Tag

Robot diệt cỏ dại của sinh viên Bách khoa

Nhịp sống trẻ 06/08/2020 08:41
aa
TTTĐ - Khởi nguồn từ nỗi ám ảnh về những vất vả của mẹ cha khi vác bình phun thuốc trừ cỏ nặng mùi trên đồng ruộng, nhóm sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã chế tạo loại robot có khả năng diệt cỏ dại…
3843 svbkhoa2
Nhóm sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội giới thiệu, mô tả robot diệt cỏ của nhóm

Robot diệt cỏ có tên là BK Delta, do 5 sinh viên năm cuối Viện Cơ khí, Đại học Bách khoa (Hà Nội) gồm Nguyễn Đức Anh, Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Văn Hướng, Đàm Mạnh Tiến, nghiên cứu chế tạo trong 4 tháng với sự giúp đỡ, hướng dẫn của TS Nguyễn Văn Tình và TS Nguyễn Ngọc Kiên.

Đây cũng là sản phẩm nhóm sinh viên lựa chọn làm đồ án tốt nghiệp với hy vọng vừa có tính đột phá trong nghiên cứu, vừa tạo ra một sản phẩm trợ giúp nông dân.

Chia sẻ về ý tưởng chế tạo robot, Đức Anh - thành viên của nhóm tâm sự: “Nhà của em ở Bắc Ninh, có hơn 1.000m2 trồng đủ loại hoa màu như lạc, ngô, đỗ. Cứ mỗi vụ trồng phải mất 3 - 4 ngày phun thuốc diệt cỏ. Những ngày nắng nóng trên lưng bố mẹ em phải vác theo chiếc bình phun thuốc trừ cỏ nặng mùi thuốc. Phun thuốc diệt cỏ là khâu khó thuê nhân công nhất, do đây là công việc ảnh hưởng đến sức khỏe vì hóa chất độc hại”.

Theo tìm hiểu của nhóm sinh viên, việc làm cỏ bằng tay tốn 126 giờ/ha tương đương đi bộ 10km/ha tư thế lưng còng. Thậm chí, ở một số vùng nông thôn như An Giang, Cần Thơ, người nông dân có thể tốn cả 365 ngày/năm để làm việc trên đồng ruộng.

Làm thế nào để chế tạo robot thay sức người là điều Đức Anh ấp ủ. Đầu tháng 2, nhóm bắt đầu dựng mô hình 3D của robot, giúp phần cơ khí hình dung và việc tính toán số liệu chính xác hơn. Là dân kỹ thuật, nên công đoạn này không quá khó khăn với nhóm.

Chỉ sau một tuần, nhóm đã triển khai làm mô hình robot thực. Thời điểm chế tạo robot là khoảng thời gian cách ly xã hội do Covid-19. Do vậy, việc vận chuyển linh kiện và thiết bị đặt bên Trung Quốc gặp trục trặc, mất một tháng mới về tới Việt Nam. Nhóm chỉ còn ba tháng để hoàn thiện robot trước thềm bảo vệ luận án.

Đến tháng 5, robot đã hoàn thiện phần cơ khí, có khối lượng 18,5kg, cao 25cm. Thiết kế chính gồm khung, bộ điều khiển và hệ thống phun với bình chứa 5 lít thuốc. Khung robot làm bằng thanh nhôm cứng, nhựa in 3D, được lắp 4 bánh xe. Nó có thể di chuyển trên cả địa hình bằng phẳng và gồ ghề. Tốc độ xịt thuốc đạt 3m2/phút. Tốc độ xịt này bằng phương pháp xịt bình thông thường, nhưng có ưu điểm thay thế sức người, giảm thiểu tác hại từ thuốc trừ sâu ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

Đức Anh cho biết, cỏ dại và cây trồng không có hình dạng đặc trưng. Bởi thế nhóm không thể sử dụng các thuật toán xử lý ảnh đơn thuần như xác định màu sắc, kích thước. Để bộ điều khiển robot có khả năng nhận diện cây hoa màu và cỏ dại, nhóm tích hợp công nghệ học sâu (deep learning) cho phép robot xác định cỏ dại bằng camera.

Đây cũng là công đoạn khó nhất mà nhóm phải giải quyết. Để tích hợp công nghệ, các bạn đã đưa vào hơn 1.500 bộ ảnh và lập trình cho máy, sau đó dạy cho robot học thông qua mạng Neural Network để nhận biết, phân biệt cỏ dại và hoa màu qua camera với độ chính xác được nhóm thử nghiệm lên tới 85%, thao tác xịt thuốc chính xác 97%.

Nhóm tác giả cho biết, lần đầu cho robot chạy thử trên địa hình thực tế nảy sinh vấn đề các rãnh cây lạc, ngô không phải lúc nào cũng đều, thẳng. Địa hình đất gồ ghề, khiến việc di chuyển và nhận diện cỏ dại gặp khó khăn.

Để khắc phục, nhóm đã thay thế loại bánh xe có rãnh sắt để tăng độ bám dưới đất. Tăng kích thước khung robot, giúp thiết bị dễ dàng đi qua các rãnh cây mà không khiến cây bị đổ. Robot đang được cải tiến lắp đặt pin mặt trời giúp bảo vệ môi trường và giảm mức điện năng tiêu thụ.

Sau nhiều lần chạy thử và điều chỉnh thiết kế, sản phẩm robot diệt cỏ của nhóm đã hoàn thành với tổng chi phí khoảng 10 triệu đồng. Hiện, nhóm sẵn sàng chuyển giao sản xuất đại trà, khi đó giá thành có thể thấp hơn để phù hợp với điều kiện từng hộ nông dân.

Đức Anh cho biết, nhóm dự định đưa robot đến các cuộc thi chế tạo trong nước để giới thiệu, từ đó mong muốn nhận được những lời góp ý cải tiến sản phẩm cũng như những lời mời hợp tác chuyển giao từ phía doanh nghiệp.

Sinh viên Bách khoa Hà Nội phát động cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” Sinh viên Bách khoa “làm chủ” công nghệ 3D Sinh viên Bách Khoa Hà Nội sẽ được học về internet vạn vật sớm hơn Chàng sinh viên Bách khoa vượt qua mọi khó khăn để tạo nên kỳ tích

Đọc thêm

Kỹ năng cho thanh niên vì một tương lai bền vững Camera 360 trẻ

Kỹ năng cho thanh niên vì một tương lai bền vững

TTTĐ - Khoảng 200 khách mời từ khắp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia trong nước và quốc tế, cộng đồng địa phương và đại diện các cơ quan báo chí, truyền thông, đã quy tụ tại trường Đại học Cần Thơ tham gia cuộc họp tham vấn hai ngày về Kỹ năng cho thanh niên vì một tương lai bền vững.
Hành trang vững chắc cho sĩ tử "vượt vũ môn" Nhịp sống trẻ

Hành trang vững chắc cho sĩ tử "vượt vũ môn"

TTTĐ - Sáng 5/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025 tại trường THPT Hà Đông. Sự kiện tạo cơ hội cho các sỹ tử tiếp cận thông tin hữu ích về định hướng nghề nghiệp tương lai.
Thiếu nhi Bình Dương báo công dâng Bác tại Quảng trường Ba Đình Nhịp sống phương Nam

Thiếu nhi Bình Dương báo công dâng Bác tại Quảng trường Ba Đình

TTTĐ - Sáng 5/4, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Đoàn đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ báo công và viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương trình diễn ra trong không khí trang nghiêm, xúc động, nằm trong khuôn khổ Hành trình “Cháu ngoan Bác Hồ làm nghìn việc tốt”, hướng tới Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Bình Dương lần thứ XXIV - năm 2025.
Tuổi trẻ Phú Yên ghi dấu ấn đậm nét trong Tháng Thanh niên 2025 Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Phú Yên ghi dấu ấn đậm nét trong Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025 tại Trường Đại học Xây dựng Miền Trung. Hội nghị đã đánh giá toàn diện các hoạt động nổi bật, ghi nhận những đóng góp tích cực của tuổi trẻ toàn tỉnh trong tháng cao điểm này.
Học ngôn ngữ - “chìa khóa” mở ra sự nghiệp quốc tế Nhịp sống trẻ

Học ngôn ngữ - “chìa khóa” mở ra sự nghiệp quốc tế

TTTĐ - Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa sự nghiệp quốc tế. Việc thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ mang đến lợi thế cạnh tranh vượt trội, giúp các bạn trẻ tiếp cận những cơ hội việc làm hấp dẫn. Hiểu rõ xu hướng này, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic đã mở rộng đào tạo nhóm ngành Ngôn ngữ – một lĩnh vực đang lên ngôi và thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên.
Để không tụt hậu trong kỷ nguyên việc làm mới… Camera 360 trẻ

Để không tụt hậu trong kỷ nguyên việc làm mới…

TTTĐ - Kỹ năng chuyên môn không còn là “tấm vé duy nhất” để chinh phục nhà tuyển dụng. Trong bối cảnh thị trường lao động biến động không ngừng bởi chuyển đổi số, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, người trẻ nếu không chủ động trau dồi kỹ năng mới sẽ dễ bị tụt lại phía sau.
Học trò Hà thành sáng chế thiết bị báo cháy, rò rỉ khí ga Bản tin công tác Đội

Học trò Hà thành sáng chế thiết bị báo cháy, rò rỉ khí ga

TTTĐ - Khi nhà có cháy hoặc rò rỉ khí ga thiết bị sẽ lập tức gửi tin nhắn đến điện thoại chính chủ; đồng thời kích hoạt còi báo động để những người xung quanh biết… Đây là những điểm nổi bật của “Thiết bị báo cháy, rò rỉ khí ga” được sáng chế bởi hai học sinh lớp 8A, trường THCS Nguyễn Du (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Nhịp sống trẻ

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
"Bệ phóng" cho sản phẩm OCOP và khởi nghiệp sáng tạo Nhịp sống trẻ

"Bệ phóng" cho sản phẩm OCOP và khởi nghiệp sáng tạo

TTTĐ - Để hỗ trợ và phát triển mạnh mẽ về văn hoá, thành phố Hà Nội vừa ban hành Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trong đó, việc thành lập các trung tâm công nghiệp văn hóa đóng vai trò như "bệ phóng" cho các sản phẩm OCOP, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa.
Tạo đà cho sản phẩm văn hóa Thủ đô “vươn mình” Tôi yêu Hà Nội

Tạo đà cho sản phẩm văn hóa Thủ đô “vươn mình”

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội về quy định, tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều người kỳ vọng Nghị quyết sẽ sớm được ban hành để tạo sự bứt phá trong phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của Thủ đô.
Xem thêm