Tag
Ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô

Sáng tạo thực hiện những nội dung khó để phát triển nguồn nhân lực

Nhịp điệu cuộc sống 17/12/2024 12:30
aa
TTTĐ - Đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU đánh giá cao Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu, triển khai sáng tạo, có chiều sâu, nhiều chuyển biến tích cực những nội dung mới, khó và chưa có tiền lệ trong nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.
Xây dựng thương hiệu đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực Hành trình hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực “thực học - thực nghiệp”

Tạo dựng môi trường học tập lành mạnh, tiên tiến

Báo cáo với đoàn kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" năm 2024 do đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU dẫn đầu diễn ra sáng 17/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU của đơn vị đã thể hiện quyết tâm qua công tác tập trung chỉ đạo, bám sát thực tiễn, đề ra các giải pháp cụ thể trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình 06-CTr/TU.

Đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Chương trình chủ trì hội nghị tại Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU chủ trì hội nghị tại Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Kết quả, chất lượng giáo dục và đạo tạo được duy trì, phát triển; mạng lưới trường, lớp được mở rộng; cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng học tập được tăng cường đầu tư; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) được nâng cao; công tác xây dựng trường chất lượng cao và trường chuẩn quốc gia được quan tâm.

Chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn có chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét. Nề nếp và kỷ cương được duy trì. Xã hội hóa giáo dục có nhiều chuyển biến, huy động được các nguồn lực đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục. Các hoạt động, phong trào thi đua được tổ chức sôi nổi, thiết thực, có ý nghĩa.

Công tác cải cách hành chính, ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được chú trọng. Trung tâm Điều hành giáo dục thông minh (IOC) ngành Giáo dục và Đào tạo được xây dựng và đi vào hoạt động, tạo chuyển biến tích cực, hiệu quả trong công tác chuyển đổi số.

Đồng chí Vũ Thu Hà tham quan Trung tâm
Đồng chí Vũ Thu Hà tham quan Trung tâm Điều hành giáo dục thông minh

Trung tâm phục vụ công tác quản trị, điều hành các hoạt động giáo dục trên toàn thành phố. IOC bao gồm các chức năng: Xây dựng và quản lý hệ thống báo cáo thuộc phạm vi của Sở bằng công cụ hiện đại, thông minh, trực quan; tích hợp hệ thống hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành bằng các bảng điều khiển thông minh, tùy theo thời điểm; quản lý và tổ chức các cuộc họp trực tuyến; hệ thống giám sát thời gian thực qua camera tới cổng, sân trường của các trường học; cập nhật các thông tin mới nhất về ngành Giáo dục và Đào tạo trên cổng thông tin điện tử, giám sát thông tin trên môi trường mạng.

Thăm và làm việc tại Trung tâm, đồng chí Vũ Thu Hà đã kiểm tra tính tương tác và hiệu quả công tác chỉ đạo, trao đổi, báo cáo công việc giữa Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội với các điểm cầu
Thăm và làm việc tại Trung tâm, đồng chí Vũ Thu Hà đã kiểm tra tính tương tác và hiệu quả công tác chỉ đạo, trao đổi, báo cáo công việc giữa Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội với các điểm cầu

Đặc biệt, trong lĩnh vực xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, giai đoạn từ năm 2021 đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả, thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ theo Chương trình 06-CTr/TU và Kế hoạch 176/KH-UBND.

Các hoạt động bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tư tưởng đạo đức và lối sống lành mạnh đã được triển khai rộng rãi. Chất lượng mô hình văn hóa và thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học cũng được nâng cao thông qua đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” và bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc”.

Trong những năm qua, Sở tiếp tục đổi mới, phát huy hiệu quả việc triển khai giảng dạy bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” trong các trường phổ thông; giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh gắn với giáo dục giá trị sống cho học sinh.

Sở đã phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương đối với các lớp và hiện nay hoàn thiện tài liệu giáo dục địa phương đối với lớp 5, 9, 12.

Những hoạt động và kế hoạch tiêu biểu thể hiện sự nỗ lực và kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và tạo dựng môi trường học tập lành mạnh, tiên tiến.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Đó là cuộc thi "Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; tổ chức lớp tìm hiểu về Đảng nhằm bồi dưỡng tư tưởng chính trị và đạo đức cách mạng (năm học 2023 - 2024, tổ chức lớp tìm hiểu về Đảng cho 1.610 học sinh, kết nạp 168 đảng viên mới); đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học”.

Bên cạnh đó là kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian trong trường học đến năm 2025; bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc” đã ban hành và triển khai từ năm học 2024 - 2025; chương trình giáo dục di sản: Phối hợp với các Sở, ban, ngành tổ chức hoạt động tham quan ngoại khóa tại các di tích lịch sử, văn hóa, nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và giá trị văn hóa cho học sinh cũng như các hoạt động văn hóa nghệ thuật khác trong trường học, nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi và giáo dục toàn diện cho học sinh.

Đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phát biểu tại hội nghị
Đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Các mô hình “Phát triển văn hóa đọc”, chương trình "Sáng mãi nét đẹp thanh lịch, văn minh” trong các nhà trường được tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả về việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh, khơi dậy niềm tự hào của các thế hệ học sinh về truyền thống thanh lịch, nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội, đồng thời tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh ở Thủ đô.

Tăng cường giáo dục di sản

Bên cạnh các ý kiến đóng góp của các Ban, Sở, ngành tại hội nghị về các chỉ tiêu xây dựng nguồn nhân lực, phát triển trường chuẩn quốc gia... hai ý kiến của Sở Nội vụ và Sở Du lịch đều xoay quanh và bổ sung về vấn đề phát triển công nghiệp văn hóa theo Nghị quyết 09 của Thành ủy Hà Nội.

Đại diện Sở Nội vụ mong muốn Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông tin thêm về các hoạt động kết hợp tham quan, du lịch để phát triển công nghiệp văn hóa tại Thủ đô ra sao?

Đồng chí Phó Giám đốc Sở Nội vụ phát biểu ý kiến tại hội nghị
Đồng chí Đinh Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội phát biểu ý kiến tại hội nghị
Trong khi đó, đại diện Sở Du lịch thông tin hiện tại Hà Nội có 130 điểm tham qua, du lịch văn hóa và nhiều điểm có thể đảm bảm an toàn, đáp ứng yêu cầu để đón các đoàn học sinh tới tham quan.

Tại các điểm lớn như Văn Miếu, Hoàng thành Thăng Long đang thực hiện chế độ miễn phí cho các cháu dưới mười lăm tuổi. Sở Du lịch đề nghị ngành Giáo dục Thủ đô có những hoạt động để tìm hiểu văn hóa, lịch sử Hà Nội để góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Đồng chí Trần Trung Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội thông tin về các điểm đến văn hóa của Thủ đô
Đồng chí Trần Trung Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội thông tin về các điểm đến văn hóa của Thủ đô

Trả lời kiến nghị về các vấn đề này, đồng chí Vương Hương Giang - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết: Trong những năm qua vấn đề giáo dục di sản được đơn vị rất quan tâm, triển khai. Trong đó, với mô hình trường học hạnh phúc và du lịch học đường cũng là những nội dung nhằm đưa giá trị di sản quý báu của Hà Nội tới gần hơn với thế hệ trẻ Thủ đô, giúp các em hiểu hơn về lịch sử, kiến trúc, anh hùng, danh nhân... của mảnh đất ngàn năm văn hiến, để học sinh thêm tự hào, yêu mến văn hóa của chúng ta.

Theo đó, Sở ban hành kế hoạch và kí văn bản hợp tác với Sở Văn hóa và Thể thao cũng như Hoàng Thành Thăng Long, Sơn Tây, Gia Lâm, Sóc Sơn... trong việc đưa giáo dục di sản vào triển khai trong kế hoạch công tác năm. Các cơ sở đã thực hiện rất tốt việc xây dựng kế hoạch học tập trải nghiệm tăng tính thực tế, gắn với bài học các con đang được học trên lớp để có thể vận dụng kiến thức vào thực tế.

Trong các hoạt động này, Sở ưu tiên các chủ đề khám phá sáng tạo và khám phá khoa học, phát triển kĩ năng mềm cho học sinh, tăng cường kĩ năng sống, giúp học sinh học hỏi, giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và kĩ năng tự lập. Bên cạnh đó còn giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác thải, bảo vệ di sản và học tập qua hệ sinh thái.

Ngoài ra, các đơn vị cũng thực hiện đa dạng hóa các điểm đến, nghiên cứu, lựa chọn phù hợp trong 130 điểm đến tại Hà Nội, linh hoạt hình thức đi theo khối, lớp hay toàn trường và ưu tiên mục tiêu giáo dục di sản văn hóa và thiên nhiên.

Trong các hoạt động này, Sở cũng nâng cao vai trò của giáo viên trong việc khơi dậy tình yêu văn hóa lịch sử và lòng yêu nước, đề cao bản sắc dân tộc, nâng cao chất lượng du lịch học đường. Điều này không chỉ góp phần giáo dục toàn diện học sinh mà còn giúp cho học sinh khám phá thế giới, phát triển kĩ năng sống, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh...

Sáng tạo, nỗ lực nâng cao nguồn nhân lực Thủ đô

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đánh giá cao những nội dung mới, khó và chưa có tiền lệ nhưng Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu, triển khai sáng tạo, có chiều sâu, nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua. Đó là xây dựng tiêu chuẩn trường nhiều cấp học, thực hiện sáng tạo phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” và phong trào “Tiếng trống học bài”, thí điểm triển khai giá dịch vụ, chuyển đổi số mạnh mẽ và hiệu quả với công tác tuyển sinh trực tuyến, học bạ điện tử... Trong đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn đã cụ thể hóa bằng những kết quả rất đáng tự hào.

Đồng chí Vũ Thu Hà kết luận buổi làm việc
Đồng chí Vũ Thu Hà kết luận buổi làm việc

Các kì thi của Sở tổ chức đều diễn ra an toàn, hợp tác quốc tế nở rộ và những phong trào được thực hiện với tinh thần sáng tạo, hữu ích. Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp tục bám sát chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, làm cơ sở để đánh giá kết quả đạt được.

Về nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Vũ Thu Hà lưu ý, dù chỉ tiêu xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia đã cơ bản hoàn thành, nhưng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vẫn cần tiếp tục rà soát, theo sát nội dung này và có giải pháp quyết liệt. Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cần quan tâm thực hiện các chỉ tiêu về xây dựng trường liên cấp hiện đại; hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý; xây dựng trường học văn hóa…

Khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp tục cần triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh, chất lượng giáo dục của Hà Nội đã có bước tiến đáng ghi nhận nhưng so với kỳ vọng và yêu cầu đặt ra, vẫn cần tiếp tục quan tâm, trong đó xác định rõ mục tiêu phấn đấu và sự khác biệt của giáo dục Thủ đô với các địa phương…

Hiện nay, toàn thành phố đã công nhận được 23 trường chất lượng cao, trong đó có 17 trường công lập.

Chất lượng giáo dục mũi nhọn đạt kết quả xuất sắc. Học sinh Thủ đô tiếp tục đạt thành tích nổi bật, khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước với nhiều giải quốc gia, giải quốc tế trong các kỳ thi, cuộc thi.

Năm học 2022 - 2023 có 8 giải quốc tế; 141 giải quốc gia. Năm học 2023 - 2024 có 18 học sinh đạt giải quốc tế; 184 học sinh đạt trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (cao hơn năm 2023: 43 học sinh đạt giải).

Đặc biệt, học sinh Hà Nội đạt 2 huy chương vàng Olympic môn Sinh học, Hóa học năm 2024; 2 huy chương bạc, 3 huy chương đồng cuộc thi Olympic quốc tế Thiên văn và Vật lý thiên văn lần thứ 17.

Hà Nội đứng đầu Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ V với 35 học sinh đạt giải; 4/4 dự án thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đều đạt giải.

Đọc thêm

Sắp diễn ra Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn năm 2025 Nhịp điệu cuộc sống

Sắp diễn ra Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn năm 2025

TTTĐ - Theo kế hoạch của UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn năm 2025 dự kiến khai mạc vào tối 24/4 tại Quảng trường biển, Khu du lịch biển Hải Hòa.
Trải nghiệm Sở hữu kỳ nghỉ xanh từ ALMA Timeshare Du lịch

Trải nghiệm Sở hữu kỳ nghỉ xanh từ ALMA Timeshare

TTTĐ - Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường (ALMA) tiên phong áp dụng mô hình sở hữu kỳ nghỉ xanh thông qua ALMA Resort tại Bãi Dài, Cam Ranh, Nha Trang.
Vẽ Việt Nam bằng AI trong minigame “Beloved Vietnam” Du lịch

Vẽ Việt Nam bằng AI trong minigame “Beloved Vietnam”

TTTĐ - Không cần ảnh thật, chỉ cần cảm xúc thật. “Beloved Vietnam” đang khuấy đảo mạng xã hội khi mời bạn kể chuyện yêu nước bằng ảnh AI siêu sáng tạo.
Khẩn trương chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2 các dự án cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long Giao thông

Khẩn trương chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2 các dự án cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long

TTTĐ - Chiều 20/4, tại tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, động viên các lực lượng thi công dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, làm việc với các bộ, ngành, cơ quan liên quan thúc đẩy tiến độ dự án này và khẩn trương triển khai dự án cao tốc từ Cà Mau tới Đất Mũi và nối tới cảng Hòn Khoai.
Chính thức khai thác hai tuyến đường ven biển Bình Thuận Nhịp điệu cuộc sống

Chính thức khai thác hai tuyến đường ven biển Bình Thuận

TTTĐ - Đường trục ven biển ĐT 719B và Hàm Kiệm - Tiến Thành, hai tuyến trọng điểm nối cao tốc Bắc - Nam và quốc lộ 1 xuống khu vực du lịch biển phía Nam Phan Thiết với tổng đầu tư 1.274 tỷ đồng chính thức thông xe.
Bình Phước: Khởi công 2 dự án thành phần thuộc cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành Giao thông

Bình Phước: Khởi công 2 dự án thành phần thuộc cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

TTTĐ - Cùng với lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm trên cả nước, ngày 19/4, tại TP Đồng Xoài, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ khởi công dự án thành phần 3 “Đầu tư xây dựng đường gom, cầu vượt ngang đoạn qua tỉnh Bình Phước” và dự án thành phần 5 “Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn qua tỉnh Bình Phước” thuộc dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Khánh thành đường nối Quốc lộ 37 và 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai Giao thông

Khánh thành đường nối Quốc lộ 37 và 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai

TTTĐ - Sáng 19/4, tại tỉnh Yên Bái diễn ra Lễ khánh thành công trình Đường nối Quốc lộ 37, Quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc tại phố cổ Hà Nội Du lịch

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc tại phố cổ Hà Nội

TTTĐ - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc tại nhiều địa điểm trên địa bàn quận. Đây là dịp để Hà Nội giới thiệu tinh hoa làng nghề truyền thống, nơi người dân và du khách có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm thủ công độc đáo, sáng tạo trên nền tảng chất liệu truyền thống.
Nơi dựng bản đồ Việt Nam bằng màu cờ sắc áo, nơi tái hiện “Gian hàng Giải phóng” Du lịch

Nơi dựng bản đồ Việt Nam bằng màu cờ sắc áo, nơi tái hiện “Gian hàng Giải phóng”

TTTĐ - Chiến dịch “Beloved Vietnam” lan tỏa trên khắp các điểm đến dịp 30/4, nơi thế hệ trẻ chọn kể lại tình yêu nước bằng hình ảnh, trải nghiệm và cảm xúc - theo cách rất riêng.
Festival Phở 2025: Di sản phở Việt bước vào kỷ nguyên số Ẩm thực

Festival Phở 2025: Di sản phở Việt bước vào kỷ nguyên số

TTTĐ - Tối 18/4, Festival Phở 2025 chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long với chủ đề "Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số".
Xem thêm