Tag
Việt Nam thông qua Hiệp định EVFTA:

Quả ngọt sau gần 10 năm nỗ lực toàn diện

Thế giới 24h 11/06/2020 14:37
aa
TTTĐ - Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) với tỷ lệ tán thành cao hứa hẹn sẽ mở ra chân trời mới hợp tác rộng lớn, toàn diện và phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp hai bên.

EVFTA - quả ngọt sau gần 10 năm nỗ lực toàn diện

EVFTA là một dấu mốc mới trên hành trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam (Ảnh: AP)

Bài liên quan

Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA

Bước ngoặt quan trọng trong tiến trình trở thành cường quốc giao thương của Việt Nam

EVFTA: Cửa ngõ mới cho đa dạng hóa thị trường

Việt Nam quyết tâm thực thi hiệu quả EVFTA và EVIPA

EVFTA được đánh giá sẽ là bước đột phá rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng nước ta vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.

EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã phát triển rất nhanh chóng và hiệu quả trong những năm qua. Từ năm 2000 - 2017, kim ngạch quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã tăng hơn 13,7 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 56,45 tỷ USD năm 2019. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 14,8 lần (từ 2,8 tỷ USD lên 41,54 tỷ USD) và nhập khẩu vào Việt Nam từ EU tăng hơn 11,4 lần (từ 1,3 tỷ USD lên 14,9 tỷ USD).

Một chặng đường dài

Nếu tính từ khi Việt Nam và EU nhất trí khởi động đàm phán EVFTA vào tháng 10/2010 cho tới khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn, bước cuối cùng để đi vào thực thi, quá trình đã kéo dài gần tròn 10 năm.

Một thành viên đoàn đàm phán của Việt Nam nhận xét trong suốt hàng chục vòng đàm phán kéo dài nhiều năm với rất nhiều nội dung được thỏa thuận, khó có thể nói phiên đàm phán nào gay cấn nhất. Bởi mỗi phiên đều căng thẳng, nếu không muốn nói là “khắc nghiệt”.

Dệt may, một trong những ngành công nghiệp lớn nhất Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn nhờ sau khi ký kết EVFTA (Ảnh: Reuters)
Dệt may, một trong những ngành công nghiệp lớn nhất Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn nhờ sau khi ký kết EVFTA (Ảnh: Reuters)

Quá trình đàm phán đã khó khăn nhưng quá trình phê chuẩn dường như còn khó khăn gấp nhiều lần đối với Hiệp định này. Bởi vì các nghị sĩ Châu Âu khá khó tính, có nhiều quan điểm, yêu cầu khác nhau, đặc biệt là các vấn đề về nhân quyền, lao động, môi trường.

Đánh giá quá trình này, ông Nicolas Audie, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam cho rằng, đây chính là kết tinh của một thập kỷ nỗ lực không ngừng nghỉ.

EVFTA xóa bỏ gần như toàn bộ dòng thuế, lên đến 99%. Mức cam kết trong EVFTA có thể coi là cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã từng ký kết. Điều này càng có ý nghĩa khi hiện nay, mới chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% năm 2025 và 44,37% năm 2030 so với không có Hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể: Khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% năm 2025 và 36,7% năm 2030.

Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18 - 3,25% (giai đoạn 2019 - 2023); 4,57 - 5,30% (giai đoạn 2024 - 2028) và 7,07 - 7,72% (giai đoạn 2029 - 2033).

Cơ hội và thách thức

Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của nhiều cơ quan báo chí, truyền thông quốc tế. Tờ Nikkei Asia Review cho biết EVFTA đưa Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á thứ hai (sau Singapore) có hiệp định thương mại như vậy với Liên minh Châu Âu (EU).

Tờ báo này đánh giá, EVFTA sẽ mang lại cú hích cần thiết cho kinh tế Việt Nam. Không chỉ có Việt Nam, EVFTA là tin tốt cho các công ty đa quốc gia bên ngoài EU.

Vận tải cũng là một ngành hứa hẹn của Việt Nam (Ảnh: Reuters)
Vận tải cũng là một ngành hứa hẹn của Việt Nam (Ảnh: Reuters)

Trong số các doanh nghiệp Nhật Bản, các công ty may mặc như Fast Retailing (doanh nghiệp sở hữu chuỗi cửa hàng thời trang Uniqlo và có cơ sở sản xuất tại Việt Nam) cũng như các hãng sản xuất phụ tùng ô tô, máy móc sẽ tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Châu Âu.

Ngoài ra, EVFTA cũng sẽ giúp EU tăng khả năng tiếp cận với một thị trường tiêu dùng hấp dẫn. Riêng đối với nước Anh, quốc gia đã rút khỏi EU, nước này vẫn sẽ là một phần của EVFTA cho đến cuối năm 2020.

Theo báo Süddeutsche Zeitung và Handelblatt của Đức, Hiệp định EVFTA vừa được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn là thỏa thuận thương mại toàn diện nhất mà EU thông qua cho đến nay với một quốc gia mới nổi. Thỏa thuận dự kiến có hiệu lực từ đầu tháng 8 tới, trước mắt sẽ giúp xóa bỏ 2/3 hàng rào thuế quan và sau từ 7 - 10 năm sẽ xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết mọi hàng hóa song phương.

Hãng tin Đức DPA bình luận về những lợi ích từ việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan mà EVFTA mang lại cho doanh nghiệp hai bên, đồng thời cho biết Việt Nam dự tính thỏa thuận sẽ giúp tăng 44% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU vào năm 2030.

Còn theo hãng tin Reuters, hiệp định này sẽ mở cửa các lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam, trong đó có viễn thông, ngân hàng, vận tải... Reuters dẫn nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) hồi tháng 5/2020 cho rằng, EVFTA sẽ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam thêm 2,4%, xuất khẩu tăng 12% vào năm 2030 và giúp hàng trăm nghìn người thoát nghèo. WB nhận định những lợi ích đó đặc biệt cần thiết để duy trì những thành quả kinh tế tích cực trong lúc Việt Nam ứng phó rất thành công với đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp không ít thách thức. Hiệp định EVFTA bao gồm những quy định, quy tắc chặt chẽ về thủ tục đầu tư, hải quan, thuận lợi hóa thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động, thực vật, sở hữu trí tuệ, mua sắm của Chính phủ, phát triển bền vững… Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng vào vấn đề này.

Mặt khác, việc sử dụng lao động, những vướng mắc phổ biến liên quan đến việc người lao động làm thêm quá số giờ quy định; Quy định về nghỉ tuần, nghỉ lễ; Môi trường làm việc, vệ sinh an toàn lao động; Quyền tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ, quyền được hỗ trợ của lao động nữ nơi làm việc và nuôi con nhỏ... và các vấn đề về sử dụng lao động có thể là một rào cản lớn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Do vậy, việc chuẩn bị các yếu tố cần thiết cũng như xây dựng các tiêu chí, dự liệu các giải pháp để vượt qua các thách thức này, thực thi tốt EVFTA là điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể đạt được những lợi ích kỳ vọng từ FTA quan trọng này…

Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đạt trên 56,45 tỷ USD, tăng 1,11% so với cùng kỳ năm 2018; Trong đó, xuất khẩu đạt trên 41,54 tỷ USD (giảm 0,81%) và nhập khẩu đạt 14,90 tỷ USD (tăng 6,84%). Các thị trường có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD trong năm 2019 là Hà Lan (6,88 tỷ USD, giảm 2,89% so năm 2018), Đức (6,56 tỷ USD, giảm 4,63%), Anh (5,76 tỷ USD, giảm 0,38%), Pháp (3,76 tỷ USD, giảm 0,01%), Italy (3,44 tỷ USD, tăng 18,46%), Áo (3,27 tỷ USD, giảm 19,93%), Tây Ban Nha (2,72 tỷ USD, tăng 3,38%), Bỉ (2,55 tỷ USD, tăng 5,83%), Ba Lan (1,50 tỷ USD, tăng 12,42%) và Thụy Điển (1,18 tỷ USD), tăng 2,39%).

Ngọc Ly

Đọc thêm

Tập đoàn Trung Quốc thi công cầu Tứ Liên muốn triển khai thêm nhiều dự án lớn tại Việt Nam Thế giới 24h

Tập đoàn Trung Quốc thi công cầu Tứ Liên muốn triển khai thêm nhiều dự án lớn tại Việt Nam

Tiếp tục chương trình tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, chiều 26/6, tại thành phố Thượng Hải, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Nghiêm Giới Hòa, Chủ tịch Tập đoàn và các cán bộ cấp cao Tập đoàn Thái Bình Dương.
Thủ tướng thăm Khu Di tích Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc Thế giới 24h

Thủ tướng thăm Khu Di tích Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chiều 26/6, tại Thượng Hải, trong chương trình công tác tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Khu Di tích Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thủ tướng tham quan, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển của quận Phố Đông (Thượng Hải) Thế giới 24h

Thủ tướng tham quan, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển của quận Phố Đông (Thượng Hải)

Chiều 26/6, tại Thượng Hải, trong chương trình công tác tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Phòng Triển lãm phát triển và mở cửa Phố Đông Thượng Hải.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Thành ủy Thượng Hải Thế giới 24h

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Thành ủy Thượng Hải

Sau khi kết thúc thành công chương trình tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Thiên Tân, Trung Quốc, ngày 26/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm làm việc tại thành phố Thượng Hải và hội kiến Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Cát Ninh.
Thủ tướng thăm sàn chứng khoán lớn nhất châu Á Thế giới 24h

Thủ tướng thăm sàn chứng khoán lớn nhất châu Á

Sáng 26/6, tại Thượng Hải, trong chương trình công tác tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, làm việc tại Sàn Giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE).
Thủ tướng đề xuất "5 tiên phong" có ý nghĩa chiến lược đối với châu Á Thế giới 24h

Thủ tướng đề xuất "5 tiên phong" có ý nghĩa chiến lược đối với châu Á

Chiều 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (Hội nghị WEF Thiên Tân), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát biểu khai mạc và là diễn giả chính tại phiên thảo luận "Thế kỷ của châu Á có đang gặp thách thức?".
Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc Thế giới 24h

Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc

Tối 25/6, nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc (khu vực Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc).
Siemens muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam Thế giới 24h

Siemens muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam

Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens (Đức).
Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Việt Nam là một sức hút của WEF Thế giới 24h

Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Việt Nam là một sức hút của WEF

Ngày 25/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc gặp với ông Peter Brabeck-Letmathe, Chủ tịch lâm thời Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và ông Borge Brende, Chủ tịch điều hành WEF.
Việt Nam tự tin, bản lĩnh để giữ cân bằng dựa trên nguyên tắc Thế giới 24h

Việt Nam tự tin, bản lĩnh để giữ cân bằng dựa trên nguyên tắc

Trưa 25/6, tại Thiên Tân, Trung Quốc, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF 16 Thiên Tân), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự phiên đối thoại chính sách "Kỷ nguyên mới của Việt Nam: Từ tầm nhìn đến hành động".
Xem thêm