Tag
Hà Nội:

Tạm dừng hoạt động 3 bệnh viện không đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19

Sức khỏe 22/08/2020 16:41
aa
TTTĐ - Ngày 22/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Hà Nội (BCĐ) làm việc với các bệnh viện trên địa bàn TP về công tác phòng chống dịch Covid-19.
Cách lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế Cứu bệnh nhân mắc Covid-19 bị xuất huyết tiêu hoá, mất máu nguy kịch Đà Nẵng: 3 tiểu thương mắc Covid-19, Sở Y tế ra thông báo khẩn Sau 1 tháng chống dịch Covid-19, ngành Y tế Đà Nẵng và Quảng Nam tiến bộ vượt bậc

Đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 tại bệnh viện

Phát biểu tại cuộc họp bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, sau khi kiểm tra hơn 40 bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, có đến 10 bệnh viện ở mức thấp và không an toàn, qua đó sở Y tế yêu cầu: Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm (đã phân luồng lại và bố trí giải phân cách); Bệnh viện Tâm thần Hà Nội (bố trí phân luồng lại); Bệnh viện Đa khoa Vân Đình; Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ; Bệnh viện 16A Hà Đông; Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức; Bệnh viện Hà Thành; Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (đã lập chốt kiểm tra thân nhiệt tại cổng bệnh viện); Bệnh viện Phổi Hà Nội, Bệnh viện Thận Hà Nội (đã phân luồng lại để kiểm soát người bệnh).

Sở Y tế phê bình trực tiếp Bệnh viện Thanh Nhàn bằng văn bản về công tác thực hiện cách ly.

Đối với các bệnh viện không an toàn sẽ tạm ngừng hoạt động khám chữa bệnh: Bệnh viện Mắt Sài Gòn - Hà Nội (số 77, phố Nguyễn Du) 7 ngày để khắc phục và thực hiện theo quy định; Bệnh viện Mắt Việt - Nhật (số 122, phố Triệu Việt Vương) khi hoạt động trở lại sẽ báo cáo Sở Y tế; Bệnh viện Mắt HiTec (số 55, phố Hàm Long) 7 ngày để khắc phục và thực hiện theo quy định.

"Các bệnh viện đã bám sát các nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Quốc gia, bộ Y tế, thành phố và sở Y tế để thực hiện, áp dụng các biện pháp an toàn phù hợp với từng bệnh viện. Tuy nhiên, các bệnh viện còn một số tồn tại cần khắc phục và rút kinh nghiệm ngay", bà Hà đánh giá.

Đồng thời, theo Sở Y tế kế hoạch của các đơn vị chưa chi tiết và chưa phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên ban chỉ đạo; Việc kiểm soát người ra vào bệnh viện chưa triệt để; Chưa bố trí chốt phân luồng ngay tại cổng bệnh viện; Thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung như đeo khẩu trang chưa đầy đủ đối với người bệnh và người nhà người bệnh; Chưa thực hiện giãn cách đầy đủ tại các khu vực đông người và buồng bệnh.

Đại diện Sở Y tế đề nghị, các đoàn kiểm tra tiếp tục kiểm tra lại để có các biện pháp xử lý kịp thời và yêu cầu thủ trưởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm và khẩn trương thực hiện công tác phòng chống dịch tại đơn vị.

Cũng qua kiểm tra, hiện nay có 11 bệnh viện đã thực hiện được xét nghiệm SARS-CoV-2 (Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Phổi Hà Nội, Xanh Pôn, Sơn Tây, Ba Vì, Phụ sản Hà Nội, Medlatec, Vinmec, Hồng Ngọc), trong đó có 3 đơn vị được phép khẳng định (BV Đức Giang, BV Medlatec, TT Kiểm soát bệnh tật thành phố). Năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2 của 11 bệnh viện 2.484 mẫu/ngày.

Thành phố tổ chức đào tạo lấy mẫu bệnh phẩm cho các bệnh viện để tự lấy mẫu theo quy định và vận chuyển mẫu đến các bệnh viện thực hiện xét nghiệm sàng lọc; Phân tuyến chuyển gửi mẫu, xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn; Không được thu tiền xét nghiệm của người bệnh.

“Chỉ đạo tăng cường chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 đối với người bệnh, người hỗ trợ chăm sóc người bệnh, nhân viên y tế có biểu hiện nghi ngờ (ho, sốt, khó thở, biểu hiện cúm...); Sàng lọc chỉ định xét nghiệm cho người bệnh điều trị ngoại trú, nội trú lưu ý tại các khoa cấp cứu, hồi sức tích cực, chạy thận chu kỳ, bệnh nhân cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính, hội chứng cúm, viêm phổi nặng, thở máy... để chỉ định xét nghiệm SARS-CoV-2, cách ly kịp thời; Chỉ đạo các đơn vị tiếp tục rà soát công tác xét nghiệm để mở rộng và nâng cao năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2 cho toàn thành phố", bà Hà nhấn mạnh.

Tăng cường sàng lọc và chỉ định xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ

pho chu tich ubnd thanh pho ngo van quy truong ban chi dao chu tri hoi nghi
Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị

Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý cho biết: Hà Nội luôn xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố. Bệnh viện là nơi phát hiện sớm, điều trị và giúp ngăn chặn các ca bệnh, không để lây lan. Mặt khác, bệnh viện cũng chính là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nếu dịch bệnh phát tán, thậm chí là dễ lây lan trong cộng đồng.

Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, trong thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên còn có những nơi có trường hợp dương tính, thậm chí có nơi có nguy cơ lây nhiễm như bệnh viện Hồng Ngọc, Bạch Mai, Bệnh viện Thận Hà Nội, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, Bệnh viện E và Bệnh viện Thanh Nhàn…

Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý nêu lại trường hợp vừa qua tại Bệnh viện E. Bệnh nhân này đã đi qua 4 khoa, phòng tại bệnh viện. Thậm chí, khi khám xong, bệnh viện còn cho bệnh nhân về nhà. Do đó, có đến 10 trường hợp F1 tại gia đình và hàng xóm tiếp xúc với bệnh nhân này. May mắn, sau 4 lần xét nghiệm, bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Nếu bệnh nhân này mắc Covid-19, nguy cơ lây lan dịch rất cao. Đây là bài học để các bệnh viện sớm có biện pháp phòng ngừa cũng như nghiêm túc thực hiện việc bảo đảm an toàn, phân luồng trong công tác khám, chữa bệnh.

Để triển khai công tác phòng, chống dịch tại các bệnh viện, ngoài 37 tiêu chí an toàn bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý yêu cầu các bệnh viện thực hiện thêm 7 nội dung. 

Đó là, xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể khi có tình huống dịch xảy ra; Chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị, tập huấn cho cán bộ y tế, bác sĩ, chuẩn bị phòng cách ly cho bệnh nhân, phòng sàng lọc, phòng cách ly ca nghi ngờ, khu vực cách ly cho nhân viên y tế; Thực hiện phân luồng, có biển báo hướng dẫn, bảng tiếp nhận, phân loại, kiểm tra thân nhiệt, khám sàng lọc, cách ly ca nghi ngờ; Có quy định cụ thể đối với người khám bệnh, người nhà đến chăm sóc; Quy định cán bộ, y, bác sĩ trong bệnh viện, quy định hoạt động nội bộ trong bệnh viện từ khâu xét nghiệm đến chẩn đoán hình ảnh, vận chuyển người bệnh, điều trị tại các khoa...; Áp dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, hội chẩn từ xa; Vệ sinh, xử lý chất thải trong bệnh viện bảo đảm phòng, chống dịch.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý, mỗi bệnh viện tự đánh giá mức độ an toàn theo các tiêu chí của Bộ Y tế, nếu chưa đạt yêu cầu phải tiếp tục nâng mức an toàn lên cao hơn.

Mặt khác, bệnh viện phải tăng cường sàng lọc và chỉ định xét nghiệm trước hết đối với những bệnh nhân nghi ngờ và có tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng; Có biện pháp phòng bệnh đối với những bệnh nhân có bệnh mạn tính, người cao tuổi, bệnh nhân tại khu vực hồi sức cấp cứu và đặc biệt quan tâm phòng hộ cho cán bộ, nhân viên y tế trong bệnh viện.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý đề nghị, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông Vận tải, các cơ quan của trung ương giúp kiểm tra công tác an toàn tại các bệnh viện do Trung ương quản lý.

Đối với thành phố Hà Nội, với các bệnh viện, Sở Y tế tiếp tục tập trung kiểm tra và hoàn thành công tác này vào tuần sau. Đối với các phòng khám ngoài công lập trên địa bàn Thủ đô, các địa phương cũng phải tăng cường kiểm tra. Qua đó, có thông báo xếp loại, đánh giá tình hình các cơ sở khám, chữa bệnh. Nơi nào không đáp ứng được điều kiện an toàn thì dừng hoạt động và trong 7 ngày phải khắc phục xong.

Đối với kiến nghị về việc các cơ sở dịch vụ, hàng quán khu vực xung quanh bệnh viện nhếch nhác, gây mất an ninh trật tự, có nguy cơ lây lan dịch vào bệnh viện, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý cho biết, thành phố sẽ chỉ đạo tất cả các quận, huyện, thị xã kiểm tra và xử lý ngay. Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố cũng đề nghị các bệnh viện phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường thực hiện nội dung này.

Đọc thêm

Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong Tin Y tế

Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân có biểu hiện sốt cao dẫn đến lơ mơ, nguy kịch do nhiễm vi khuẩn não mô cầu.
Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga Tin Y tế

Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

TTTĐ - Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) vừa có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga.
Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi Tin Y tế

Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi

TTTĐ - Ngày 3/4, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến hướng dẫn chấn đoán và điều trị sởi. Hội nghị nối điểm cầu Bộ Y tế đến hơn 500 điểm cầu Sở Y tế tỉnh, thành phố; các bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện ngành, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, bệnh viện đa khoa khu vực, quận, huyện.
Chàng trai nặng tới 175kg rơi vào tình trạng ngừng thở khi ngủ Tin Y tế

Chàng trai nặng tới 175kg rơi vào tình trạng ngừng thở khi ngủ

TTTĐ - Ngày 3/4, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh nhân nam T.T.Đ (28 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng khó thở, suy tim và phù to hai chân dẫn đến không thể di chuyển được.
Người đàn ông trung niên đột tử sau khi chơi tennis Tin Y tế

Người đàn ông trung niên đột tử sau khi chơi tennis

TTTĐ - Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.
Uống thuốc nam chứa chất cấm, bệnh nhân hôn mê, suy đa tạng Tin Y tế

Uống thuốc nam chứa chất cấm, bệnh nhân hôn mê, suy đa tạng

TTTĐ - Bệnh viện 198 (Bộ Công an) đã cấp cứu cho một bệnh nhân trong tình trạng đau bụng dữ dội, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương cơ tim, suy thận cấp vô niệu do trước đó uống thuốc nam chữa tiểu đường mua trên mạng xã hội.
Chủ động phòng chống các dịch bệnh sởi, tay chân miệng... đang gia tăng Sức khỏe

Chủ động phòng chống các dịch bệnh sởi, tay chân miệng... đang gia tăng

TTTĐ - Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý 1, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. TS Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã tham dự và chủ trì hội nghị.
Niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính Tin Y tế

Niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Thông báo số 1473/TB-SYT về việc niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính được tiếp nhận bởi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế Hà Nội tại Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Cầu Giấy (Địa chỉ: 85 phố Dịch Vọng Hậu, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy).
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21% Tin Y tế

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo 1399/BC-SYT về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, người bệnh nội trú, ngoại trú và nhân viên y tế trong quý I/2025.
Cả nước triển khai tiêm vét vắc xin phòng sởi đầu tháng 4 Tin Y tế

Cả nước triển khai tiêm vét vắc xin phòng sởi đầu tháng 4

TTTĐ - Các tỉnh, thành phố đăng ký kết thúc chiến dịch tiêm vắc xin vào ngày 31/3. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn đang tổng hợp số liệu và dự kiến còn triển khai tiêm vét trong đầu tháng 4/2025
Xem thêm