Tag

Tặng 10 suất thụ tinh ống nghiệm miễn phí cho 10 cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Sức khỏe 12/07/2020 18:24
aa
TTTĐ - Ngày 12/7, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức kỷ niệm 8 năm thành lập khoa Hỗ trợ sinh sản (2012- 2020) và hội thảo tổng kết “Tuần lễ Vàng ươm mầm hạnh phúc 2020- Hạnh phúc sẻ chia”.

Tặng 10 suất thụ tinh ống nghiệm miễn phí cho 10 cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

BSCKII. Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội phát biểu tại Hội thảo

Bài liên quan

"Tuần lễ vàng" hỗ trợ miễn phí 10 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn

10 cặp vợ chồng có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ miễn phí thụ tinh trong ống nghiệm

Hỗ trợ cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn tại "Tuần lễ vàng ươm mầm hạnh phúc 2019"

Vị bác sĩ “mát tay”, mang hạnh phúc cho các cặp hiếm muộn

Tại sự kiện, BSCKII. Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc bệnh viện cho biết, đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội nói chung, Khoa Hỗ trợ sinh sản nói riêng đã thực hiện thành công cho hàng ngàn ca, trong đó có không ít ca khó như hiếm muộn trên 20 năm thất bại sau nhiều lần IVF, cả hai vợ chồng cùng mang gen tan máu bẩm sinh (Thalassemia), người chồng vô tinh,...

Cũng theo lãnh đạo bệnh viện, hiện tỷ lệ thành công của các chu kỳ IVF khá cao và tăng dần theo từng năm, hiện tại là khoảng từ 50- 70%. Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư của bệnh viện lẫn nỗ lực từ đội ngũ y bác sỹ, chuyên viên.

Bên cạnh đó, bệnh viện thường xuyên cập nhật những kỹ thuật mới nhất giúp điều trị thành công nhiều ca khó cũng như tăng tỷ lệ thành công khi thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản có thể kể đến như kỹ thuật vi phẫu MicroTESE; nuôi phôi dài ngày kết hợp chẩn đoán di truyền tiền làm tổ...

Mặt khác, bệnh viện không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị đồng bộ, hiện đại cho các phòng khám, phòng xét nghiệm, phòng mổ, phòng Lab thụ tinh ống nghiệm và các khoa phòng chức năng giúp việc điều trị ngày càng hiệu quả, đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí cho bệnh nhân.

Hàng trăm gia đình hiếm muộn đã đạt được mong ước làm cha mẹ nhờ chương trình hỗ trợ của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.
Hàng trăm gia đình hiếm muộn đã đạt được mong ước làm cha mẹ nhờ chương trình hỗ trợ của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Trong năm 2020, bệnh viện dự kiến sẽ đưa cơ sở mới là khu nhà 9 tầng khang trang, hiện đại đạt chuẩn quốc tế vào sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân. Ngoài ra, để bắt nhịp sự phát triển của khoa học, công nghệ, đồng thời giúp nhiều người tiếp cận với các kiến thức về hỗ trợ sinh sản dễ dàng, bệnh viện đã tổ chức thực hiện các chương trình livestream tư vấn trực tuyến, Câu lạc bộ Tìm con yêu Online; Nghiên cứu khoa học ….

Điểm nhấn của hội thảo là phần giao lưu, chia sẻ của 500 cặp vợ chồng về hành trình điều trị của họ tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Mỗi gia đình, mỗi trường hợp là một câu chuyện riêng, không ai giống ai nhưng điểm chung là họ đã có được niềm hạnh phúc là những thiên thần nhỏ sau tháng ngày chạy chữa hiếm muộn nhờ những can thiệp từ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại.

Chia sẻ của gia đình chị Lê Thị Xuân (1984), anh Nguyễn Minh Thắng (1977) ở Sóc Sơn (Hà Nội) về hành trình "tìm con" khiến mọi người đều xúc động. Kết hôn năm 2006, đến năm 2007, chị sinh bé gái khoẻ mạnh bình thường. Năm 2012, khi sinh bé trai thứ hai, bé chẳng may bị bệnh do bố mẹ đều mang gen Thalassemia và mất khi vừa 1 tuổi.

Năm 2018, hai vợ chồng tìm đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Tại đây, gia đình được các bác sĩ tư vấn thực hiện thụ tinh ống nghiệm với sự hỗ trợ của kỹ thuật sàng lọc di truyền tiền làm tổ; kết quả đã chuyển phôi thành công ngay từ lần đầu can thiệp. Chị Xuân đã sinh hai bé (1 trai 1 gái) vào đầu năm 2019 và hai bé hoàn toàn khoẻ mạnh, không mang gen Thalassemia như bố mẹ.

Một trường hợp cả hai vợ chồng cùng mang gen Thalassemia khác là chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt (1984), anh Nguyễn Văn Luân (1985) ở Bắc Ninh. Kết hôn năm 2007, họ có con đầu lòng vào năm 2014 nhờ thực hiện thụ tinh nhân tạo (IUI) tại một bệnh viện khác nhưng không may bé bị Thalassemia (hàng tháng, bé phải vào Viện Huyết Học và Truyền máu Trung ương để truyền máu).

Các gia đình nhận giải cuộc thi ảnh của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.
Các gia đình nhận giải cuộc thi ảnh của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Đến tháng 6/2018, hai vợ chồng thực hiện IVF tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Bệnh viện đã thực hiện kỹ thuật PGT kết hợp xét nghiệm HLA (tìm sự tương thích giữa phôi xét nghiệm với em bé đã sinh ra), kiểm tra thì có một phôi chuyển được. Các bác sĩ đã chuyển phôi dị hợp thành công, chị Nguyệt sinh bé gái vào năm 2019. Khi vừa sinh, nhờ sự tư vấn của bác sĩ, hai vợ chồng đã lấy tế bào gốc từ cuống rốn của con gái để cấy ghép tế bào gốc cho con trai mắc Thalassemia. Sau thời gian cấy ghép đến nay (hơn 6 tháng), bé trai chưa phải truyền máu lần nào như trước đây.

Cuối hội thảo, bệnh viện đã tổng kết chương trình Tuần lễ vàng ươm mầm hạnh phúc 2020 với chủ đề “Hạnh phúc sẻ chia” (diễn ra từ ngày 28/6- 12/7/2020). Trong 2 tuần, bệnh viện đã dành tặng 5000 suất tư vấn, khám, siêu âm, xét nghiệm tinh dịch đồ, soi tươi đường sinh dục; xét nghiệm nội tiết tố 6 chỉ số (nữ giới) (LH, FSH, Estradiol, Testosterone, Progesterol, Prolactin) miễn phí tại Bệnh viện cùng nhiều hỗ trợ khác.

Lãnh đạo Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội công bố tiếp tục dành tặng 10 suất thụ tinh ống nghiệm miễn phí (70- 100 triệu đồng/ca) cho 10 cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài 10 ca thụ tinh ống nghiệm miễn phí, bệnh viện sẽ xét duyệt hỗ trợ thêm 20 ca mổ nội soi thăm dò buồng tử cung miễn phí (nữ) và 20 ca mổ MicroTESE miễn phí (nam) với giá trị tương đương 14 triệu đồng/ca. Kinh phí thực hiện chương trình được tài trợ bởi Văn phòng đại diện Merck Export GmbH.

Ths.Bs. Lê Thị Thu Hiền – Phó Giám đốc Bệnh viện, cho biết: “Năm nay, chương trình Tuần lễ vàng triển khai sớm hơn so với thường niên, xuất phát từ mong muốn có thể hỗ trợ nhiều hơn, kịp thời hơn cho các cặp vợ chồng, đặc biệt là các trường hợp khó khăn về kinh tế. Ngoài các gói hỗ trợ cố định, các bác sĩ, nhân viên bệnh viện cũng tự nguyện trích một phần lương để hỗ trợ thêm cho các gia đình. Chúng tôi hy vọng, ngày càng nhiều các gia đình không vì rào cản kinh tế mà từ bỏ ước mơ làm cha, làm mẹ”.

Tin liên quan

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh phát hiện nhiều cơ sở bán thuốc giả Tin Y tế

TP Hồ Chí Minh phát hiện nhiều cơ sở bán thuốc giả

TTTĐ - Năm 2025, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh tiếp tục siết chặt công tác quản lý, triển khai chuyên đề kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên toàn thành phố.
Mới chớm hè, gia tăng tai nạn do máy ép nước mía, hoa quả Tin Y tế

Mới chớm hè, gia tăng tai nạn do máy ép nước mía, hoa quả

TTTĐ - Thời gian gần đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức liên tục tiếp nhận các ca tai nạn sinh hoạt nghiêm trọng liên quan đến máy ép nước mía, máy ép hoa quả. Đây là những thiết bị quen thuộc trong nhiều gia đình và hàng quán nhỏ lẻ.
Cứu sống bệnh nhân sốc mất máu do bị đâm thấu bụng Tin Y tế

Cứu sống bệnh nhân sốc mất máu do bị đâm thấu bụng

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện, kịp thời cứu sống bệnh nhân bị sốc mất máu do vật sắc nhọn đâm thấu bụng.
Nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng Tin Y tế

Nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tổ chức Hội nghị khoa học Điều dưỡng bệnh viện năm 2025. Đây là dịp để đội ngũ điều dưỡng viên, giảng viên và sinh viên ngành điều dưỡng chia sẻ, cập nhật và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn, các mô hình chăm sóc tiên tiến, cũng như những kết quả nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực điều dưỡng và y học.
Trường ĐH Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture hợp tác phòng chống thuốc lá điện tử học đường Tin Y tế

Trường ĐH Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture hợp tác phòng chống thuốc lá điện tử học đường

TTTĐ - Trường Đại học Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture công bố hợp tác triển khai “Chương trình can thiệp về phòng chống và kiểm soát thuốc lá điện tử tại các trường trung học cơ sở ở các thành phố lớn tại Việt Nam”. Đây là sáng kiến nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe học đường, tăng cường nhận thức và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho thế hệ tương lai của đất nước.
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Thalassemia cho hơn 100 đoàn viên thanh niên Tin Y tế

Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Thalassemia cho hơn 100 đoàn viên thanh niên

TTTĐ - Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy phối hợp với Đoàn thanh niên quận tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới năm 2025.
Nâng cao quyền lợi cho bệnh nhân tham gia BHYT trong chẩn đoán, điều trị Tin Y tế

Nâng cao quyền lợi cho bệnh nhân tham gia BHYT trong chẩn đoán, điều trị

Tính đến cuối năm 2024, tỷ lệ bao phủ BHYT tại Việt Nam đạt 94,2% dân số - một con số đáng ghi nhận cho thấy nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính sách và các địa phương trong việc mở rộng mạng lưới an sinh.
Mận khô California: Bí quyết dinh dưỡng, vị ngon và sự tiện lợi Sức khỏe

Mận khô California: Bí quyết dinh dưỡng, vị ngon và sự tiện lợi

TTTĐ - Khi mọi người ngày càng ý thức hơn về việc theo đuổi lối sống lành mạnh, họ chú ý nhiều hơn đến giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của các sản phẩm. Các yếu tố như ít đường, không chất phụ gia, thành phần tự nhiên và chế biến tối thiểu đã trở thành những lựa chọn quan trọng để cân nhắc.
"An Khang sẵn sàng, nhà mình cứ hỏi" Sức khỏe

"An Khang sẵn sàng, nhà mình cứ hỏi"

TTTĐ - Nhà thuốc An Khang đang tiên phong kiến tạo một chuẩn mực mới khi chủ động mang dịch vụ tư vấn sức khỏe hoàn toàn miễn phí, ấp ủ trở thành "người bạn tâm giao" đáng tin cậy của mọi người, mọi nhà.
Nâng cao chế tài xử phạt hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả Tin Y tế

Nâng cao chế tài xử phạt hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả

TTTĐ - Trước tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng vẫn còn lưu hành trên thị trường, Bộ Y tế đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý dược. Tiến sĩ Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, đã có cuộc trao đổi chi tiết một số nội dung xung quanh vấn đề này.
Xem thêm