Tag

Sử dụng nguồn lực tối giản trong lớp học có phải là tương lai của giáo dục?

Giáo dục 27/11/2020 19:00
aa
TTTĐ - Tiếp bước những đổi thay trong cách chúng ta tương tác, làm việc và học tập do Covid-19, những người làm công tác giáo dục đã cùng nhau tìm hiểu các phương thức mới để tạo trải nghiệm học tập cho học viên.
Gỡ khó cho cơ chế tự chủ trong giáo dục đại học như thế nào? MTTQ Việt Nam TP Hà Nội lấy ý kiến phản biện vào Dự thảo Nghị quyết quy định mức hỗ trợ giáo dục mầm non TP HCM: Khai mạc ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên, giáo dục nghề nghiệp năm 2020 Quận Ba Đình gặp mặt thầy cô giáo chủ chốt ngành Giáo dục và Đào tạo dịp 20/11
Là nhà sáng lập tổ chức ReadyTeacher và một nhà giáo, cô Sarah Chamberlain dùng thẻ tàu xe để mô tả cách dùng những nguồn tư liệu sẵn có để thu hút học viên tham gia trong lớp học
Là nhà sáng lập tổ chức ReadyTeacher và một nhà giáo, cô Sarah Chamberlain dùng thẻ tàu xe để mô tả cách dùng những nguồn tư liệu sẵn có để thu hút học viên tham gia trong lớp học

Tại chương trình Teacher Talks gần đây do Đại học RMIT tổ chức, giáo viên tiếng Anh có cơ hội cùng tìm hiểu về cách thức giảng dạy hiệu quả với nguồn lực tối giản và thời gian chuẩn bị không nhiều.

Qua đó, Pencil Case Challenge – Thử thách hộp bút chì đã được nhà sáng lập tổ chức ReadyTeacher và là một nhà giáo cô Sarah Chamberlain cùng cô Rianna Thao Bui giới thiệu đến đông đảo thầy cô tham dự.

Pencil Case Challenge trình bày các cách thức mới trong việc chuẩn bị giáo án từ những vật dụng giản đơn.

“Suốt cơn khủng hoảng sức khoẻ toàn cầu hiện nay, nhiều thầy cô đã và đang phải làm việc tại nhà, và không thể tận dụng kho thư viện phong phú trên trường được.

Dùng phương thức này, các thầy cô sẽ tận dụng được hết những vật dụng giản đơn quanh mình cũng như những nguồn tư liệu trực tuyến có thể truy cập được. Và đây cũng là thời điểm thích hợp để nghĩ về việc cắt giảm lượng giấy thải ra và áp dụng lối tư duy tối giản - ít sẽ tận hưởng được nhiều hơn”, cô Chamberlain cho hay.

Các thầy cô tham dự hội thảo được khám phá các công cụ giảng dạy và những vật dụng hàng ngày khác nhau, chẳng hạn như thẻ thông minh dành để đi tàu xe hay tiền trong trò chơi cờ tỉ phú, để giới thiệu bài học và tạo ra các hoạt động mở rộng nhằm hỗ trợ phương thức học chủ động.

“Pencil Case Challenge cho các thầy cô tiếp cận với cách tư duy ‘ít sẽ tận hưởng nhiều hơn’, quay về với việc dùng những vật liệu thể hiện tính sáng tạo và phương pháp sư phạm ứng biến của giáo viên, đồng thời khuyến khích giáo viên đào sâu vào kiến thức của học viên và phát triển ngôn ngữ”, cô Chamberlain nói.

Sau khi hoàn tất phần thử thách và thảo luận nhóm, thầy cô tham dự phần trình bày của cô Chamberlain đã thu thập được một kho ý tưởng giảng dạy kỹ thuật số dùng nguồn lực tối giản được lưu trữ trên nền tảng Padlet.

Hai giáo viên hướng dẫn còn mời những ai không thể tham dự buổi hội thảo truy cập vào thư viện các hoạt động hay nhất được đưa ra sau phần thảo luận, đồng thời truy cập trang web của Pencil Case Challenge để có thêm ý tưởng và chi tiết.

Cô Anuja Patkar đến từ Chương trình tiếng Anh toàn cầu của Đại học RMIT tại Melbourne (Úc) thì giới thiệu về “bảng thông tin” ảo trực tuyến – Padlet với các thầy cô.

Cô chia sẻ rằng ở Melbourne, cô và đồng nghiệp của mình “đã chuyển sang dạy và học trực tuyến từ tháng 3 vì đại dịch”.

Cô Anuja Patkar đến từ Chương trình tiếng Anh toàn cầu của Đại học RMIT tại Melbourne (Úc) giới thiệu chi tiết về “bảng thông tin” ảo trực tuyến – Padlet với các thầy cô
Cô Anuja Patkar đến từ Chương trình tiếng Anh toàn cầu của Đại học RMIT tại Melbourne (Úc) giới thiệu chi tiết về “bảng thông tin” ảo trực tuyến – Padlet với các thầy cô

“Điều này có nghĩa tôi phải tìm kiếm công cụ trực tuyến không chỉ giữ cho học viên cảm thấy hứng thú mà còn cho phép các bạn hợp tác khi không thể cùng hoc với nhau trong một lớp học ”. cô Patkar nói. “Trong số các công cụ mà tôi thử qua, Padlet nổi lên vì tính tối giản và linh hoạt. Đây là kênh vô cùng thích hợp để dạy đọc, viết, nghe, nói, phát âm, từ vựng và các kỹ năng vi mô khác với vô vàn hoạt động thu hút và lấy học viên làm trọng tâm”, cô Anuja Patkar nói.

Tại phần chia sẻ, các thầy cô được giới thiệu hàng loạt hoạt động lấy người học làm trung tâm sử dụng Padlet, trong đó có phần mô tả cách chú trọng vào mảng phát âm.

“Nhiều học viên khá hồi hộp về kỹ năng nói, đặc biệt là phần phát âm. Cách làm này có thể cất bớt gánh nặng cho học viên và cho phép các bạn lặp lại yêu cầu và thể hiện nỗ lực cao nhất”,cô Patkar chia sẻ.

Cô Patkar cho biết giáo viên có thể nhấn mạnh và chỉ ra các thành tố của phát âm trước cả lớp, chẳng hạn như ngữ điệu, trọng âm trong câu, nối từ trong câu khi nói, rồi để học viên ghi âm xong sau đó chia sẻ cùng một câu như vậy bằng cách lắng nghe câu mẫu - tính năng có sẵn trên Padlet.

Cô Patkar cho biết thêm: “Học viên có thể thực hành theo nhịp độ riêng của các bạn và tiếp tục ghi âm cho đến khi các bạn hài lòng với kết quả. Học viên còn có thể lắng nghe nhau và tương tác bằng cách nhấn nút yêu thích hay để lại bình luận”.

Cô Patkar tin rằng bất kỳ ai có kết nối internet đều có thể dùng công cụ này một cách thành công cho việc học trên lớp hay tại nhà.

Cô Patkar thông tin: “Đây là công cụ khá tự nhiên, dễ sử dụng và thường không mất nhiều thời gian chuẩn bị cho lớp học. Quan trọng hơn là những hoạt động này có thể dùng cả trong lớp học trực tiếp hay trực tuyến tuỳ vào cách sắp đặt và công nghệ sẵn có”.

Teacher Talks là chuỗi chương trình phát triển chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam do Khoa tiếng Anh và Chuyển tiếp đại học (SEUP) RMIT Việt Nam tổ chức thường kỳ. Đầu năm nay giữa đại dịch Covid-19, Teacher Talks đã đem đến chuỗi hội thảo giúp giáo viên tiếng Anh nâng cao kỹ năng giảng dạy trực tuyến ở Việt Nam.

Còn tại hội thảo lần này, giáo viên tiếng Anh cũng được nghe phần chia sẻ về từ vựng - từ hiểu biết đến chủ động ứng dụng, và các hoạt động có chủ đích trong lớp học, từ cô Monique Nicastro (giảng viên cấp cao và Quyền trưởng phòng phụ trách mảng học thuật của Khoa tiếng Anh và Chuyển tiếp đại học tại cơ sở Nam Sài Gòn) và thầy Ed Brown (hiện đang giảng dạy tại cơ sở Hà Nội).

Mai Anh

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông Giáo dục

Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 217/2025/QH15 về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, áp dụng từ năm học 2025 - 2026.
Học bổng British Council Study Award 2025: Đồng hành cùng học sinh Việt để nâng cao năng lực tiếng Anh Giáo dục

Học bổng British Council Study Award 2025: Đồng hành cùng học sinh Việt để nâng cao năng lực tiếng Anh

TTTĐ - Hội đồng Anh, tổ chức quốc tế về hợp tác văn hóa và giáo dục của Vương quốc Anh, chính thức công bố chương trình Học bổng British Council Study Award 2025 lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam dành riêng cho học sinh từ 6 tuổi đến 17 tuổi.
6 điểm cấp tài khoản xét tuyển đại học cho thí sinh tự do tại Hà Nội Giáo dục

6 điểm cấp tài khoản xét tuyển đại học cho thí sinh tự do tại Hà Nội

TTTĐ - Hà Nội bố trí 6 điểm cấp tài khoản đăng ký xét tuyển đại học cho thí sinh tự do.
Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm chương trình giáo sư thỉnh giảng Giáo dục

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm chương trình giáo sư thỉnh giảng

TTTĐ - Đại học Quốc gia Hà Nội mời khoảng 100 nhà khoa học xuất sắc, chuyên gia, học giả uy tín trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức trong giai đoạn 2026 - 2031.
Dự kiến chiều mai (4/7), Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 Giáo dục

Dự kiến chiều mai (4/7), Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10

TTTĐ - Dự kiến, chiều mai (4/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ công bố điểm bài thi các môn của thí sinh thi vào lớp 10.
Không xáo trộn tuyển sinh khi vận hành bộ máy chính quyền mới Giáo dục

Không xáo trộn tuyển sinh khi vận hành bộ máy chính quyền mới

TTTĐ - Hôm nay (ngày 1/7), ngày đầu tiên bộ máy chính quyền hai cấp chính thức đi vào vận hành sau sắp xếp. Hàng loạt trường học thay đổi đơn vị hành chính tuy nhiên, công tác tuyển sinh đầu cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội không có bất cứ xáo trộn nào.
Sở GD&ĐT Hà Nội tiếp nhận 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên Giáo dục

Sở GD&ĐT Hà Nội tiếp nhận 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định chuyển giao các trung tâm giáo dục nghề nghiệp (GDNN) - giáo dục thường xuyên (GDTX) thuộc UBND các quận, huyện, thị xã về Sở GD&ĐT Hà Nội quản lý từ ngày 1/7/2025.
Chi tiết các bước đăng ký tuyển sinh đầu cấp trực tuyến Giáo dục

Chi tiết các bước đăng ký tuyển sinh đầu cấp trực tuyến

TTTĐ - Trong quá trình đăng ký tuyển sinh đầu cấp, nếu cần trợ giúp, phụ huynh học sinh có thể liên hệ trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm hoặc ban giám hiệu nhà trường.
Phụ huynh bắt đầu đăng ký tuyển sinh trực tuyến cho con vào lớp 1 Giáo dục

Phụ huynh bắt đầu đăng ký tuyển sinh trực tuyến cho con vào lớp 1

TTTĐ - Bắt đầu từ 0h ngày 1/7, phụ huynh Hà Nội bắt đầu đăng ký tuyển sinh trực tuyến cho con vào lớp 1 năm học 2025 - 2026.
Cụ thể hóa "bộ tứ trụ cột" ở khía cạnh giáo dục Giáo dục

Cụ thể hóa "bộ tứ trụ cột" ở khía cạnh giáo dục

Chiều 30/6, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long chủ trì cuộc họp góp ý dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về hiện đại hóa, đột phá phát triển giáo dục và đào tạo.
Xem thêm