Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp |
Chiều 5/5, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Thảo luận tại hội trường, đa số ý kiến đại biểu án thành cao với đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) |
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, đặt nền móng pháp lý cho việc tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Liên quan tới nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung lần này tập trung vào 2 nhóm nội dung trọng yếu là đúng và trúng.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (đoàn Lào Cai) |
Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (đoàn Lào Cai) cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp lần này là bước đi cần thiết, kịp thời, thể hiện sự chủ động và thích ứng của Quốc hội trước những thay đổi lớn trong tổ chức bộ máy Nhà nước và yêu cầu ngày càng cao của cải cách thể chế.
“Trong bối cảnh tinh gọn bộ máy, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, nhiều mô hình tổ chức mới đã được thí điểm và triển khai trên thực tế nhưng lại chưa có cơ sở hiến định vững chắc, gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện...”, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh nhấn mạnh.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh, về hình thức sửa đổi, việc sử dụng hình thức nghị quyết để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp là hoàn toàn phù hợp. Cách làm này phù hợp với thông lệ pháp luật quốc tế, vừa linh hoạt, vừa đảm bảo chặt chẽ về quy trình, tránh xáo trộn toàn văn Hiến pháp khi phạm vi điều chỉnh là hẹp.
Cũng tại phiên thảo luận, cho ý kiến về thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đa số đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là việc hoàn toàn cần thiết và đúng quy định tại Khoản 2, Điều 120 của Hiến pháp năm 2013.
Thành phần của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được đề xuất là những người tiêu biểu từ Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và các bộ, ngành bảo đảm sự bao quát, đa chiều, gắn kết giữa lý luận thực tiễn và kỹ thuật lập hiến...
Ngoài ra, một số ý kiến đại biểu cũng lưu ý, cần chủ động xây dựng lộ trình tham vấn xã hội rộng rãi, khoa học; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến Nhân dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung của việc sửa đổi Hiến pháp, qua đó nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần trách nhiệm và thúc đẩy sự tham gia chủ động, tích cực của các tầng lớp Nhân dân.
Tin liên quan
Đọc thêm

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản

Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng

Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
