Sẵn sàng đáp ứng công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi
Theo thông tin của Bệnh viện Nhi Hà Nội, hiện tại, bệnh viện đang tiếp nhận điều trị cho 36 bệnh nhân mắc sởi. Bệnh viện sẵn sàng đáp ứng công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi, bệnh viện đã bố trí khu cách ly riêng biệt, có lối đi riêng và thực hiện tốt công tác chống nhiễm khuẩn, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
![]() |
Một số trường hợp trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên và người lớn vẫn mắc sởi |
TS. BS Đỗ Thị Thúy Nga, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội, Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết: Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan mạnh có khả năng gây dịch do vi rút sởi gây nên. Vi rút sởi thuộc họ Paramyxoviridae, chi Morbillivirus. 90% người chưa có miễn dịch sẽ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi. Trung bình 1 người mắc bệnh có thể lây cho 12-18 người khác.
Cách lây truyền qua đường lây như không khí, giọt bắn, tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hô hấp. Nguồn lây từ người mắc sởi có triệu chứng. Thời gian lây mạnh nhất 4 ngày trước và sau khi phát ban. Cơ thể cảm thụ ở tất cả những người chưa có miễn dịch đặc hiệu. Phơi nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp, trong không gian kín ≥ 15 phút.
Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, trong số những bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú, hầu hết bệnh nhân có biến chứng viêm phổi, một số bệnh nhân viêm phổi biến chứng nặng, suy hô hấp, phải hỗ trợ thở oxy, thở máy xâm nhập và không xâm nhập.
Một số trẻ trong tình trạng nặng có bệnh nền như bệnh teo cơ tủy, suy dinh dưỡng, bệnh down và bệnh lý mãn tính khác...
Những bệnh nhi mắc sởi có biến chứng phải thở máy, đa phần đã được điều trị thành công tại bệnh viện, có một trường hợp trẻ sinh non, bệnh lý bẩm sinh phức tạp phải chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị. Sau khi ổn định, trẻ lại được chuyển về Bệnh viện Nhi Hà Nội để theo dõi, điều trị tiếp.
Điển hình trường hợp bé gái 2 tuổi (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) có bệnh lý bẩm sinh phức tạp, tắc ruột nhiều lần, đã được mổ, đặt hậu môn nhân tạo ở cơ sở y tế khác. Trẻ hấp thu kém, bị suy dinh dưỡng nặng nên cơ thể rất nhạy cảm. Hiện tại, trẻ vẫn đang được điều trị tích cực tại bệnh viện.
Cũng theo thông tin của Bệnh viện Nhi Hà Nội, đa phần bệnh nhi đang được điều trị tại Khoa là các cháu bé dưới 2 tuổi, nhiều nhất là dưới 9 tháng tuổi, chưa được tiêm vắc xin. Bệnh nhi bị phơi nhiễm trực tiếp và gián tiếp với sởi.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp mắc sởi ở trẻ lứa tuổi thanh thiếu niên hoặc người trưởng thành do chưa được tiêm vắc xin phòng sởi hoặc đã tiêm vắc xin phòng sởi nhưng chưa được tiêm đầy đủ.
Điển hình như bệnh nhân H.M.D (15 tuổi, ở Cao Bằng), bệnh nhi bị sốt cao liên tục, sưng hạch hai bên hàm, ăn uống kém nên gia đình đưa đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khám. Khi có kết quả dương tính với sởi, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Hà Nội để điều trị. Trước đó, trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin sởi.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chủng ngừa người lớn: Hướng đi bền vững trong kỷ nguyên già hóa dân số

Phối hợp xác minh đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả

Tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A kết hợp tẩy giun cho trẻ

Cột mốc mới về chất lượng y tế tại Việt Nam

Cứu sống bệnh nhân viêm màng não do nấm nguy kịch

Khám sức khỏe miễn phí cho 600 nữ công nhân, lao động

Kem chống nắng do công ty chồng Đoàn Di Băng phân phối bị thu hồi

Chuyển người bệnh BHYT phải đảm bảo tránh gây quá tải

Tăng cường thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trực tuyến
