội trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Thúc đẩy chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt
Ảnh minh họa

Trong đó xác định đảm bảo 100% người dân đã có tài khoản và mong muốn chi trả qua tài khoản trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 được thực hiện chi trả qua tài khoản; khuyến khích, vận động, tuyên truyền cho những người dân được hưởng an sinh xã hội có nhu cầu chi trả qua tài khoản và hỗ trợ việc đăng ký tài khoản; đối với các trường hợp yếu thế, gặp nhiều khó khăn hoặc không có khả năng trong việc giao dịch, nhận trợ cấp qua tài khoản thì xây dựng các phương án, cách thức hỗ trợ phù hợp với đặc điểm tình hình và nhu cầu của người dân; Đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, đơn giản và thuận tiện.

TP Hà Nội xác định “thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội do ngành Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý” là khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công cuộc chuyển đổi số; góp phần vào công tác phòng chống tiêu cực, phòng chống tội phạm trong lĩnh vực an sinh xã hội, đảm bảo chi trả đúng chính sách, đúng đối tượng, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham nhũng, trục lợi đã xảy ra và kéo dài trong thời gian qua; đồng thời hỗ trợ kịp thời các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn nhất trong xã hội và khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với nhóm đối tượng “yếu thế” đặc thù trên.

Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội đã chỉ đạo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã chủ động, cùng cán bộ cấp xã cung cấp danh sách các trường hợp được đang hưởng chế độ ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội cho lực lượng Công an cùng cấp, phối hợp Tổ công tác 06 cùng cấp và giữ vai trò nòng cốt trong quá trình thực hiện tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân mở tài khoản ngân hàng để nhận chi trả trợ cấp hằng tháng.

Theo Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Hồng Dân, công tác chuẩn bị tổ chức chăm lo Tết, công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, thực hiện chế độ chính sách đối với người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động được thành phố đặc biệt quan tâm và việc bảo đảm để người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội được chi trả kịp thời, minh bạch, thuận tiện được ưu tiên hàng đầu.

Chính vì vậy, UBND thành phố đã chỉ đạo phát động tháng cao điểm về việc tập trung tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội thực hiện đăng ký tài khoản để thực hiện chi trả không dùng tiền mặt, đặc biệt tập trung thực hiện chi trả chính sách an sinh xã hội trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; trong đó xác định bảo đảm 100% người dân đã có tài khoản và mong muốn chi trả qua tài khoản trong dịp Tết Giáp Thìn được thực hiện chi trả qua tài khoản.

Căn cứ chỉ đạo của UBND thành phố, các đơn vị Công an thành phố; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội; Bưu điện thành phố Hà Nội và các đơn vị có liên quan đang khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao để triển khai có hiệu quả phương án thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân hưởng ưu đãi an sinh xã hội.

Đến nay, 30/30 quận, huyện, thị xã đã phân loại đối tượng, gửi danh sách về UBND các xã, phường, thị trấn; các xã, phường, thị trấn bàn giao danh sách cho Công an cấp xã. Đồng thời Sở LĐTB&XH đã gửi toàn bộ các danh sách theo nhóm đối tượng, đơn vị quản lý sang Công an thành phố (qua zalo) để phối hợp chỉ đạo; yêu cầu các quận, huyện, thị xã căn cứ nhu cầu đăng ký của công dân theo mẫu rà soát, nhằm phân loại nhanh đối tượng theo 4 nhóm để phối hợp với lực lượng công an, tổ công tác Đề án 06 các cấp triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả. Theo báo cáo khảo sát nhanh của 29/30 quận, huyện, thị xã đến nay có 43.175 người bất khả kháng không đăng ký được tài khoản an sinh, dự kiến toàn thành phố khoảng hơn 45.000 người bất khả kháng không đăng ký được tài khoản an sinh, chiếm 15,5% số người hưởng trợ cấp.

Thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh gọn

Theo Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, hiện thành phố có 291.301 người đang hưởng ưu đãi an sinh xã hội hàng tháng. Số người đã có tài khoản (tính đến trước ngày 7/1/2024) là 38.244/291.301 (đạt tỷ lệ 13,13%). Số người được chi trả qua tài khoản: 17.718/38.244 (đạt tỷ lệ 46,3% tổng số người đã có tài khoản); kinh phí thực hiện chi trả qua tài khoản: 39.628 triệu đồng. Số người đang hưởng trợ cấp ưu đãi người có công, bảo trợ xã hội hàng tháng cần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng phục vụ chi trả an sinh xã hội: 253.057 người (trung bình 437 người/đơn vị cấp xã).

Thực tế, hoạt động này nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý Nhà nước, tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi.

Ông Nghiêm Xuân Vượng, thương binh hạng 2/4 ở xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc đăng ký tài khoản để chi trả không dùng tiền mặt. Tôi chỉ đề xuất 2 vấn đề. Một là quy trình thực hiện đơn giản, thuận tiện, nhanh gọn nhất. Hai là với những người già, yếu không thể đi lại được thì cần có phương án hỗ trợ tận nhà”.

Thúc đẩy chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Theo đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội, đối với các trường hợp yếu thế, gặp nhiều khó khăn hoặc không có khả năng trong việc giao dịch, nhận trợ cấp qua tài khoản, chúng ta sẽ xây dựng các phương án, cách thức hỗ trợ phù hợp với đặc điểm tình hình và nhu cầu của người dân. Điều quan trọng là bảo đảm nguyên tắc không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, đơn giản và thuận tiện.

Các trường hợp không thể đi lại được, nhân viên chi trả phục vụ tận nhà và bảo đảm về con người, cơ sở vật chất và thực hiện đúng chế độ, thời gian chi trả hàng tháng cho đối tượng.

Đáng chú ý, với chủ trương của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo thành phố Hà Nội là “đem lại lợi ích tối đa cho người dân” cùng với sự tham gia của các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán..., trong thời gian thực hiện cao điểm mở đợt cao điểm tập trung tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội thực hiện đăng ký tài khoản để thực hiện chi trả không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Hà Nội, người dân thuộc trường hợp được hưởng ưu đãi xã hội khi đăng ký tài khoản để nhận chi trả ưu đãi trong thời gian quy định hoàn toàn được miễn phí toàn bộ các chi phí liên quan đến mở thẻ, duy trì thẻ và phí rút tiền tại các điểm rút tiền của ngân hàng trong quá trình sử dụng.

5 bước thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại Hà Nội

- Bước 1: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội chủ động phối hợp cùng UBND các cấp rà soát, phân loại danh sách các trường hợp đang hưởng chính sách an sinh xã hội (ASXH) gồm: Bảo trợ xã hội; Người có công; Hộ nghèo; Hộ cận nghèo; trường hợp khác để chuyển cho Công an cấp xã đối sánh, làm sạch và cập nhật thông tin đối tượng ASXH vào phần mềm trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hoàn thành trước ngày 9/1/2024.

Bước 2: Công an cấp xã/Cảnh sát khu vực căn cứ danh sách các trường hợp ASXH trên địa bàn để tham mưu UBND cấp xã chỉ đạo Tổ Đề án 06 cấp xã (trong đó, lực lượng công an cấp xã/Cảnh sát khu vực là nòng cốt và cán bộ LĐTBXH đến nhà theo địa chỉ cơ quan Công an cung cấp) để khảo sát, xác minh thông tin và vận động tuyên truyền về việc thực hiện chi trả qua tài khoản cho người dân thuộc diện được hưởng chính sách ASXH. Hoàn thành ngày 10/1/2024.

Bước 3: Tổ công tác cấp xã đến nhà theo địa chỉ người dân được hưởng chính sách ASXH và sử dụng bộ câu hỏi khảo sát để phân loại các nhóm trường hợp chính sách ASXH mong muốn được chi trả trợ cấp qua hình thức tài khoản hay không dùng tài khoản, thực hiện đăng ký và mở tài khoản ngân hàng. Hoàn thành trước ngày 15/1/2024.

Bước 4: Tổ công tác cấp xã phân loại, lập danh sách các loại trường hợp. Hoàn thành trong ngày 15/1/2024.

Bước 5: Công an cấp xã/Cảnh sát khu vực cập nhật, đồng bộ số tài khoản và tên ngân hàng vào phần mềm ASXH; đồng thời chuyển danh sách các trường hợp ASXH đến Phòng LĐTBXH để chi trả theo quy trình hiện hành. Hoàn thành trong ngày 16/1/2024.

Đọc thêm

Tập huấn nâng cao kỹ năng chuyển đổi số đến 579 xã, phường Công nghệ số

Tập huấn nâng cao kỹ năng chuyển đổi số đến 579 xã, phường

TTTĐ - Chiều 26/6, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp với Cục Chuyển đổi số quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Công an thành phố tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng về chuyển đổi số và triển khai Đề án 06.
Quảng Ninh: Chuyển đổi số - “chìa khóa” mở ra thành công Chuyển đổi số

Quảng Ninh: Chuyển đổi số - “chìa khóa” mở ra thành công

TTTĐ - Nhiều năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn là địa phương dẫn đầu về các chỉ số CCHC (Cải cách hành chính), từ năm 2017 - 2023, địa phương này đã có 5 lần dẫn đầu cả nước về các chỉ số PARINDEX, SIPAS, PCI, PAPI… Giải quyết thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới xây dựng chính quyền số và cơ quan Nhà nước “không giấy tờ” chính là “chìa khóa vàng” để Quảng Ninh sớm trở thành địa phương điển hình, đi đầu trong chuyển đổi số toàn diện, hướng đến trở thành mô hình mẫu chuyển đổi số của cả nước.
MediaTek nâng cấp sản phẩm, tập trung vào AI để cải tiến công nghệ Chuyển đổi số

MediaTek nâng cấp sản phẩm, tập trung vào AI để cải tiến công nghệ

TTTĐ - Tại buổi gặp gỡ truyền thông Việt Nam 2024 vào ngày 25/6, các lãnh đạo MediaTek đã nhấn mạnh vị thế dẫn đầu bền vững và định vị chiến lược thị trường trong giai đoạn tới của công ty.
Quy định rõ trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử Công nghệ số

Quy định rõ trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử. Trong đó, Nghị định quy định rõ trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử.
Chuyển đổi số - bước tiến mới trong cấp phiếu lý lịch tư pháp Công nghệ số

Chuyển đổi số - bước tiến mới trong cấp phiếu lý lịch tư pháp

TTTĐ - Nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực ngành Tư pháp, ngay từ đầu năm 2024, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã bàn hành các kế hoạch và chủ động triển khai, thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực.
Những tiện ích thông minh trên ứng dụng iHanoi Công nghệ số

Những tiện ích thông minh trên ứng dụng iHanoi

TTTĐ - Ngày 28/6, UBND TP Hà Nội sẽ công bố vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi), nhằm cung cấp các tiện ích đô thị thông minh tới người dân ở mọi khía cạnh cuộc sống như: Giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp…
Sắp ra mắt ứng dụng Công dân Thủ đô số iHaNoi Công nghệ số

Sắp ra mắt ứng dụng Công dân Thủ đô số iHaNoi

TTTĐ - Theo kế hoạch vận hành một số ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội sẽ ra mắt ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi) vào ngày 28/6/2024.
Người dân háo hức chờ đợi ứng dụng Công dân Thủ đô số Công nghệ số

Người dân háo hức chờ đợi ứng dụng Công dân Thủ đô số

TTTĐ - Thông tin chiều 28/6 tới, UBND thành phố Hà Nội sẽ công bố hàng loạt ứng dụng nền tảng thuộc Đề án 06 Chính phủ như: Công dân Thủ đô số (iHaNoi); Hồ sơ sức khỏe điện tử; Cấp lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID… thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Thậm chí, nhiều người còn đếm ngược đến giờ G để có thể theo dõi sự kiện này.
Tạo hiệu ứng tích cực lan tỏa, thực hiện thành công Đề án 06 Công nghệ số

Tạo hiệu ứng tích cực lan tỏa, thực hiện thành công Đề án 06

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thông tin, tuyên truyền một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Quyết tâm xây dựng "xã hội số - xã hội niềm tin” Chuyển đổi số

Quyết tâm xây dựng "xã hội số - xã hội niềm tin”

TTTĐ - Ngày 28/6, thành phố Hà Nội sẽ công bố và chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi). Ứng dụng cung cấp thông tin toàn diện, tạo kênh kết nối nhằm thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp.
Xem thêm