Tag

Quốc hội giám sát tối cao việc sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19

Tin tức 06/06/2022 17:23
aa
TTTĐ - Hiệu quả của việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 là vấn đề được cử tri, Nhân dân đặc biệt quan tâm, theo dõi và được đa số các vị đại biểu Quốc hội lựa chọn (61.94%) giám sát tối cao.
Quốc hội giám sát tối cao về tiết kiệm, chống lãng phí và công tác quy hoạch Giám sát tối cao việc quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch COVID-19

Chiều 6/6, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.

Quốc hội giám sát tối cao việc sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023

Cụ thể, chiều 23/5, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội cùng với dự thảo Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.

Kết quả, có 61,94% đại biểu đồng ý lựa chọn giám sát tối cao với chuyên đề 1: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

59,46% đại biểu lựa chọn giám sát tối cao với Chuyên đề 2: Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

52.95% đại biểu chọn giám sát tối cao với Chuyên đề 3: Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

33,78% đại biểu đồng ý giám sát tối cao Chuyên đề 4: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021.

Căn cứ kết quả trên, Quốc hội đã quyết định sẽ giám sát tối cao chuyên đề 1 và 2; Chuyên đề 3 và 4 sẽ giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, đối với chuyên đề 1 về các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và y tế cơ sở, y tế dự phòng, có ý kiến đề nghị giới hạn phạm vi giám sát của chuyên đề này, tập trung vào việc thực hiện chính sách, pháp luật về tổ chức bộ máy, tuyển dụng, quản lý, sử dụng và chế độ, chính sách đối với nhân lực làm công tác y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Đối với việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, có ý kiến cho rằng, vấn đề này đã được các cơ quan kiểm toán, thanh tra tiến hành kiểm toán, thanh tra tại các địa phương trong năm 2021. Ý kiến khác đề nghị tách nội dung này thành một chuyên đề giám sát riêng và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, hiệu quả của việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 là vấn đề được cử tri, Nhân dân đặc biệt quan tâm, theo dõi và được đa số các vị đại biểu Quốc hội lựa chọn (61.94%). Kết quả kiểm toán, thanh tra về nội dung này sẽ là nguồn tư liệu quan trọng để Quốc hội có cơ sở tiến hành giám sát tối cao một cách toàn diện hơn.

"Hơn nữa, thực tế công tác phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua cũng bộc lộ nhiều vấn đề liên quan đến y tế cơ sở, y tế dự phòng, do đó, việc giám sát kết hợp như chuyên đề sẽ có cái nhìn tổng quan, đầy đủ hơn, góp phần định hướng giải pháp xây dựng và hoàn thiện hơn hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng", Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin.

Quốc hội giám sát tối cao việc sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19
Kết quả biểu quyết

Đối với chuyên đề 2 về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho hay, có ý kiến đề nghị cân nhắc việc lựa chọn chuyên đề này để tiến hành giám sát vì thời gian triển khai chưa nhiều, không có nhiều nội dung để xem xét, đánh giá.

Các chương trình mục tiêu quốc gia này đều được ban hành từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, tác động rộng lớn đến đối tượng thụ hưởng, phần lớn ở các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.

Tuy nhiên, tiến độ triển khai thực hiện thời gian qua còn chậm so với kế hoạch đề ra, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình cũng như triển khai các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới và hải đảo.

Do đó, việc lựa chọn chuyên đề này để Quốc hội tiến hành giám sát tối cao là rất cần thiết, nhằm mục đích nhận diện đầy đủ những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để tháo gỡ kịp thời, giúp cho việc thúc đẩy triển khai chương trình đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra; Đồng thời, cũng phù hợp với quyết định của đa số đại biểu Quốc hội (59.46%).

Đối với chuyên đề 3 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Tổng Thư ký Quốc hội cho rằng, một số ý kiến đề nghị lựa chọn chuyên đề này để Quốc hội giám sát tối cao. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc lựa chọn chuyên đề này để tiến hành giám sát trong năm 2023 là phù hợp, được các đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân quan tâm. Căn cứ kết quả lựa chọn của các vị đại biểu Quốc hội, chuyên đề này sẽ được giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát và báo cáo kết quả giám sát với Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Đối với chuyên đề 4 về phát triển năng lượng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc lựa chọn chuyên đề này có ý nghĩa quan trọng khi đất nước ta đang đứng trước thách thức lớn về bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu đủ năng lượng để phát triển kinh tế-xã hội, sinh hoạt của người dân.

Tiếp đó, Quốc hội đã biểu quyết tại hội trường về nội dung này. Có 449 đại biểu tham gia biểu quyết (chiếm 89,98%), trong đó 440 đại biểu tán thành (chiếm 88,18%).

Đọc thêm

Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai Tin tức

Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai

TTTĐ - Ngày 3/7, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 17, các đại biểu HĐND TP đã nêu câu hỏi chất vấn, đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với một số dự án, công việc còn chậm triển khai.
Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng Tin tức

Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng

TTTĐ - Quan điểm chỉ đạo của TP Hà Nội là phải đo lường, đo đếm được kết quả cụ thể về các chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng. Cách làm này của TP để từng đơn vị, sở, ngành, địa phương nhìn thấy mình đang đứng ở đâu, so sánh với các đơn vị khác để phấn đấu.
Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả Tin tức

Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả

TTTĐ - Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực thi công vụ tại các cơ quan Nhà nước thuộc TP ở một số nơi chưa thực sự nghiêm, cá biệt có nơi có biểu hiện buông lỏng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm công việc được giao, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Tất cả những biểu hiện này dẫn tới nhiều việc của TP triển khai chậm, không hiệu quả.
Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Tin tức

Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa cao, chưa nghiêm. Cá biệt có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết cần được HĐND TP Hà Nội chất vấn để kịp thời chấn chỉnh.
Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, hôm nay (3/7), HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng Tin tức

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3 Thời sự

Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 288/TB-VPCP ngày 29/6/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với một số địa phương để thúc đẩy tiến độ triển khai các Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025 Tin tức

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc Tin tức

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Dưới đây là toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025 Tin tức

Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025.
Xem thêm