Tag

Quốc hội thông qua sửa đổi Luật Di sản văn hóa

Tin tức 23/11/2024 16:00
aa
TTTĐ - Chiều 23/11, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ

Kết quả biểu quyết cho thấy, có 413/422 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).

Như vậy, với đa số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thống nhất thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được Quốc hội thông qua có bố cục gồm 9 chương, 95 điều, quy định về di sản văn hóa, hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị đối với di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Di sản văn hóa quy định tại luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa vật thể được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đối tượng áp dụng của luật gồm cơ quan, tổ chức, cộng đồng và người Việt Nam định cư ở Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cộng đồng và người nước ngoài định cư, hoạt động ở Việt Nam; người Việt Nam định cư, hoạt động ở nước ngoài liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Quốc hội thông qua sửa đổi Luật Di sản văn hóa
Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Luật quy định cụ thể nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Cụ thể, mọi di sản văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ nước ngoài, thuộc các hình thức sở hữu, đều được quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị theo quy định của luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân.

Luật cũng quy định ưu tiên bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, các dân tộc thiểu số rất ít người và những di sản văn hóa có giá trị toàn cộng đồng, xã hội.

Đồng thời bảo đảm giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích và tính nguyên gốc của di sản tư liệu; lồng ghép việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng, địa phương...

Quốc hội thông qua sửa đổi Luật Di sản văn hóa
Các đại biểu bấm nút biểu quyết

Về chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa, luật nêu rõ, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong bảo đảm và phát triển hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc.

Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được UNESCO ghi danh hoặc công nhận; bảo vệ và phát huy giá trị tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới và hải đảo, đặc biệt ưu tiên bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người và dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một giá trị văn hóa tộc người; bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, di tích lịch sử - văn hóa thuộc sở hữu toàn dân xuống cấp nghiêm trọng…

Ngày 23/11 hằng năm được quy định là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Di sản văn hóa phi vật thể trong danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được bảo vệ và phát huy giá trị theo quy định của luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh vào Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể và các danh sách của UNESCO phải có biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị sau ghi danh và thực hiện việc báo cáo theo quy định của pháp luật và quy định của UNESCO.

Luật quy định Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để hỗ trợ kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa chưa được ngân sách Nhà nước đầu tư, hỗ trợ hoặc đầu tư chưa đủ, bao gồm: Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền; thực hiện các công trình, hạng mục bảo quản, tu bổ, phục hồi, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; mua, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu, tư liệu quý hiếm về di sản văn hóa phi vật thể có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước; mua di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu có giá trị của Việt Nam để bổ sung cho các sưu tập của bảo tàng, di tích.

Nguồn tài chính của Quỹ được hình thành trên cơ sở viện trợ, tài trợ, hỗ trợ, tặng cho của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Ngân sách Nhà nước không hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động của quỹ này. Quỹ có tư cách pháp nhân; có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Luật cũng quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm, gồm: Chiếm đoạt di sản văn hóa; làm sai lệch yếu tố gốc cấu thành di tích, nội dung và giá trị của di tích, di sản tư liệu; phổ biến, thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể hoặc đưa những yếu tố không phù hợp làm giảm giá trị di tích, di sản văn hóa phi vật thể; xâm hại, hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa và cảnh quan văn hóa của di tích.

Ngoài ra, luật cũng quy định cấm khai thác, sử dụng di sản văn hóa làm xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng, lợi ích quốc gia, dân tộc; công nhận, trao tặng các danh hiệu liên quan đến di sản văn hóa trái quy định của pháp luật; mua bán, sưu tầm, kinh doanh, trao đổi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu có nguồn gốc không hợp pháp; lấn chiếm, hủy hoại đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh…

Thành Nhân

Đọc thêm

Đồng chí Tạ Hữu Thọ giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Thượng Phúc Nhân sự

Đồng chí Tạ Hữu Thọ giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Thượng Phúc

TTTĐ - Chiều 30/6, đồng chí Võ Nguyên Phong, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Công thương Hà Nội dự Lễ trao các quyết định về công tác cán bộ tại xã Thượng Phúc.
Xã Thạch Thất nỗ lực vận hành chính quyền địa phương hai cấp hiệu quả Tin tức

Xã Thạch Thất nỗ lực vận hành chính quyền địa phương hai cấp hiệu quả

TTTĐ - Chiều 30/6, Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTTQ Việt Nam xã Thạch Thất tổ chức lễ công bố các Quyết định, Nghị quyết của thành phố Hà Nội về công tác cán bộ đối với xã khi thực hiện chính quyền hai cấp.
Xã Bình Minh ra mắt tổ chức bộ máy chính quyền hai cấp Tin tức

Xã Bình Minh ra mắt tổ chức bộ máy chính quyền hai cấp

TTTĐ - Chiều 30/6, tại hội trường Đảng ủy xã Bình Minh, đồng chí Võ Nguyên Phong, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Công thương Hà Nội đã đến dự và trao các Quyết định về công tác tổ chức bộ máy xã Bình Minh theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Đồng chí Hoàng Minh Hiến làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Xuân Mai Tin tức

Đồng chí Hoàng Minh Hiến làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Xuân Mai

TTTĐ - Chiều 30/6, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Trương Việt Dũng trao quyết định nhân sự của TP Hà Nội tại xã Xuân Mai. Theo đó, đồng chí Hoàng Minh Hiến được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Xuân Mai.
Dấu mốc lịch sử trong giai đoạn phát triển mới của phường Tây Hồ Tin tức

Dấu mốc lịch sử trong giai đoạn phát triển mới của phường Tây Hồ

TTTĐ - Chiều 30/6, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn dự lễ trao các quyết định, nghị quyết của thành phố Hà Nội về công tác cán bộ tại phường Tây Hồ.
Đồng chí Nguyễn Tiến Dũng làm Chủ tịch UBND xã Quang Minh Nhân sự

Đồng chí Nguyễn Tiến Dũng làm Chủ tịch UBND xã Quang Minh

TTTĐ - Chiều 30/6, Đảng uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Quang Minh tổ chức Lễ trao các quyết định của TP Hà Nội về công tác cán bộ.
Thời khắc lịch sử của xã Hồng Vân Tin tức

Thời khắc lịch sử của xã Hồng Vân

TTTĐ - Chiều 30/6, bộ máy lãnh đạo xã Hồng Vân, thành phố Hà Nội chính thức được công bố, đánh dấu thời khắc lịch sử của địa phương này.
Phường Bồ Đề: Chủ động, quyết tâm, sẵn sàng tiếp nhận mô hình chính quyền hai cấp Tin tức

Phường Bồ Đề: Chủ động, quyết tâm, sẵn sàng tiếp nhận mô hình chính quyền hai cấp

TTTĐ - Với tinh thần chủ động, quyết tâm cao và tinh gọn trong tổ chức bộ máy, phường Bồ Đề đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để vận hành hiệu quả mô hình chính quyền đô thị hai cấp. Cán bộ, công chức phường thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng thích ứng với phương thức quản lý mới nhằm phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.
Vĩnh Hưng hoàn thiện tổ chức, người dân kỳ vọng, cán bộ quyết tâm Nhân sự

Vĩnh Hưng hoàn thiện tổ chức, người dân kỳ vọng, cán bộ quyết tâm

TTTĐ - Trong ngày Hà Nội đồng loạt công bố và trao quyết định công tác nhân sự tại 126 xã, phường mới sau sắp xếp, phường Vĩnh Hưng (mới) chính thức kiện toàn bộ máy tổ chức theo mô hình chính quyền hai cấp. Bộ máy mới được kỳ vọng sẽ hoạt động hiệu quả với quyết tâm cao từ đội ngũ cán bộ và sự đồng thuận của nhân dân địa phương.
Khởi đầu mới tại phường Phúc Lợi: Chính quyền tinh gọn, kỳ vọng nâng tầm đô thị Tin tức

Khởi đầu mới tại phường Phúc Lợi: Chính quyền tinh gọn, kỳ vọng nâng tầm đô thị

TTTĐ - Ngày 1/7/2025, phường Phúc Lợi sẽ chính thức vận hành bộ máy chính quyền 2 cấp, đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng trong giai đoạn mới. Với cột mốc này, diện mạo phường Phúc Lợi đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ, với niềm tin và kỳ vọng lớn lao từ cả đội ngũ lãnh đạo lẫn người dân.
Xem thêm