Tag

Quảng Ninh: Gian nan “gieo chữ” ở vùng cao Ba Chẽ

Giáo dục 10/09/2020 20:00
aa
TTTĐ - Để đưa được con chữ đến với học sinh vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh của tỉnh Quảng Ninh là cả một quá trình nhọc nhằn gian nan, sự nỗ lực, hy sinh thầm lặng của nhiều thầy, cô giáo. Các nhà giáo với tình yêu nghề không toan tính thiệt hơn, tất cả chỉ vì tương lai của những đứa trẻ.
Quảng Ninh: Bắt giữ xe chở thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc Bệnh nhi 11 tuổi nhập viện vì suy thận, nguyên nhân do gia đình mê tín dị đoan Quảng Ninh quy hoạch 2 phân khu quy mô hơn 4.400ha tại TP Hạ Long Quảng Ninh: Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ V giai đoạn 2020 - 2025

Những ngày đầu năm học mới, chúng tôi có mặt tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Con đường vào bản Làng Cổng, nơi thượng nguồn con sông Ba Chẽ lởm chởm đá cuội, trơn trượt trong những ngày mưa, tôi cùng cán bộ xã và các thầy, cô giáo trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Đồn Đạc 2, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đi từng nhà, vận động từng học sinh để các em đến lớp học. Thế mới thấy hết những gian nan, vất vả và cả nỗi buồn trong sự nghiệp “trồng người” của những thầy, cô giáo vùng cao nơi đây.

Con đường vào bản Làng Cổng, nơi thượng nguồn con sông Ba Chẽ lởm chởm đá cuội, trơn trượt trong những ngày mưa. Có đi cùng các thầy giáo vận động học sinh tới trường mới thấu hiểu những khó khăn, vất vả và cả nỗi buồn trong sự nghiệp “trồng người” nơi vù
Con đường vào bản Làng Cổng, nơi thượng nguồn con sông Ba Chẽ lởm chởm đá cuội, trơn trượt trong những ngày mưa. Có đi cùng các thầy giáo vận động học sinh tới trường mới thấu hiểu những khó khăn, vất vả và cả nỗi buồn trong sự nghiệp “trồng người” nơi vùng cao Ba Chẽ

Có lẽ việc duy trì tỷ lệ chuyên cần, học sinh không nghỉ học, bỏ học là một hành trình hết sức gian nan kéo dài suốt cả năm học của các thầy cô giáo nơi này. Với các thầy cô tại trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Đồn Đạc 2, việc giữ học trò là nhiệm vụ không kém phần quan trọng bên cạnh công tác nâng cao chất lượng dạy học. Không chỉ đầu năm học, dịp sau Tết Nguyên đán mà ngay cả giữa năm học, chuyện học sinh bỏ lớp vào rừng không quay lại thường xuyên xảy ra. Mỗi lần như vậy, các thầy, cô giáo lại khăn gói tìm đến tận nơi đưa trò về lớp.

Thầy Nguyễn Hữu Phượng, Phó Hiệu trưởng trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Đồn Đạc 2 cho biết: “Trường có 4 điểm trường với gần 400 học sinh. Điểm trường xa nhất cách trường chính khoảng 15 cây số đường rừng. Dù học sinh cấp THCS đều phải về điểm trường chính học bán trú nhưng cứ sau mỗi kỳ nghỉ dài như Tết Nguyên Đán hay nghỉ hè, sỹ số lại vắng rất nhiều”.

Qua tìm hiểu được biết, những ngày thời tiết thuận lợi thì học sinh đến lớp đầy đủ, tuy nhiên, để duy trì sỹ số, nhiều khi giáo viên phải đến tận nhà đón học sinh. Ở vùng cao, kinh tế còn khó khăn nên nhiều hộ không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của các con mà cho rằng học biết chữ là được. Sáng sớm, người lớn đã phải lên nương rẫy, bọn trẻ ở nhà cũng tự phải tìm cái ăn sáng, rồi tự học. Tỷ lệ thanh thiếu niên, học sinh từ 15 - 18 tuổi tốt nghiệp THCS của Đồn Đạc chỉ hơn 86%.

Em Triệu Thị Thắm, 14 tuổi chia sẻ: “Bố mẹ đi rừng từ 6 giờ sáng. Em phải dậy từ 5 giờ sáng để nấu cơm và chăm 3 em nhỏ cùng với làm việc nhà như chăn lợn, gà, ngan. Hôm nay về, em sẽ kể cho bố mẹ nghe có thầy cô đến vận động đi học”.

Bà Chíu Thị Hai (70 tuổi) là bà nội của Triệu Thị Thắm, cho biết: “Khó vận động lắm, bố mẹ bảo đi học nhưng cháu cũng không đi. Cũng chỉ biết khuyên cháu đi học để có con chữ, thời này phải biết chữ, không biết chữ thì thiệt thòi lắm”.

Để duy trì sĩ số học sinh đến lớp, các thầy, cô giáo ở trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Đồn Đạc 2 phải kiên trì, không quản ngại khó khăn đến từng gia đình, từng bản vận động gia đình học sinh. Các thầy, cô giáo phải gắn bó với địa bàn, trở thành người thân thiết trong các gia đình người DTTS; Thông hiểu phong tục tập quán, tiếng nói để hòa mình với đời sống của họ; Phải có phương pháp giảng bài cho phù hợp với nhận thức của học sinh và có nhiều hoạt động bổ ích, thiết thực nhằm khơi dậy sự ham thích đến trường của các em.

Để duy trì sỹ số học sinh đến lớp, các thầy, cô giáo ở trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Đồn Đạc 2, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ phải kiên trì, không quản ngại khó khăn đến từng gia đình, từng bản vận động gia đình học sinh.
Để duy trì sĩ số học sinh đến lớp, các thầy, cô giáo ở trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Đồn Đạc 2 kiên trì, không quản ngại khó khăn đến từng gia đình, từng bản vận động gia đình học sinh

Việc vận động học sinh ra lớp ở các huyện miền núi cao có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phổ cập giáo dục bắt buộc, từng bước nâng cao dân trí, đời sống cho đồng bào dân tộc. Trong tương lai không xa, các xã thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của Quảng Ninh sẽ thoát nghèo, phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới... Tuy nhiên xét về điều kiện tự nhiên và xã hội, đây là những địa bàn còn nhiều khó khăn do địa hình chia cắt, dân trí thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp nên rất cần những hỗ trợ riêng cho mục tiêu phổ cập giáo dục.

Cô giáo Nguyễn Thu Hoài đã có hơn 20 năm gắn bó với giáo dục vùng cao ở huyện Ba Chẽ trăn trở: “Nếu như xã mà thoát nghèo thì việc chăm lo chế độ cho học sinh là điều mà chúng tôi trăn trở nhiều nhất. Học sinh sẽ không còn được hỗ trợ ăn bán trú tại trường, không được cấp miễn phí sách vở, quần áo, ít đi các nguồn tài trợ và gia đình học sinh sẽ phải lo toàn bộ chi phí. Lúc đó, giáo viên sẽ vất vả hơn rất nhiều khi động viên các em đến lớp học...”.

Rời Ba Chẽ, chúng tôi mang theo nhiều trăn trở về những khó khăn, vất vả của người dân và những thầy cô giáo đang giảng dạy nơi đây... Có thể nói, hành trình “gieo chữ” nơi vùng cao Ba Chẽ tuy gặp nhiều gian nan song đã mang lại nhiều kết quả bước đầu. Các thầy cô giáo chưa ai nản lòng vì công việc. Hằng ngày, họ vẫn băng rừng, lội suối, bám bản làng để làm công tác vận động học sinh đến trường đầy đủ, để bài giảng được liền mạch và bản làng rộn tiếng ê, a của con trẻ.

Đọc thêm

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số Giáo dục

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, ngành sửa chữa laptop và điện thoại di động đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nguồn nhân lực trẻ, với nhu cầu nhân sự tăng mạnh và cơ hội thu nhập hấp dẫn.
Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Xem thêm