Tag

Phục hưng lễ hội truyền thống để tạo nên nguồn lợi kinh tế và văn hóa cho Hà Nội

Du lịch 21/03/2023 16:15
aa
TTTĐ - Khi dịch COVID-19 được kiểm soát tự, sự trở lại của các hoạt động văn hoá không chỉ tạo nên sự phấn khởi, vui tươi của của người dân, mà còn là sự phát triển của văn hoá trong một bối cảnh mới trên mọi lĩnh vực, trong số đó là lễ hội truyền thống, nơi chứa đựng không chỉ những di sản văn hoá đa dạng, phong phú của cha ông, mà còn luôn luôn thể hiện sự sáng tạo và phục hưng văn hoá của người dân các địa phương. GS.TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đưa ra những kiến nghị, nhận định về công tác Phục hưng lễ hội truyền thống của Hà Nội.
Giải pháp phát huy giá trị văn hóa, huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của văn nghệ sỹ

Đưa lễ hội truyền thống vào trong đời sống xã hội hiện đại mạnh mẽ hơn

GS. TS Lê Hồng Lý vui mừng cho biết, bên cạnh sự phục hưng những lễ hội truyền thống vốn có từ xa xưa còn đóng góp vào việc đưa lễ hội truyền thống vào trong đời sống xã hội hiện đại một cách mạnh mẽ hơn.

Khởi đầu mùa lễ hội tại Hà Nội năm mới Quý Mão 2023 là lễ hội Gò Đống Đa mùng 5 tháng Giêng, lễ hội cướp cầu làng Thuý Lĩnh (Lĩnh Nam, Hoàng Mai) và ngay ngày hôm sau, mùng 6 tháng Giêng là một loạt các lễ hội lớn trên địa bàn Hà Nội như hội Gióng (Sóc Sơn), hội đền Hai Bà Trưng (Mê Linh), hội đền Cổ Loa, hội Chùa Hương…

GS, TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đưa ra kiến nghị tại Hội thảo
GS, TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đưa ra kiến nghị tại Hội thảo

Hà Nội là thành phố của sự đa dạng, có lịch sử ngàn năm văn hiến, nguồn tài nguyên dồi dào, đa dạng về loại hình và có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật với 5.922 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2.396 di tích đã được xếp hạng, 1.182 di tích quốc gia, 1.202 di tích cấp thành phố.

Di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội có 1.793 di sản, trong đó 1.206 lễ hội 10. Như vậy, có thể thấy tiềm năng lễ hội truyền thống của Hà Nội rất phong phú, hầu hết các di tích đều có lễ hội được tổ chức tại đó.

Thêm vào đó, Hà Nội còn là nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống của cả nước. Trong số khoảng 5.400 làng nghề ở Việt Nam, riêng Hà Nội chiếm 1/3 số làng nghề với khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu 11.

Mỗi làng nghề đó từ xa xưa vốn đã có truyền thống mở hội thờ tổ nghề và vinh danh nghề thủ công nổi tiếng của họ như một phong tục lâu đời. Phục hưng lễ hội truyền thống ở Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ ở một tầm cao mới.

Theo GS Lê Hồng Lý, điều này có thể nhìn nhận ở nhiều khía cạnh. Sau dịch bệnh COVID-19, chúng ta đã có kinh nghiệm với việc chống dịch và cùng tồn tại với dịch bệnh và phát triển. Một mặt, sau ba năm dồn nén do không có các hoạt động lễ hội nói riêng, văn hoá nói chung, nên năm nay lễ hội truyền thống nở rộ.

Mặt khác, nhu cầu tâm linh là một đòi hỏi luôn thường trực trong tâm thức mỗi con người cần được giải toả. Hơn nữa, càng phát triển kinh tế bao nhiêu thì nhu cầu văn hoá càng được đòi hỏi nhiều bấy nhiêu.

Lễ hội Gò Đống Đa
Lễ hội Gò Đống Đa

Đó là chưa kể đến sự sôi động từ sau Hội nghị văn hoá toàn quốc tháng 11/2021 của Đảng và nhà nước làm cho văn hoá càng được coi trọng hơn, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn. Chính vì thế, khi dịch bệnh COVID-19 lắng xuống, các hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn Hà Nội, cũng như cả nước được phục hồi một cách mạnh mẽ.

Một trong những lý do đó là việc ghi danh vào danh mục văn hoá phi vật thể hàng năm của quốc gia được đẩy mạnh từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Chẳng hạn như gần đây nhất (năm 2022), những di sản văn hoá phi vật thể của Hà Nội, trong đó là lễ hội truyền thống như rối nước Đào Thục, di sản Mo Mường, lễ hội Cổ Loa, mà lễ đón nhận vừa diễn ra tối mùng 5 Tết Quý Mão cùng một số di sản văn hoá phi vật thể khác được công nhận.

Tất cả những điều đó như một động lực thúc đẩy sự phục hưng của lễ hội truyền thống trên địa bàn Hà Nội.

Theo GS Lê Hồng Lý, tất cả các nơi có lễ hội truyền thống đều được chuẩn bị chu đáo và có những đổi mới trong công tác tổ chức và khai thác những giá trị cổ truyền làm cho lễ hội phong phú hơn, đa dạng hấp dẫn hơn.

Đó là việc các nhà khoa học đưa ra ý kiến về phục dựng Lễ hội đèn Quảng Chiếu, kế hoạch khôi phục đám rước của lễ hội chùa Láng cùng nhiều các lễ hội xưa kia nổi tiếng nay đã mất dấu.

Nguồn lực dồi dào cho sự phát triển du lịch trong nước và quốc tế

Lý do của việc “phục hưng” này có thể thấy ngoài những điều đã trình bày trên đây, còn cho thấy một vấn đề vô cùng quan trọng đó là càng ngày nhà nước cũng như chính quyền thành phố Hà Nội càng coi trọng vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế của đất nước, nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của văn hoá, trong đó là lễ hội truyền thống.

GS Lê Hồng Lý nhận định, thực tế du lịch văn hoá thời gian qua đã chứng minh. Với số lượng du khách đông đảo, và càng ngày sẽ càng đông bởi nhu cầu tâm linh, nhu cầu giải trí của con người trong xã hội hiện đại ngày càng cao thì sự phục hưng các lễ hội và những hoạt động dịch vụ của nó sẽ là một mỏ vàng cho các nhà kinh doanh.

Bởi vậy, không ngạc nhiên khi tất cả các lễ hội truyền thống ở các làng hay trong phố của Hà Nội đang cố gắng duy trì những giá trị vốn có của lễ hội đồng thời khai thác triệt để hơn những gì bị quên lãng hay mai một để các lễ hội truyền thống trở lại như xưa, đồng thời sáng tạo thêm những giá trị mới phục vụ cho cuộc sống hôm nay.

Lễ hội truyền thống Hà Nội
Lễ hội truyền thống Hà Nội

Hơn thế, sự phát triển của lễ hội truyền thống sẽ là nguồn lực dồi dào cho sự phát triển du lịch trong nước và quốc tế. Du khách đến Hà Nội, một Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo và Thành phố văn hoá thì vai trò của văn hoá luôn được quan tâm hàng đầu.

Lễ hội truyền thống luôn kèm theo các tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân địa phương, các sản phẩm ẩm thực, nghề thủ công, nghệ thuật trình diễn... của riêng Hà Nội, đó chính là những giá trị văn văn hoá đặc sắc để hấp dẫn và níu chân du khách ở lại Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn lực tiềm tàng để Hà Nội có thể khai thác cho sự phát triển kinh tế của Thủ đô ngàn năm văn hiến, trái tim của Tổ quốc.

Trên cơ só, ông kiến nghị Hà Nội nên nhận diện những gì đặc trưng, đặc thù cho lễ hội của từng khu vực để đưa ra cái gì có thể phát huy về mặt văn hóa, cái gì kiếm lợi được về kinh tế. Phải có người nghiên cứu chuyên sâu, phải có kết hợp của những người làm du lịch, doanh nhân, bỏ tiền ra để tổ chức lễ hội.

Ông lấy ví dụ các hoạt động ở Hỏa Lò, Văn Miếu, Hoàng Thành… những chương trình mang cảm xúc lớn, thu hút khách. Có như thế thì việc phục hưng lễ hội mới thực sự có hiệu quả, mang lại nguồn lợi cho Hà Nội.

Đồng ý kiến với GS. TS Lê Hồng Lý và PGS. TS Phạm Lan Oanh - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cũng nhận định Hà Nội có quy mô lễ hội đa dạng nhất, kéo theo thời điểm lễ hội kéo dài.

Việc phục hồi toàn diện, tránh trùng lặp thì sẽ giúp Hà Nội tìm ra bản sắc riêng qua mỗi lễ hội, điều đó góp phần giãn mật độ người dân tập trung vào một lễ hội, đưa người dân đến với nhiều lễ hội hơn. Từ đó ta có thể cắt lớp văn hóa truyền thống, tìm được những thực hành quý giá lâu nay bị chìm lấp đi.

Điều đó góp phần du lịch văn hóa, làng nghề, di sản, di tích được khôi phục, nhờ đó di tích được nổi tiếng hơn, đưa lễ hội vào đời sống tự nhiên, hiệu quả, mang hơi thở đời sống mới, thể hiện Hà Nội văn minh, hiện đại mà rất đặc trưng.

Đọc thêm

Khai mạc mùa giải “Vó ngựa trên mây” lần thứ 7 với những trải nghiệm độc đáo chỉ có tại Sa Pa Du lịch

Khai mạc mùa giải “Vó ngựa trên mây” lần thứ 7 với những trải nghiệm độc đáo chỉ có tại Sa Pa

TTTĐ - Ngày 29/6, Lễ khai mạc mùa giải “Vó ngựa trên mây” lần thứ 7 chính thức diễn ra tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend, đón hàng ngàn du khách đến trải nghiệm không khí lễ hội Tây Bắc sôi động trên những cung đường nhuộm sắc hoa hồng.
Những vũ điệu tuyệt đẹp trên nước tại Da Nang Downtown Nhịp điệu cuộc sống

Những vũ điệu tuyệt đẹp trên nước tại Da Nang Downtown

TTTĐ - Với ý tưởng mang những “bản giao hưởng” vượt khỏi ranh giới của khán phòng hòa nhạc, Symphony of River chiêu đãi du khách một buổi hòa nhạc đa trải nghiệm tại sân khấu ngoài trời có sức chứa hơn 2.000 chỗ ngồi bên sông Hàn tại Da Nang Downtown.
Một khách sạn tại Hà Nội 2 năm liên tiếp được Michelin vinh danh với nhiều hạng mục Du lịch

Một khách sạn tại Hà Nội 2 năm liên tiếp được Michelin vinh danh với nhiều hạng mục

TTTĐ - Tối 27/6, Michelin lần thứ 2 trao sao cho các nhà hàng tại Việt Nam. Khách sạn Capella Hanoi của Sun Group khẳng định thương hiệu điểm đến cho giới sành ẩm thực khi một lần nữa có 3 nhà hàng xuất hiện trong danh sách Michelin.
Tự hào với 3 nhà hàng đạt một sao Michelin mới, một sao xanh đầu tiên... Du lịch

Tự hào với 3 nhà hàng đạt một sao Michelin mới, một sao xanh đầu tiên...

TTTĐ - Trong lễ công bố Michelin Guide 2024 được tổ chức tại khách sạn InterContinental Saigon ở Thành phố Hồ Chí Minh, Michelin chính thức tiết lộ toàn bộ các nhà hàng tuyển chọn nằm trong danh sách MICHELIN Guide Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Nẵng 2024 vốn được mong đợi đã lâu.
DIFF 2024 đêm 4: Hồi hộp chờ đón cuộc tỉ thí giữa hai siêu cường pháo hoa Du lịch

DIFF 2024 đêm 4: Hồi hộp chờ đón cuộc tỉ thí giữa hai siêu cường pháo hoa

TTTĐ - Đêm thi thứ 4 diễn ra vào tối 29/6 được xem là cuộc tỉ thí đáng mong đợi bậc nhất của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 (DIFF 2024). Hai cường quốc pháo hoa Trung Quốc và Phần Lan được dự đoán sẽ mang đến màn trình diễn ánh sáng lần đầu tiên có tại Châu Á.
DIFF 2024: Cuộc so tài đỉnh cao giữa hai cường quốc pháo hoa Du lịch

DIFF 2024: Cuộc so tài đỉnh cao giữa hai cường quốc pháo hoa

TTTĐ - Đêm thứ 4 của lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2024 sẽ diễn ra tối 29/6 là màn trình diễn của hai đội đến từ Phần Lan và Trung Quốc với chủ đề “Thế giới thần tiên”.
Đà Nẵng và loạt trải nghiệm đêm hấp dẫn đến bất ngờ Du lịch

Đà Nẵng và loạt trải nghiệm đêm hấp dẫn đến bất ngờ

TTTĐ - Chỉ riêng loạt phố đi bộ mới đã đủ nối dài những trải nghiệm đêm trên thành phố sông Hàn. Song, nhiêu đó thôi chưa đủ, Đà Nẵng hè này còn khiến du khách muốn thức trắng suốt kỳ nghỉ, bởi vô số những show diễn và điểm đến đêm độc đáo, mới lạ.
Những thách thức khi phát triển đảo sinh thái thông minh và bài học cho Cát Bà Du lịch

Những thách thức khi phát triển đảo sinh thái thông minh và bài học cho Cát Bà

TTTĐ - Việc phát triển mô hình đảo sinh thái thông minh đã trở thành khuynh hướng của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, quần đảo Cát Bà đang đứng ở “ngưỡng cửa” trở thành đảo sinh thái thông minh nếu được đầu tư đúng đắn.
Quảng Nam: Rộn ràng khai mạc liên hoan “Âm vang cồng chiêng” Du lịch

Quảng Nam: Rộn ràng khai mạc liên hoan “Âm vang cồng chiêng”

TTTĐ - Lễ khai mạc liên hoan "Âm vang cồng chiêng" huyện Nam Giang lần thứ VI với chủ đề "Nam Giang - Lung linh sắc màu văn hóa" vừa được UBND huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam tổ chức tại thị trấn Thạch Mỹ.
Đến Hạ Long để chữa lành bằng những "Trải nghiệm tĩnh tâm" Du lịch

Đến Hạ Long để chữa lành bằng những "Trải nghiệm tĩnh tâm"

TTTĐ - Với mong muốn mang đến những trải nghiệm chữa lành Thân – Tâm – Trí cho du khách, quần thể tâm linh Bảo Hải Linh Thông Tự thuộc Sun World Ha Long (Quảng Ninh) chính thức ra mắt chương trình đặc biệt "Trải nghiệm tĩnh tâm". Chương trình do Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam và Trung tâm dạy thiền định Gosinga Việt Nam thực hiện.
Xem thêm