Tag

Tại sao du lịch Việt Nam đi trước nhưng lại về sau?

Du lịch 10/03/2023 14:50
aa
TTTĐ - Ngày 10/3, báo Thanh Niên tổ chức Hội thảo "Mở visa, phục hồi du lịch". Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục Du lịch, Cục Hàng không, lãnh đạo TP HCM và các doanh nghiệp hàng không, du lịch, dịch vụ...
Chuyển đổi số ngành Du lịch: Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững Hà Nội đón 1,98 triệu lượt khách du lịch trong tháng 2/2023 Việt Nam là điểm đến ưa thích của du khách quốc tế Nhiều đề cử cho Việt Nam tại "Oscar du lịch thế giới" năm 2023

Mục tiêu của hội thảo "Mở visa, phục hồi du lịch" là cùng mổ xẻ nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để tăng tốc du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh mới, Trung Quốc chính thức đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn đợt 2. Với động thái này từ thị trường khách lớn nhất, ngành Du lịch kỳ vọng đón cú hích để tự tin đạt mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế năm 2023.

Tại sao du lịch Việt Nam đi trước nhưng lại về sau?
Hội thảo "Mở visa, phục hồi du lịch " do Báo Thanh Niên tổ chức sáng 10/3 (Ảnh: Báo TN)

Cần gỡ nút thắt visa

Trước đó, là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19 nhưng Việt Nam lại có tỷ lệ phục hồi du lịch thấp so với các nước. Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng từng đặt ra câu hỏi: "Tại sao du lịch Việt Nam đi trước nhưng lại về sau?". Vì sao Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19 nhưng lại có tỷ lệ phục hồi ngành Du lịch thấp nhất so với các nước trong khu vực?

Tại sao du lịch Việt Nam đi trước nhưng lại về sau?
Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên (Ảnh: Báo TN)

Tại hội thảo, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên cho rằng, những người làm du lịch phải một lần nữa trả lời câu hỏi mà Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra.

Tổng Biên tập Báo Thanh Niên nhận định có 3 nguyên nhân chính. Đầu tiên là năm 2022, Trung Quốc - quốc gia có lượng khách quốc tế tới Việt Nam nhiều nhất (với 5,8 triệu khách chiếm khoảng 32% tổng lượng khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn trước dịch) chưa mở cửa vì chính sách “zero COVID”.

Đầu năm 2023, Trung Quốc bắt đầu mở cửa du lịch nhưng chưa đưa Việt Nam vào danh sách 20 quốc gia khách đoàn. Theo thông báo mới nhất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì đến ngày 15/3 này, Trung Quốc mới chính thức cho phép tổ chức các chuyến du lịch theo đoàn tới Việt Nam.

Thứ hai, ảnh hưởng của bất ổn địa chính trị với xung đột của Nga - Ukraine khiến khách du lịch từ Nga, một nguồn khách truyền thống và quan trọng của Việt Nam bị ảnh hưởng.

Thứ ba, chính sách visa du lịch còn cứng nhắc, chưa có nhiều thay đổi để thích ứng với tình hình mới, gây trở ngại cho khách du lịch quốc tế. "Cụ thể, số lượng các quốc gia được miễn thị thực khi du lịch đến Việt Nam còn ít (24 quốc gia), thời gian được miễn thị thực rất ngắn (15 - 30 ngày). Các phương án thay thế như cấp visa điện tử hay cấp visa tại cửa khẩu chưa phát huy được do thủ tục thực hiện còn phức tạp, thiếu nhân lực, công nghệ…

So sánh với Thái Lan, quốc gia này miễn thị thực cho 65 quốc gia đồng thời miễn visa du lịch với thời hạn lên tới 45 ngày", nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn dẫn chứng.

Tại sao du lịch Việt Nam đi trước nhưng lại về sau?
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP HCM, chia sẻ tại hội thảo "Mở visa, phục hồi du lịch" (Ảnh: Báo TN)

Chia sẻ tại hội thảo "Mở visa, phục hồi du lịch", bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP HCM, khẳng định: Du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, có tính đặc trưng là liên ngành, liên vùng. Đặc biệt, sau ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành Du lịch đã được quan tâm và có kiến nghị nhiều chính sách, giải pháp với Chính phủ, từ đó phục hồi khá nhanh, đóng góp rõ nét vào kinh tế của thành phố.

Về vấn đề visa, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa cho biết: "Visa là nút mở đầu tiên để khuyến khích, tạo động lực cho ngành Du lịch phát triển. Chúng tôi mong Bộ Công an, Bộ Ngoại giao quan tâm hơn nữa trong việc tham mưu Chính phủ để có chính sách tháo gỡ hơn về visa. Đồng thời mong có giải pháp liên hoàn cho hệ sinh thái du lịch, có những chính sách tháo gỡ và thúc đẩy du lịch phục hồi hơn".

Giám đốc Sở Du lịch TP HCM kiến nghị cần xem xét tháo gỡ về chính sách visa, tăng thời gian lưu trú, tránh tình trạng khách đang ở Việt Nam thì hết hạn visa và họ phải sang nước lân cận để gia hạn visa rồi quay lại Việt Nam. Điều đó đã hạn chế sự hấp dẫn của điểm đến Việt Nam trong mắt du khách.

Các chuyên gia nói gì?

Bàn về câu chuyện nới visa, TS Lương Hoài Nam, Thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch, cho rằng đây là câu chuyện dài đã được nói nhiều. Chính sách visa Việt Nam quá khắt khe so nhiều nước.

Tại sao du lịch Việt Nam đi trước nhưng lại về sau?
TS Lương Hoài Nam phát biểu tại hội thảo "Mở visa, phục hồi du lịch" (Ảnh: Báo TN)

“Cần tăng số nước miễn visa đơn phương, Thái Lan đang miễn visa cho 68 quốc gia, Việt Nam có thể mở ngang Thái Lan, nâng thời gian lưu trú từ 15 ngày lên 30 - 45 ngày.

Đặc biệt, Việt Nam cần cho du khách vào ra nhiều lần. Hiện khách ở tại Việt Nam, qua Singapore quay lại không được. Như vậy, họ đi luôn. Nếu không có chính sách này, sân bay Long Thành trong tương lai khó thực hiện việc trung chuyển.

Bên cạnh đó, toàn bộ khách từ các nước thành viên EU nên miễn hết visa cho họ. Đây là đối tượng khách an toàn, văn minh thân thiện. Kéo dài thời hạn các chương trình miễn thị thực đơn phương lên 5 năm để doanh nghiệp yên tâm tiếp thị, xây dựng sản phẩm, giới thiệu, phát triển…", ông Nam đề xuất.

Tại sao du lịch Việt Nam đi trước nhưng lại về sau?
TS Lương Hoài Nam phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Báo TN)

Nêu giải pháp tại hội thảo, ông Trịnh Ngọc Thành - Phó Tổng Giám đốc Thương mại Vietnam Airlines khẳng định, miễn visa và hàng không bay thẳng thì lượng hành khách đến Việt Nam sẽ tăng gấp đôi.

Trong quá trình xúc tiến du lịch, tham gia các hội chợ xúc tiến du lịch, ông Trịnh Ngọc Thành nhận thấy, cùng một cơ hội đặt ra, cùng khu vực Đông Nam Á nhưng cạnh tranh điểm đến, du khách sẽ chọn lựa nước nào dễ nhất, đó là visa. Một số nước trong ASEAN khi miễn visa đã thu hút lượng du khách tăng gấp đôi. Đơn cử như Thái Lan.

“Với kinh nghiệm trong ngành hàng không, những nước miễn visa, có đường bay thẳng thì trong vòng 3 năm, lượng hành khách tăng lên gấp đôi, chứ không phải tăng lên mức độ trung bình tăng 5 - 10%. Chương trình giới thiệu du lịch Đông Dương, với Việt Nam là trọng điểm nhưng bị nghẽn visa. Tôi đề nghị xem xét miễn visa, sử dụng nhiều lần hay sử dụng trong 3 nước Đông Dương phối hợp với nhau là thật sự cần thiết", ông Thành nhấn mạnh.

Tại sao du lịch Việt Nam đi trước nhưng lại về sau?
Toàn cảnh hội thảo "Mở visa, phục hồi du lịch" (Ảnh: Báo TN)

Đồng quan điểm, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên - nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn đánh giá, chỉ riêng về chính sách xuất nhập cảnh, Việt Nam đang gặp bất lợi trong cuộc tranh đua thu hút du khách từ Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc. Đây là những thị trường tiềm năng, có mức thu nhập cao, nhu cầu du lịch lớn, thời gian lưu trú dài ngày, được kỳ vọng bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn khách Trung Quốc.

Thực tế, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới cũng đã chứng minh chính sách visa thông thoáng, cởi mở, thuận lợi là giải pháp hiệu quả để thu hút du khách quốc tế.

"Tại hội thảo này, tôi mong chúng ta sẽ cùng phân tích sâu hơn, cùng thảo luận, từ đó đề xuất các giải pháp về visa, quảng bá, xúc tiến du lịch... góp thêm một tiếng nói để các nút thắt được tháo gỡ. Từ đó, ngành Du lịch Việt Nam phục hồi, phát triển, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước", nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn nói.

Tiếng nói từ doanh nghiệp

Đại diện cho tiếng nói từ phía doanh nghiệp, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) đã chỉ rõ những bất cập của Việt Nam trong việc tăng trưởng khách quốc tế và tăng chi tiêu của du khách thời gian qua.

Tại sao du lịch Việt Nam đi trước nhưng lại về sau?
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) đã chỉ rõ những bất cập của Việt Nam trong việc tăng trưởng khách quốc tế và tăng chi tiêu của du khách thời gian qua

Theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, nếu xét về số lượt khách du lịch quốc tế hàng năm, tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách tới Việt Nam đã vượt qua Indonesia để vươn lên top 4 ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong khi các nước về cơ bản giữ được doanh thu bình quân trên một khách thì Việt Nam lại trên đà giảm từ vị trí thứ 5 xuống thứ 6.

So với Thái Lan, tốc độ tăng trưởng của họ tương đương Việt Nam và luôn dẫn đầu tại các nước Đông Nam Á. Lượng khách của Việt Nam chỉ bằng 50% Thái Lan và mức độ chi tiêu khách quốc tế còn thấp hơn, chỉ bằng 40%. Tương tự, nếu so sánh với Philippines, Singapore, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản… thì tổng mức chi tiêu của du khách tại Việt Nam cũng thấp hơn rất nhiều.

"Như vậy, mặc dù Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng về số lượng nhưng về chất lượng và dịch vụ cần được xem xét một cách nghiêm túc. Khoảng cách của Việt Nam so với các nước đã đặt ra những câu hỏi. Các nước này có những yếu tố nào để vừa tăng trưởng số lượng khách du lịch và vừa tăng trưởng về chi tiêu của du khách trong những năm qua?", ông Hạnh Nguyễn đặt vấn đề.

Để trả lời những câu hỏi trên, ông Johnathan Hạnh Nguyễn phân tích: Trong các loại hình du lịch, Việt Nam đã và đang phát triển phổ biến nhất là du lịch nghỉ dưỡng và du lịch trải nghiệm, chủ yếu nhờ vào tính sẵn có, ưu đãi về điều kiện tự nhiên và đa dạng văn hóa.

Đối với 2 loại hình là xu hướng mới về du lịch gồm du lịch sức khỏe và du lịch mua sắm - giải trí thì Việt Nam còn rất hạn chế. Trong khi đó, tiềm năng 2 loại hình du lịch trên là rất lớn. Đây cũng chính là "nút thắt" cho việc tăng chi tiêu du khách. Trên thực tế, sau khi du khách quốc tế tới Việt Nam, vẫn còn nhiều ý kiến về việc thiếu và không có những sản phẩm giá trị và đa dạng để du khách mua sắm; Không có địa điểm mua sắm phù hợp để du khách tiêu tiền…

Ông Hạnh Nguyễn đề xuất, bên cạnh việc mở chính sách về cấp, miễn visa, nâng cao năng lực hạ tầng vận chuyển, Việt Nam cần các chính sách để phát triển mô hình du lịch sức khỏe và phát triển các tổ hợp mua sắm, vui chơi, giải trí.

Đọc thêm

Tổ chức điều tra, nghiên cứu thị trường khách quốc tế và nội địa Nhịp điệu cuộc sống

Tổ chức điều tra, nghiên cứu thị trường khách quốc tế và nội địa

TTTĐ - Tổ chức điều tra, nghiên cứu thị trường khách quốc tế và nội địa là 1 trong 7 dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực du lịch sử dụng ngân sách Nhà nước vừa được HĐND TP Hà Nội thông qua tại Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực du lịch của TP Hà Nội.
Vietjet công bố đường bay mới Daegu - Nha Trang Du lịch

Vietjet công bố đường bay mới Daegu - Nha Trang

TTTĐ - Vietjet đã chuyên chở 10 triệu lượt khách giữa Hàn Quốc - Việt Nam, với hơn 37 đường bay thường lệ và thuê chuyến.
Đưa du lịch Việt Nam và Hàn Quốc lên một tầm cao mới Du lịch

Đưa du lịch Việt Nam và Hàn Quốc lên một tầm cao mới

Chiều 1/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn xúc tiến du lịch và hợp tác văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc.
Những khoảnh khắc “bất phân thắng bại” của hai đội lọt vào chung kết DIFF 2024 Du lịch

Những khoảnh khắc “bất phân thắng bại” của hai đội lọt vào chung kết DIFF 2024

TTTĐ - Lần đầu tiên trong lịch sử Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF, hai đội đối đầu trong vòng loại cuối cùng cũng chính là 2 đội xuất sắc nhất lọt vào đêm chung kết. Cùng nhìn lại những màn trình diễn “bất phân thắng bại” của Trung Quốc và Phần Lan trong đêm thi thứ 4 của DIFF 2024.
Ra mắt tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Sam Son quy mô gần 6.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa Du lịch

Ra mắt tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Sam Son quy mô gần 6.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

TTTĐ - Tập đoàn Sun Group vừa chính thức đưa Công viên nước Sầm Sơn (Sam Son Water Park) trong Tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Sam Son có quy mô gần 6.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa, đi vào vận hành đón khách. Ngay sau lễ khai trương chiều 30/6, đã có gần 4.000 lượt khách mua vé vào vui chơi tại Sam Son Water Park.
Khai mạc mùa giải “Vó ngựa trên mây” lần thứ 7 với những trải nghiệm độc đáo chỉ có tại Sa Pa Du lịch

Khai mạc mùa giải “Vó ngựa trên mây” lần thứ 7 với những trải nghiệm độc đáo chỉ có tại Sa Pa

TTTĐ - Ngày 29/6, Lễ khai mạc mùa giải “Vó ngựa trên mây” lần thứ 7 chính thức diễn ra tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend, đón hàng ngàn du khách đến trải nghiệm không khí lễ hội Tây Bắc sôi động trên những cung đường nhuộm sắc hoa hồng.
Những vũ điệu tuyệt đẹp trên nước tại Da Nang Downtown Nhịp điệu cuộc sống

Những vũ điệu tuyệt đẹp trên nước tại Da Nang Downtown

TTTĐ - Với ý tưởng mang những “bản giao hưởng” vượt khỏi ranh giới của khán phòng hòa nhạc, Symphony of River chiêu đãi du khách một buổi hòa nhạc đa trải nghiệm tại sân khấu ngoài trời có sức chứa hơn 2.000 chỗ ngồi bên sông Hàn tại Da Nang Downtown.
Một khách sạn tại Hà Nội 2 năm liên tiếp được Michelin vinh danh với nhiều hạng mục Du lịch

Một khách sạn tại Hà Nội 2 năm liên tiếp được Michelin vinh danh với nhiều hạng mục

TTTĐ - Tối 27/6, Michelin lần thứ 2 trao sao cho các nhà hàng tại Việt Nam. Khách sạn Capella Hanoi của Sun Group khẳng định thương hiệu điểm đến cho giới sành ẩm thực khi một lần nữa có 3 nhà hàng xuất hiện trong danh sách Michelin.
Tự hào với 3 nhà hàng đạt một sao Michelin mới, một sao xanh đầu tiên... Du lịch

Tự hào với 3 nhà hàng đạt một sao Michelin mới, một sao xanh đầu tiên...

TTTĐ - Trong lễ công bố Michelin Guide 2024 được tổ chức tại khách sạn InterContinental Saigon ở Thành phố Hồ Chí Minh, Michelin chính thức tiết lộ toàn bộ các nhà hàng tuyển chọn nằm trong danh sách MICHELIN Guide Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Nẵng 2024 vốn được mong đợi đã lâu.
DIFF 2024 đêm 4: Hồi hộp chờ đón cuộc tỉ thí giữa hai siêu cường pháo hoa Du lịch

DIFF 2024 đêm 4: Hồi hộp chờ đón cuộc tỉ thí giữa hai siêu cường pháo hoa

TTTĐ - Đêm thi thứ 4 diễn ra vào tối 29/6 được xem là cuộc tỉ thí đáng mong đợi bậc nhất của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 (DIFF 2024). Hai cường quốc pháo hoa Trung Quốc và Phần Lan được dự đoán sẽ mang đến màn trình diễn ánh sáng lần đầu tiên có tại Châu Á.
Xem thêm