Tag

Quy định rõ về "báo cáo giao dịch đáng ngờ" trong Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Tin tức 20/10/2022 18:25
aa
TTTĐ - Tiếp tục kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều nay (20/10), Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).
Mánh khóe “rửa tiền” của trùm đường dây cá độ hàng chục nghìn tỷ Có tình trạng lợi dụng thị trường chứng khoán để rửa tiền

Sửa đổi luật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết: Dự thảo được bố cục gồm 4 Chương, 65 Điều.

Dự thảo Luật kế thừa quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, theo đó phạm vi điều chỉnh của Luật quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong Phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền...

Quy định rõ về
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình bày Tờ trình dự án Luật

Về đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, dự thảo Luật kế thừa quy định về đối tượng báo cáo phòng, chống rửa tiền tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, bao gồm tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính. Bên cạnh đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số nội dung về đối tượng báo cáo, trong đó có tên gọi của một số hoạt động của đối tượng báo cáo; Bổ sung đối tượng báo cáo là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo luật lần này là quy định về nhận biết khách hàng và cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng.

Theo đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định về thông tin nhận biết khách hàng để phù hợp với pháp luật hiện hành, khuyến nghị của FATF, đánh giá của APG; Sửa đổi, bổ sung quy định về thông tin chủ sở hữu hưởng lợi, đối tượng báo cáo phải xác định chủ sở hữu hưởng lợi và áp dụng các biện pháp để nhận biết, cập nhật thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật kế thừa quy định về việc đối tượng báo cáo có thể thuê tổ chức khác xác minh thông tin khách hàng. Đồng thời, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân dự thảo Luật bổ sung quy định đối tượng báo cáo phải bảo đảm tổ chức thuê xác minh phải bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật và đối tượng báo cáo phải chịu trách nhiệm về kết quả xác minh thông tin nhận biết khách hàng của tổ chức thuê. Việc thuê tổ chức khác để xác minh thông tin nhận biết khách hàng thực hiện theo thỏa thuận của các bên và quy định của pháp luật có liên quan.

Để đáp ứng thực tiễn công tác trao đổi, cung cấp thông tin về phòng, chống rửa tiền, dự thảo Luật cũng bổ sung nguyên tắc: Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống rửa tiền, việc trao đổi, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng khẳng định, nhằm không tạo khoảng trống pháp lý sau khi Luật có hiệu lực thi hành nhưng chưa kịp hoàn thành việc phân công chức năng đơn vị đầu mối về phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước, dự thảo Luật bổ sung quy định chuyển tiếp như sau: Trường hợp cơ quan có thẩm quyền chưa có quyết định khác, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền theo quy định của Luật này và các Luật khác có liên quan…

Quy định rõ về "báo cáo giao dịch đáng ngờ"

Báo cáo thẩm tra dự án Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi của Ủy ban Kinh tế do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 với các lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Rửa tiền
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các nội dung tại dự thảo Luật về các quy định liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập dữ liệu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng với các luật có liên quan, như Luật An ninh mạng và dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Đồng thời, đề nghị cần xem xét kỹ quy định tại khoản 1 Điều 26 về yếu tố để thực hiện báo cáo giao dịch đáng ngờ đối với "Giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo hoặc người bị kết án…".

Việc bổ sung các dấu hiệu đáng ngờ tại khoản 3 phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi Chính phủ ban hành quy định để bảo đảm phù hợp với quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tương đồng với quy định tại khoản 3 Điều 4 của dự thảo Luật. Ủy ban Kinh tế thống nhất việc quy định các dấu hiệu đáng ngờ bao gồm dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ theo các lĩnh vực cụ thể.

Tuy nhiên cần nghiên cứu bao quát cả các lĩnh vực khác thuộc đối tượng báo cáo nhưng chưa được quy định các dấu hiệu đáng ngờ cụ thể như luật sư, công chứng, kinh doanh kim loại quý, đá quý…. Đồng thời, đề nghị tiếp tục rà soát, điều chỉnh bảo đảm hợp lý và khả thi khi khối lượng báo cáo tương đối lớn trong khi một số quy định còn mang tính định tính, chưa rõ ràng…

Liên quan đến nội dung về đánh giá rủi ro rửa tiền của đối tượng báo cáo và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, đây là quy định mới và cần thiết trong bối cảnh các hành vi rửa tiền ngày càng tinh vi, thường xuyên thay đổi, đồng thời phù hợp với khuyến nghị của FATF.

Tuy nhiên, đề nghị tiếp tục rà soát, cân nhắc kỹ lưỡng quy định về báo cáo kết quả đánh giá rủi ro hoặc cập nhật kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền và khoản 1 Điều 16 về xây dựng quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền tại đối tượng báo cáo bảo đảm tính khả thi và tránh tạo gánh nặng về thủ tục hành chính cho các đối tượng khi triển khai.

Đồng thời cần báo cáo rõ về chế tài xử lý trong trường hợp không báo cáo hoặc không cập nhật kịp thời theo quy định tại dự thảo Luật, để tăng tính hiệu lực, hiệu quả và tính khả thi của các quy định này.

Đọc thêm

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường Tin tức

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường

TTTĐ - Chiều 18/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 10 tiếp xúc cử tri huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn. Theo đó, trao đổi với cử tri, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, trong chiều 18/4, thành phố đã tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn.
Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước Tin tức

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận Tin tức

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận

TTTĐ - Cán bộ Mặt trận các quận, huyện, thị xã phải tích cực tuyên truyền, giám sát và tham gia lấy ý kiến Nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng Tin tức

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

TTTĐ - Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả Tin tức

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả

TTTĐ - Sáng 18/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cùng các đại biểu Quốc hội Đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 Tin tức

Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

TTTĐ - Sáng 18/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới Tin tức

Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Chiều 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng) chủ trì phiên họp lần thứ 11 của Hội đồng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy Tin tức

Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy

TTTĐ - Chiều 17/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 4 (huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai) trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường Tin tức

Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm gợi ý 2 vấn đề Hà Nội quan tâm nghiên cứu triển khai trong thời gian tới. Một là, xây dựng chuyên đề về bảo đảm an toàn thực phẩm, không để cho sữa giả, thuốc giả, thực phẩm mất an toàn ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe người dân và du khách. Hai là, trong phát triển giáo dục - đào tạo, thành phố tính toán hỗ trợ thêm bữa ăn để tăng dinh dưỡng cho học sinh các cấp học trên địa bàn.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” Tin tức

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

TTTĐ - Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Xem thêm