Tag

Quận Nam Từ Liêm quyết liệt kiểm tra, xử lý thông tin bán thuốc điều trị COVID-19 nhập lậu

Sức khỏe 05/03/2022 07:40
aa
TTTĐ - Liên quan thông tin phản ánh việc bán thuốc điều trị COVID-19 nhập lậu trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, ngày 4/3, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Y tế quận cho biết, đơn vị đã phối hợp với Thanh tra Sở Y tế, Quản lý thị trường trực tiếp kiểm tra nhà thuốc H.G trên đường Lưu Hữu Phước, quận Nam Từ Liêm.
Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị trẻ nhiễm COVID-19 tại nhà Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo về việc kê đơn, bán thuốc Molnupiravir Thủ tướng yêu cầu cắt giảm ngay thủ tục mua thuốc phòng, chống COVID-19 Hải Phòng: Phát hiện đối tượng vận chuyển gần 29.000 viên thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc
Chủ nhà thuốc H.G được mời đến làm việc tại UBND quận và ký cam kết bán thuốc theo đúng quy định
Chủ nhà thuốc H.G được mời đến làm việc tại UBND quận và ký cam kết bán thuốc theo đúng quy định

Tại thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra nhà thuốc trên không còn sản phẩm thuốc kháng virus của Ấn Độ là Movfor Molnupiravir Capsules 200mg trước bán cho khách với giá 2,8 triệu đồng nữa.

“Khi được hỏi thì chủ nhà thuốc Nguyễn Thị Thanh H lý luận trước đó có người dùng không hết bán lại. Tất nhiên đây chỉ là lời biện bạch của họ. Theo quy định phải bằng chứng kiểm tra tại chỗ nhưng sản phẩm không còn, nếu có đơn bán thuốc hoặc sản phẩm mua tại cửa hàng chúng tôi sẽ trực tiếp xử phạt. Ngay trong chiều ngày 4/3 chúng tôi đã mời chị H lên UBND quận làm việc. Chủ cơ sở viết bản cam kết tuyệt đối không được bán các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Những thuốc này chỉ bán theo đơn và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng”, ông Tuấn cho biết.

Ông Tuấn cũng cho hay: “Chủ nhà thuốc H.G nhận thấy việc làm chưa đúng quy định, cam kết từ nay trở đi thực hiện đúng việc kinh doanh thuốc phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thuốc phải bán theo đơn của bác sĩ, thực hiện đúng quy chế kê đơn, nếu tái phạm sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm”.

UBND quận Nam Từ Liêm ban hành văn bản gửi Phòng Y tế, Đội Quản lý thị trường số 6, các cơ sở y tế, yêu cầu kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh bán thuốc điều trị COVID-19 nhập lậu
UBND quận Nam Từ Liêm ban hành văn bản gửi Phòng Y tế, Đội Quản lý thị trường số 6, các cơ sở y tế, yêu cầu kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh bán thuốc điều trị COVID-19 nhập lậu

Trước đó ngay trong ngày 3/3, sau khi nắm được thông tin phản ánh việc bán thuốc điều trị COVID-19 nhập lậu trên địa bàn, ông Trần Thanh Long, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm đã ban hành văn bản gửi Phòng Y tế, Đội Quản lý thị trường số 6, các cơ sở y tế, kinh doanh thuốc trên địa bàn quận về việc kê đơn bán thuốc Molnupiravir.

Theo đó, Bộ Y tế đã có Quyết định số 69/QĐ-QLD cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện đối với 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir sản xuất trong nước. Cụ thể, thuốc Molnupiravir 200mg của Công ty CP Hóa - Dược phẩm Mekophar; Molnupiravir 400mg của Công ty TNHH Liên doanh StellaPharm; Molnupiravir 400mg của Công ty Cổ phần dược phẩm Boston Việt Nam.

Thuốc chứa Molnupiravir là thuốc mới, được cấp phép có điều kiện, là thuốc kê đơn, cần tiếp tục theo dõi về chất lượng, hiệu quả, an toàn của thuốc trong quá trình lưu hành. Việc sử dụng thuốc Molnupiravir cần phải có sự thăm khám, kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế.

Nhân viên bán thuốc tại nhà thuốc H.G trên đường Lưu Hữu Phước giới thiệu về thuốc kháng virus của Ấn Độ là Movfor Molnupiravir Capsules 200mg, một liều có giá 2.800.000 đồng dùng cho 1 người
Nhân viên bán thuốc tại nhà thuốc H.G trên đường Lưu Hữu Phước giới thiệu về thuốc kháng virus của Ấn Độ là Movfor Molnupiravir Capsules 200mg, một liều có giá 2.800.000 đồng dùng cho 1 người

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân, tránh mua phải hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tránh việc lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, tăng giá gây ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự xã hội, UBND quận Nam Từ Liêm yêu cầu các cơ sở, đơn vị thực hiện nghiêm một số nội dung sau:

Thứ nhất, đối với các cơ sở kinh doanh thuốc phải tuân thủ các quy định về kiểm soát nguồn gốc xuất xứ của thuốc, niêm yết giá thuốc và thực hiện nghiêm việc bán thuốc theo đơn. Chỉ bán thuốc có hoạt chất Molnupiravir cho người nhiễm COVID-19 có đơn thuốc đúng quy định, thực hiện việc tư vấn nguy cơ – lợi ích cho bệnh nhân khi bán thuốc và cập nhật ngay dữ liệu xuất nhập khẩu vào hệ thống Dược Quốc gia. Tuyệt đối không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ và đẩy giá thuốc tăng cao.

Đối với cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghiêm các quy định theo Điều 136 Nghị định 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Các cơ sở kinh doanh thuốc không kinh doanh các loại thuốc điều trị Covid-19 chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hoá trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là các thuốc điều trị COVID-19 có nguồn gốc Nga, Ấn Độ… đang rao bán tràn lan trên mạng xã hội chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành mà báo chí đã phản ánh, đăng tải thông tin.

Thứ hai, Phòng Y tế thông báo, hướng dẫn các nhà thuốc trên địa bàn tuân thủ việc bán thuốc kê đơn, trong đó có thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir, tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, không tích trữ thuốc gây biến động thị trường, tuân thủ việc tư vấn nguy cơ – lợi ích cho bệnh nhân khi bán thuốc; Phối hợp với các lực lượng có liên quan kiểm tra, giám sát việc kinh doanh thuốc có hoạt chất Molnupiravir tại các nhà thuốc, tránh việc đầu cơ, tăng giá gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình xã hội.

Thứ ba, Đội Quản lý thị trường số 6 kiểm tra kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được phép lưu hành theo quy định của Pháp luật.

Trước đó, PV ghi nhận một số nhà thuốc trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, Hà Nội bán thuốc trị COVID-19 có nguồn gốc từ Nga, Ấn độ với giá từ 1,6 đến 2,8 triệu đồng. Điều đặc biệt các nhà thuốc này đều không cần giấy tờ chứng minh người nhiễm COVID-19. Chỉ cần nói qua triệu chứng, nhà thuốc sẵn sàng bán cho khách.

Đọc thêm

Nhiều người lớn mắc sởi, biến chứng nguy hiểm phải can thiệp ECMO Sức khỏe

Nhiều người lớn mắc sởi, biến chứng nguy hiểm phải can thiệp ECMO

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh sởi ở độ tuổi 35 - 46 với biểu hiện sốt cao, ho, phát ban, thậm chí suy hô hấp cấp (ARDS) phải can thiệp ECMO.
Nhóm trẻ hơn 10 tuổi mắc sởi tăng nhẹ Tin Y tế

Nhóm trẻ hơn 10 tuổi mắc sởi tăng nhẹ

TTTĐ - Theo thống kê của Bộ Y tế, độ tuổi mắc sởi của trẻ đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vắc xin.
Làm rõ vụ bạo hành trẻ em ở Bắc Ninh, Bến Tre Tin Y tế

Làm rõ vụ bạo hành trẻ em ở Bắc Ninh, Bến Tre

TTTĐ - Cục Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế) có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Bến Tre và Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đề nghị xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.
Bình đẳng trong yêu thương: Chăm con không có giới hạn giới tính Sức khỏe

Bình đẳng trong yêu thương: Chăm con không có giới hạn giới tính

TTTĐ - Tháng 4/2025, với chiến dịch "Share Care, Share Love", thương hiệu mẹ và bé AOI khơi gợi tinh thần sẻ chia trong mỗi gia đình, đồng hành cùng ba mẹ trên chặng đường nuôi con khôn lớn.
Công bố 4 loại thuốc bị giả mạo Tin Y tế

Công bố 4 loại thuốc bị giả mạo

TTTĐ - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi các Sở Y tế thông báo liên quan đến 21 loại thuốc giả trong vụ án Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc.
Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ Tin Y tế

Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), UBND huyện Thanh Trì trân trọng tổ chức chương trình khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và các đối tượng chính sách đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng Tin Y tế

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa chỉ đạo các Sở Y tế, các Chi cục toàn thực phẩm trên toàn quốc tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm để phát hiện thực phẩm giả, kém chất lượng.
Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả Tin Y tế

Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả

TTTĐ - Bộ Y tế cho biết từ năm 2023 đến nay đã có nhiều văn bản gửi Sở Y tế Thanh Hóa về việc tăng cường thanh, kiểm tra giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc truy tìm nguồn gốc thuốc giả.
Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" Tin Y tế

Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt"

TTTĐ - Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 11/4 đến 18/4), toàn thành phố ghi nhận 211 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 1 trường hợp so với tuần trước.
"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả Tin Y tế

"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả

TTTĐ - Sau khi công an tỉnh Thanh Hóa thông tin triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô lớn, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đưa ra một số lưu ý, kinh nghiệm để người dân không mua phải thuốc giả.
Xem thêm