Tăng cường bảo vệ quyền con người trong ứng phó đại dịch Covid-19
Sáng 16/11, Việt Nam không có ca mắc mới Covid-19 Chiều 15/11, thêm 16 ca mắc mới Covid-19 Sáng 15/11, thêm 9 ca mắc mới Covid-19 |
![]() |
Việt Nam cũng được đánh giá là một quốc gia điển hình về ứng phó hiệu quả với COVID-19 |
Dịch COVID-19 không chỉ cướp đi sinh mệnh và ảnh hưởng đến sức khoẻ của hàng chục triệu người mà đã gây nên nhiều tác động tiêu cực đến đời sống và quyền cơ bản của mọi cá nhân, cộng đồng trên toàn thế giới, đáng kể là tình trạng suy thoái kinh tế, gia tăng kỳ thị, bất bình đẳng, đói nghèo, mất việc làm...Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến việc thụ hưởng tất cả các quyền con người cơ bản, tuy nhiên, quyền chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất là quyền về sức khoẻ. Chính vì vậy, các nỗ lực nhằm phòng, chống lại dịch COVID-19 của các quốc gia hiện nay chính là để bảo đảm quyền sống, đặc biệt là quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho con người.
Quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ được quy định tại Điều 25 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, Điều 12 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Điều 24 của Công ước quyền trẻ em, Điều 12 của Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và Điều 25 của Công ước về quyền của người khuyết tật. Đây là những điều ước cơ bản về quyền con người mà Việt Nam đã phê chuẩn và có nghĩa vụ pháp lý trong việc thực hiện.
Để ứng phó với tình trạng khẩn cấp về y tế công, luật quốc tế về quyền con người quy định, kể cả trong bối cảnh của đại dịch, các quốc gia vẫn cần tuân thủ các nghĩa vụ cơ bản nhằm bảo đảm sự tôn trọng phẩm giá và quyền con người. Tuy nhiên, các quốc gia được phép thực hiện một số biện pháp ứng phó với dịch bệnh như: cách ly xã hội, phong toả, đóng cửa biên giới hay thậm chí là ban bố tình trạng khẩn cấp. Để thực hiện những biện pháp này các quốc gia có thể hạn chế một số quyền con người hay tạm thời rút lui một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực thi một số quyền con người nhất định như quyền tự do đi lại, quyền về việc làm, quyền tự do kinh doanh, quyền được học tập, quyền tự do hội họp…
Ngoài ra, không phải tất cả các quyền con người đều có thể bị hạn chế, kể cả khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp, quốc gia vẫn không được phép rút lui nghĩa vụ thực hiện với tất cả các quyền. Chẳng hạn, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền không bị tra tấn và trừng phạt hay đối xử vô nhân đạo, hạ nhục, quyền không bị bắt làm nô lệ, quyền không bị giam giữ vì lý do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng, quyền được tiếp cận với lương thực, thực phẩm, nước uống và chăm sóc y tế ban đầu... là những quyền luôn cần được bảo đảm, kể cả trong tình trạng khẩn cấp về y tế.
Cần lưu ý rằng, các quyết định mà quốc gia đưa về hạn chế quyền để nhằm mục đích cách ly, cô lập để bảo vệ nền y tế công hay việc tuyên bố tạm rút lui nghĩa vụ trong tình trạng khẩn cấp quốc gia về y tế cần được xem xét dựa trên tính hợp pháp, tính cần thiết và sự cân đối, phù hợp. Để cung cấp hướng dẫn cụ thể cho các quốc gia về nguyên tắc, điều kiện thực hiện hạn chế quyền hay tạm rút lui nghĩa vụ thực hiện quyền của nhà nước, Hội đồng kinh tế và xã hội Liên hợp quốc đã thông qua Nguyên tắc Siracusa (1984).
Với phương châm hành động sớm và quyết liệt, tiếp cận toàn diện, dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đảng Cộng sản và Chính phủ, Việt Nam là quốc gia bước đầu thành công trong ứng phó với COVID-19. Việt Nam cũng được đánh giá là một quốc gia điển hình về ứng phó hiệu quả với COVID-19 theo mô hình tiếp cận chi phí thấp (low-cost model).
Khảo sát gần đây của nền tảng nghiên cứu Dalia - là khảo sát công chúng quy mô lớn về COVID-19 nhằm tìm hiểu cách nhìn của công dân toàn cầu về nỗ lực của các chính phủ trong ứng phó với COVID-19 đã lấy ý kiến đánh giá của 32.631 người dân ở 45 quốc gia về nỗ lực ứng phó với COVID-19 với ba mức độ: quá ít, thoả đáng và quá mạnh tay. Theo kết quả khảo sát, 62% người Việt Nam cho rằng chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 phù hợp, không quá mạnh tay, hay lỏnglẻo...
Việt Nam là quốc gia thành viên của 7/9 điều ước cốt lõi về quyền con người. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo đảm cân đối giữa việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp phòng chống COVID-19 và tôn trọng các cam kết và nghĩa vụ pháp lý của mình theo quy định của pháp luật quốc tế và hiến pháp, pháp luật quốc gia. Có thể kể đến một số kết quả về bảo đảm quyền con người trong ứng phó với COVID-19 của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua như sau:
Quyền được chăm sóc sức khoẻ là một quyền hiến định được quy định tại Điều 14 của Hiến pháp 2013, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989), Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm (2007), Luật Khám chữa bệnh (2009) và nhiều quy định pháp luật liên quan. Đại dịch COVID-19 là một vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu đe doạ đến tính mạng và sức khoẻ của mọi cá nhân trong xã hội. Trong thời gian qua, Việt Nam đã huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị và nhân dân nhằm triển khai thực hiện một loạt các biện pháp y tế công. Những ứng phó với đại dịch COVID- 19 của Chính phủ Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với nghĩa vụ thực hiện quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của người dân trong tình huống khẩn cấp y tế dựa theo yêu cầu cơ bản của quyền này là bảo đảm: Tính sẵn có của cơ sở, hàng hoá, dịch vụ y tế; khả năng tiếp cận với cơ sở, hàng hoá, dịch vụ, thông tin y tế với chi phí hợp lý và không có sự phân biệt đối xử với bất kỳ nhóm đối tượng nào;phù hợp về mặt y học và với điều kiện đặc thù về kinh tế, xã hội, văn hoá của từng quốc gia; và 4) bảo đảm nền y tế có chất lượng.
Cụ thể, để bảo đảm quyền về sức khoẻ trong ứng phó với dịch COVID-19, Chính phủ Việt Nam đã chủ động áp dụng một loạt biện pháp phòng chống dịch bệnh, có thể kể đến một số biện pháp sau:
Triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm: Thủ tướng Chính phủ đã thông qua các Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11-3-2020 về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới và Chỉ thị số16 CT-TTg ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 để thực hiện các chiến lược ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch với các hành động cụ thể như: kiểm soát, cách ly bắt buộc với người nhập cảnh, đóng cửa trường học, hạn chế đi lại, khai báo y tế, cách ly toàn xã hội, xử lý nguồn lây bệnh, ổ dịch, quản lý lây nhiễm chéo tại cơ sở y tế, quản lý nguy cơ lây nhiễm ở các nhóm nguy cơ cao và trường hợp cần cách ly… Chính phủ cũng phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện quyết liệt việc bảo đảm để mọi người dân đều được tiếp cận với các cơ sở, dịch vụ y tế và vật tư y tế đặc biệt là khẩu trang, bảo hộ, cồn rửa tay sát khuẩn khi dịch bệnh xảy ra.
Triển khai các biện pháp điều trị: Bệnh Covid-19 chưa có Vắcxin phòng ngừa hay thuốc điều trị, vì vậy, việc xây dựng pháp đồ điều trị được tập trung vào điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới. Bộ Y tế Việt Nam đã kịp thời công bố các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mới cho các cơ sở điều trị với các văn bản chỉ đạo như: Quyết định 125/QĐ-BYT ngày 16-1-2020 về việc Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV), Quyết định 181/QĐ-BYT ngày 21/1/2020 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV)...
Ngoài ra, để bảm đảm việc tiếp cận điều trị cho tất cả mọi người, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 219/QĐ-BYT bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCov) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A - là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Theo đó, những người mắc bệnh dịch này sẽ được khám và điều trị miễn phí. Trong bối cảnh, ở nhiều quốc gia trên thế giới bệnh nhân phải tự chi trả mọi chi phí điều trị Covid-19 thì đây là một nỗ lực đáng ghi nhận của Chính phủ Việt Nam nhằm bảo đảm quyền được tiếp cận điều trị COVID-19 cho tất cả bệnh nhân.
Tiếp cận thông tin là yếu tố cực kỳ quan trọng trong phòng ngừa dịch bệnh COVID-19. Bài học thực tế ở một số quốc gia trên thế giới cho thấy việc che giấu, thiếu minh bạch thông tin về bệnh có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng trong kiểm soát dịch. Nhận thức rõ tầm quan trọng của tiếp cận thông tin liên quan đến dịch COVID-19, ngày 19-3-2020 các chuyên gia quốc tế, trong đó có Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do quan điểm và biểu đạt đã ra tuyên bố chung kêu gọi các chính phủ cần cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng và rộng rãi về dịch bệnh.
Để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về dịch bệnh cho người dân, Chính phủ, Bộ Y tế đã có chủ trương ngay từ đầu là Việt Nam luôn công khai tình hình của dịch với người dân và thế giới. Việt Nam xác định nguyên tắc đầu tiên trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 là công khai, minh bạch, không giấudịch và coi đây là một biện pháp để đẩy lùi dịch bệnh. Ngay từ khi dịch COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam đã áp dụng nhiều phương thức, cấp độ truyền thông khác nhau nhằm bảo đảm tiếp cận và minh bạch thông tin đồng thời cũng tránh gây hoang mang, hoảng loạn trong xã hội. Cụ thể, người dân đã được cung cấp đầy đủ và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam và trên thế giới, thông tin về các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, kể cả qua mạng xã hội, tin nhắn điện thoại. Đồng thời, Việt Nam cũng đã triển khai các kênh thông tin để tiếp nhận ý kiến, khuyến cáo của chuyên gia, các bộ ngành và người dân về các đề xuất, sáng kiến phòng ngừa dịch bệnh.
Có thể nói, minh bạch thông tin là một điểm cộng tích cực mà Chính phủ Việt Nam đã thành công trong giai đoạn vừa qua, thông qua đó giúp tạo dựng niềm tin và huy động sự đồng lòng của toàn dân trong ứng phó với đại dịch này.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả

Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy
