Sự nóng lên toàn cầu và cải tạo đất trái phép khiến lũ lụt nghiêm trọng hơn
![]() |
Hai chiếc xe ngập chìm trong nước ở tỉnh Quý Châu hồi cuối tháng 6 vừa qua (Ảnh: Xinhua)
Bài liên quan
Lũ lụt ở phía Nam Trung Quốc khiến 15 người chết, hàng ngàn người khác phải đi sơ tán
Những lo ngại xung quanh siêu đập thủy điện Tam Hiệp
Thành phố có đập Tam Hiệp ngập chìm trong mưa lũ
Thế giới chung tay chống ô nhiễm nhựa
Liên hợp quốc cảnh báo khủng hoảng lương thực toàn cầu
Lũ lụt nghiêm trọng hơn mọi năm
Đây được coi là trận lụt tồi tệ nhất tấn công Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua. Mưa lớn đã càn quét qua 27 trong tổng số 31 tỉnh thành của nước này kể từ tháng 6, ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 37 triệu người và khiến 141 người chết hoặc mất tích. Thiệt hại kinh tế ước tính là 86 tỷ nhân dân tệ (khoảng 12,3 tỷ USD).
Từ đầu tháng 6, những cơn lũ bắt đầu xuất hiện ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc là Quảng Tây và Quý Châu. Những trận mưa lớn đã tàn phá khắp các vùng rộng lớn của đất nước, từ Giang Tây ở phía Đông, An Huy ở phía Đông Nam và Hồ Bắc ở trung tâm đại lục. Ở một số nơi, ứng phó khẩn cấp về kiểm soát lũ được nâng lên mức cao nhất.
Đập Tam Hiệp đã phải hứng chịu 2 trận lũ với lưu lượng nước đổ về vào thời điểm cao nhất lên đến 61.000m3/giây hôm 18/7 vừa qua. Mực nước hồ chứa tại đây thậm chí lên tới 164,18m vào lúc 20h ngày 19/7 (giờ địa phương), mức cao nhất kể từ khi con đập này được xây dựng đến nay (mức kỷ lục trước đó là 163,11m).
Trung Quốc phải phát đi cảnh báo mưa lớn trong 41 ngày liên tiếp, dài nhất kể từ năm 2007 nước này thiết lập cơ chế cảnh báo các hiện tượng thiên tai khí tượng đến nay.
![]() |
Xiaolangdi, đập nước lớn thứ hai của Trung Quốc xả nước lũ ngày 6/7 (Ảnh: DPA) |
Quy mô của thảm họa rất lớn. Theo Bộ Thuỷ lợi Trung Quốc, mực nước của 433 con sông đã trên mức báo động kể từ tháng 6 và 33 trong số đó ở mức cao kỷ lục.
Tại một số khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất như tỉnh Giang Tây, nhiều đoạn đê đã bị vỡ và nhà cửa bị phá hủy. Điều này gợi lại trận lũ lịch sử năm 1998 khiến hơn 3.000 người thiệt mạng và 15 triệu người mất nhà cửa.
Biến đổi khí hậu và bàn tay con người
Tại Trung Quốc, lũ lụt vẫn thường xảy ra vào mùa hè hằng năm. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa biến đổi khí hậu và hành động của con người được cho là đã góp phần làm thời gian mưa kéo dài hơn bình thường trong năm nay.
“Hệ thống đới áp cao cận nhiệt đới ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương năm nay rất mạnh. Nó giao thoa với không khí lạnh dẫn tới mưa lớn liên tục trút xuống bồn địa sông Trường Giang”, Giám đốc Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc, ông Song Lianchung cho biết.
Bên cạnh đó, sự nóng lên toàn cầu cũng góp phần vào hình thái thời tiết cực đoan năm nay. “Chúng tôi không thể nói rằng một sự kiện thời tiết cực đoan là do ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu nhưng trong một thời gian dài, rõ ràng nóng lên toàn cầu đã dẫn đến sự gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt”, ông Song chia sẻ.
![]() |
Người đàn ông đang chèo thuyền qua một ngôi nhà ngập nước ở làng Long Khẩu, Giang Tây (Ảnh: AFP) |
Trong giai đoạn từ năm 1961 tới 2018, những “trận mưa cực lớn” tại Trung Quốc đã có sự gia tăng theo Sách Xanh về Biến đổi Khí hậu mà nước này công bố năm 2019. Trong 60 năm qua, số ngày có mưa lớn đã tăng thêm 3,9% mỗi thập kỷ.
Ngoài ra, hành vi cải tạo đất trái phép của con người cũng khiến lũ lụt năm nay ở Trung Quốc trở nên nghiêm trọng hơn.
Ông Fan Xiao, nhà địa chất học thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Tứ Xuyên, cho biết, nhiều thập kỷ cải tạo đất và xây đập trên các con sông ở khu vực xung quanh đã làm giảm diện tích và thể tích của hồ Bà Dương - hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc tại tỉnh Giang Tây.
Từ năm 1954 đến 1998, khoảng 1.300km đất được khai hoang tại đó, khiến diện tích bề mặt hồ thu nhỏ từ 5.160km2 xuống còn 3.860km2, theo nghiên cứu của David Shankman, nhà địa lý học tại Đại học Alabama, Mỹ.
Zhang Wenbin, một tình nguyện viên môi trường, cho biết, anh từng điều tra hoạt động cải tạo đất trái phép ở Tuolin, một hồ nước ngọt khác trong tỉnh Giang Tây.
Zhang cho hay, một số dự án quanh hồ vẫn được tiến hành vào năm ngoái, mặc dù đã bị thanh tra môi trường từ Bắc Kinh yêu cầu dừng lại.
“Có rất nhiều trường hợp tương tự”, Zhang nói và cho biết thêm, hiện nay hồ Tuolin đã bị thu hẹp kích thước cũng như làm giảm dung tích chứa nước.
Sau thảm họa lũ năm 1998, Bắc Kinh đã tăng cường ngân sách cho các dự án kiểm soát lũ. Theo đó, ngân sách Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng thủy lợi trong 5 năm, sau năm 1998 nhiều hơn tổng ngân sách từ năm 1949 đến 1999.
Mặt khác, các hồ chứa được xây dựng trên những con sông lớn của Trung Quốc sau năm 1998, bao gồm đập Tam Hiệp khổng lồ, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lũ cho vùng hạ lưu sông Trường Giang.
Ông Fan, nhà địa chất học từ Tứ Xuyên, cho rằng, đập Tam Hiệp có thể ngăn chặn một phần lũ lụt ở thượng nguồn nhưng nó chỉ có tác dụng hạn chế đối với việc kiểm soát lũ ở trung và hạ lưu sông Trường Giang. Tính hiệu quả của những con đập khổng lồ trong việc kiểm soát lũ lụt trên sông Trường Giang, con sông lớn nhất Châu Á vẫn chưa có câu trả lời.
Còn nhà nghiên cứu thủy khí học, thành viên Viện Hàn lâm khoa học Mỹ, Peter Gleick nhận định từ bài học đập Tam Hiệp, không có con đập nào, dù lớn tới đâu, có thể ngăn chặn thảm họa lũ. Tuy nhiên, chúng ta không thể kết luận lũ ở Trung Quốc sẽ giảm đi hoặc nghiêm trọng hơn nếu không có con đập.
“Đến nay, những gì được biết là mối đe doạ ngày càng tăng của biến đổi khí hậu do con người gây ra sẽ làm tồi tệ hơn các trận mưa lũ cực đoan, từ đó khiến những con đập như Tam Hiệp không thể ngăn chặn lũ lớn trong tương lai”, ông Gleick nói.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%
