Sân bay tại Mỹ cấm bán chai nước bằng nhựa
![]() |
Những chai nước như thế này sẽ không còn được bày bán tại sân bay quốc tế San Francisco nữa. Ảnh: AP
Bài liên quan
Những trang trại rau trong lòng thành phố
Chọn “đường tắt” vào đại học danh tiếng cho con
Bất bình đẳng thu nhập toàn cầu gia tăng nhanh chóng
Mô hình trợ giúp thanh thiếu niên nhân văn tại Mỹ
Tự do súng đạn và nỗi ám ảnh đẫm máu
Nâng cao trách nhiệm của những người làm giáo dục
iPhone có thể “made in Vietnam”
Australia: Hệ sinh thái biển ảnh hưởng nghiêm trọng vì thời tiết
Tour du lịch câu rác thải nhựa hút khách
Từ nay, hành khách sẽ không thể mua chai nước bằng nhựa có dung tích nhỏ hơn một lít từ các máy bán hàng tự động hoặc trong các nhà hàng tại sân bay SFO. Thay vào đó, họ được khuyến khích mang theo chai nước cá nhân hay mua lọ đựng bằng thủy tinh, nhôm tại các cửa hàng ở sân bay.
Theo thống kê, trung bình mỗi ngày có đến 9.000 chai nước được mua tại SFO. Do đó, ban lãnh đạo sân bay muốn giảm thiểu lượng chai nhựa khổng lồ thải ra hàng ngày. Đây cũng là một phần trong kế hoạch 5 năm của sân bay nhằm giảm rác thải, khí thải carbon và năng lượng sử dụng xuống mức “zero”. SFO đặt mục tiêu tới năm 2021 trở thành sân bay không rác thải đầu tiên ở Mỹ.
Ông Doug Yakel, phát ngôn viên của SFO cho biết: “Chúng tôi đã xem xét các chính sách và chương trình để hỗ trợ mục tiêu trong vài năm tới. Chúng tôi hy vọng lệnh cấm này sẽ thực sự hiệu quả”.
Khi lệnh cấm có hiệu lực, SFO cũng cho lắp đặt 100 cây nước để hành khách có thể lấy thêm nước vào chai kim loại hoặc cốc thủy tinh khi cần. SFO cũng là nơi đi đầu trong các hoạt động bảo vệ môi trường như lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời, hướng dẫn chủ kinh doanh trong sân bay sử dụng dụng cụ chứa thực phẩm có thể phân hủy bao gồm ống hút và khay đựng.
Trước SFO, một số sân bay ở UAE và Ấn Độ cũng công bố kế hoạch cấm chai nhựa nhưng chưa triển khai đầy đủ.
Từ năm 2014, thành phố San Francisco đã cấm bán chai nước nhựa tại các địa điểm thuộc sở hữu công nhưng vẫn cho phép một số nơi được trì hoãn hoặc miễn áp dụng quy định này.
Kết quả một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 6 vừa qua cũng chỉ ra rằng, chỉ có 9% nhựa mà người Mỹ gửi đến các nhà máy tái chế thực sự được tái chế. Nguyên do các nhà máy tái chế của Mỹ không chấp nhận chai nhựa chưa rửa và chai nhựa vẫn có nắp. Hầu hết các loại nhựa rẻ tiền như chai nước và hộp sữa sẽ được chuyển đến các bãi chôn lấp hoặc lò đốt rác. Một phần được chuyển đến các nước khác để xử lý.
Theo thống kê, các loại nhựa sử dụng một lần chiếm 70% số rác thải đang hàng ngày đầu độc môi trường sinh thái đại dương. Mỗi năm, hàng triệu con chim và hơn 100.000 động vật biển có vú chịu tổn thương hoặc chết vì bị mắc kẹt trong rác thải nhựa hay ăn phải những loại rác thải này. Canada và Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết sẽ cấm nhựa dùng một lần vào năm 2021.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%
