Siết chặt quản lý việc buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã
![]() |
Ảnh minh họa
Bài liên quan
Hàng nghìn đoàn viên, thanh niên Thủ đô tham gia “Nhảy! Vì sự tử tế”
Tổ ấm của hơn 2.000 động vật hoang dã ở vườn thú lớn nhất Bắc Trung bộ
Thói quen khó bỏ trong buôn bán động vật hoang dã ở Trung Quốc
Dịch bệnh Covid-19 được đánh giá có tốc độ lây lan nhanh và mức độ nguy hiểm so với nhiều dịch bệnh xuất hiện trước đây như SARS, MERS, Ebola… Đáng nói là các đợt dịch này được nghiên cứu và cho rằng nhiều khả năng liên quan đến việc tiêu thụ một số loài động vật hoang dã. Trong khi thói quen sử dụng và nạn buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nghiên cứu về dịch Covid-19 và nhiều dịch bệnh ở các vùng xảy ra trước đây, các nhà khoa học đã có bằng chứng về mối liên hệ giữa quá trình phát sinh với quá trình giết mổ, chế biến, sử dụng động vật hoang dã.
![]() |
Mòng két biển, một loài chim hiếm, là nguyên liệu chế biến tại một nhà hàng ở thành phố Phủ Lý (Hà Nam) |
Theo giới chức WHO (Tổ chức sức khỏe thế giới), các loại virus gây ra những hội chứng hô hấp cấp tính nặng như SARS, MERS cũng được cho là có nguồn gốc từ loài dơi. Từ hàng chục năm trước, Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế đã đưa ra cảnh báo khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã và các nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra, dịch Covid-19 ở Trung Quốc có liên quan đến động vật hoang dã.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ động vật hoang dã hàng đầu thế giới. Theo đánh giá của Liên Hợp quốc, ngành này mỗi năm có doanh thu hơn 23 tỷ USD, đó là chưa kể lĩnh vực y học cổ truyền của Trung Quốc đại lục. Sau mỗi đợt dịch bệnh, các cơ quan chức năng siết chặt quản lý tình trạng buôn bán động vật hoang dã nhưng tình hình đâu lại vào đấy.
![]() |
Chi cục Kiểm Lâm Quảng Nam giải cứu cá thể khỉ bị bắt nhốt tại một khách sạn ở Hội An (Quảng Nam) |
Việt Nam cũng nằm trong các quốc gia châu Á mà người dân lâu nay có thói quen săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã và các sản phẩm của chúng. Mặc dù từ nhiều năm nay, chính phủ đã rất nỗ lực và kiên quyết ngăn chặn tình trạng săn bắt, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã nhưng tình trạng này vẫn chưa được ngăn chặn một cách triệt để.
Theo lời giới thiệu của một nhân viên một nhà hàng ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội), tại đây bán nhiều loại chim tự nhiên, vốn là động vật hoang dã và gần như chưa nuôi được. Về cơ bản, các loài này đã cấm săn bắt, buôn bán, tiêu thụ. Khi được hỏi ăn những đồ này có sợ dịch bệnh gì không, nhân viên nhà hàng nói “không” và khẳng định là nhà hàng nhập về từ rất lâu rồi.
Sau khi có thông tin việc buôn bán, ăn thịt động vật hoang dã có khả năng lây nhiễm Covid-19, lượng khách đến nhà hàng này cũng không hề vắng hơn. Nhà hàng nằm ở trung tâm thị xã nhưng không hiểu sao, những nhà hàng bán các loại động vật hoang dã như thế lại vẫn có thể tồn tại.
Ông Lê Hải Nam, Hạt trưởng Kiểm lâm thị xã Sơn Tây cho biết: Trên địa bàn thị xã Sơn Tây cũng có một số cơ sở, nhà hàng kinh doanh động vật hoang dã. Chúng tôi đã có chỉ đạo và bắt những nơi đó làm cam kết, không được kinh doanh các loại động, thực vật hoang dã bất hợp pháp, không có nguồn gốc.
![]() |
Chợ chim thiên nhiên được bày bán công khai trên đại lộ Thăng Long (Hà Nội) |
Trên đường cao tốc của đại lộ Thăng Long, đoạn thuộc địa bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội, thời điểm trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nơi đây như một chợ tự phát, mặc sức bán các loài chim tự nhiên. Ở thời điểm đó, các đầu mối cho biết, hàng tươi sống thì không có nhưng hàng đã giết mổ thì có rất sẵn.
Thói quen ăn thịt động vật hoang dã của một bộ phận người dân vẫn đang tồn tại và đang khiến cho công tác bảo vệ những loài này gặp không ít khó khăn.
Ông Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tại Việt Nam cho hay: “Chúng ta phải nhận biết được đây là mối nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro để nói không với việc săn bắt, tiêu thụ, vận chuyển động vật hoang dã. Chính quyền cần phải mạnh tay hơn nữa với những vi phạm này”.
Trên thực tế, các chế tài xử phạt đã có nhưng bằng cách này hay cách khác, những loài động vật hoang dã vẫn trở thành món mồi ưa thích của nhiều người, không chỉ ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học, khiến cho nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng mà việc giết mổ, sử dụng nhiều loài động vật hoang dã còn là nguồn lây lan nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho chính con người.
Mỗi ngày, đường dây nóng của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) tại Hà Nội - một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn - tiếp nhận khoảng 4 – 5 cuộc điện thoại thông báo phát hiện vi phạm về động vật hoang dã trái phép, ghi nhận nhiều quảng cáo vi phạm pháp luật để bảo vệ động vật hoang dã trên internet. Thông tin này được các nhân viên trung tâm tổng hợp, gửi các cơ quan chức năng phối hợp xử lý.
Ông Douglas Hendrie, Cố vấn kỹ thuật, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên bày tỏ: “Việt Nam là quốc gia dẫn đầu trong việc kiểm soát và xét xử những tội phạm về động vật hoang dã trong suốt 20 năm qua. Tuy nhiên, đây vẫn là điểm nóng về hoạt động trung chuyển, tiêu thụ động vật hoang dã. Vì vậy, cần nghiêm túc hơn trong xử lý những kẻ cầm đầu, đứng sau đường dây buôn bán động vật hoang dã”.
Chỉ riêng 2 tháng đầu năm nay, thông qua đường dây nóng, trung tâm này đã phối hợp các cơ quan chức năng tịch thu 67 cá thể động vật còn sống, trong đó có mèo rừng, cầy vòi mốc, rùa sa nhân, khỉ, chim ngói…; 6 cá thể động vật hoang dã được tự động chuyển giao; đình chỉ hoạt động của 6 nhà hàng ở 3 tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, hiện các cơ quan chức năng cũng rất khó kiểm soát các cơ sở nuôi nhốt.
Vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn tình trạng buôn bán, tiêu thụ và sử dụng động vật hoang dã ở Việt Nam. Vì thế lại càng đòi hỏi các chế tại phải mạnh hơn cũng như việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, thay đổi thói quen tiêu thụ động vật hoang dã và các sản phẩm của chúng. Điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh nhiều dịch bệnh xuất phát từ động vật hoang dã. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp chúng ta bảo tồn được sự đa dạng sinh học cũng như là bảo vệ được môi trường sống.
Hiện nay, các bộ ngành và cơ quan chức năng ở Việt Nam đang triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu về mối liên quan giữa động vật hoang dã ở Việt Nam với dịch bệnh và đồng thời triển khai nhiều giải pháp bảo tồn động vật hoang dã trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hơn 1.000 tình nguyện viên giải cứu san hô

Điện Thái Hòa di tích đầu tiên đạt tiêu chuẩn công trình xanh LOTUS

Lan tỏa sức mạnh cộng đồng nhân Ngày Trái Đất 2025

Công ty Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc bị phạt gần 1 tỷ đồng

Doanh nghiệp ồ ạt tuồn chất thải vào vùng giáp ranh Quảng Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu quyết liệt trong phòng, chống vi phạm IUU

Điện máy Xanh kết hợp cùng địa phương mang đến giải pháp nước sạch

Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về tăng trưởng xanh, bền vững

Nhiệt độ tại Bắc Bộ cao nhất 33 độ C
