Tag

Phụ huynh, học sinh “loay hoay” thích nghi với Thông tư 29

Giáo dục 27/02/2025 10:52
aa
TTTĐ - Sau 2 tuần Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực thi hành, nhiều phụ huynh vẫn đang loay hoay sắp xếp lịch học tập, đưa đón con em mình. Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, không ít phụ huynh lo ngại khi con có khả năng tự học kém, những hiểm nguy rình rập khi con không được quản lý quy củ…
Thông tư 29 có chữa được “bệnh thành tích” của phụ huynh? Thủ tục đăng ký dạy thêm ngoài nhà trường theo Thông tư 29 Quán triệt "5 không", "4 đề cao" trong thực hiện Thông tư 29

Chật vật đưa đón, quản lý con

Gần 2 tuần nay, cuộc sống của gia đình chị Nguyễn Diệu Thúy (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) dường như bị đảo lộn vì các lớp học thêm của con dừng hoạt động. Nhà xa cơ quan, chị Thúy không thể bỏ dở việc để về đón con vào lúc 3h chiều. Vì vậy, mỗi ngày chị lại chật vật “lục” tìm hết danh sách người thân, bạn bè tin tưởng để nhờ đón con.

Để tạo dựng văn hóa đọc, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình, lồng ghép nhiều sự kiện để giáo dục, định hướng cho học sinh về việc đọc và học tập suốt đời
Để tạo dựng văn hóa đọc, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức các chương trình, lồng ghép sự kiện để giáo dục, định hướng cho học sinh về việc đọc và học tập suốt đời

Chị Thúy tâm sự: “Tôi lo lắng và mệt mỏi nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài. Đây là thành phố, đâu phải ở quê mà có sẵn ông bà đưa đón, trông con. Để một đứa trẻ ở nhà từ 3h chiều tới tận tối cũng là sự bất đắc dĩ, biết bao nguy cơ mất an toàn có thể đến với con”.

Đó là nỗi lo của người mẹ có con đang tuổi tiểu học còn với anh Hoàng Anh Tuấn có 1 con đang học THCS, 1 con học THPT thì không còn cảnh đưa đón đi học nhưng nỗi lo vẫn chưa hết.

“Cả 2 đều là con trai lại đang ở độ tuổi dậy thì, ương bướng và khó quản lý. Trước đây, tôi rất yên tâm vì con được học ngày 2 buổi ở trường. Ngoài những hoạt động giáo dục, tiếp thu kiến thức, các con còn có thầy cô sát sao quản lý. Giờ nghỉ hẳn nửa ngày ở nhà, tôi không biết con sẽ làm gì. Nhỡ đâu con lại sa vào tệ nạn, trò chơi điện tử từ lúc nào không hay?”, anh Tuấn trăn trở.

Những ngày này, khắp diễn đàn, trang mạng xã hội, bắt gặp nhiều nhất là các luồng ý kiến trái chiều, những tâm tư, băn khoăn, trăn trở của phụ huynh học sinh ở tất cả các cấp học khi Thông tư 29 có hiệu lực thi hành. Có ý kiến phản đối nhưng cũng nhiều ý kiến đồng tình khi Thông tư 29 với những quy định rõ ràng được ban hành sẽ giảm tải áp lực cho học sinh, phát huy tính tự học của học sinh, giảm chi phí cho các gia đình.

Tuy nhiên, ở góc nhìn của người mẹ có con năm nay thi vào lớp 10, chị Hoàng Thị Thúy (ở quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Với học sinh Thủ đô, áp lực kỳ thi vào lớp 10 là cực kỳ lớn. Trường lớp còn thiếu, tỉ lệ “chọi” cao. Nếu không học thì làm sao thi đỗ? Không học thêm, không nâng cao kiến thức, liệu con chúng tôi có cơ hội vào trường công hay không?”.

Cần thời gian để “bắt nhịp”

Chia sẻ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, lãnh đạo quản lý một trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội cho biết, những ngày qua nhận được rất nhiều tâm tư của phụ huynh liên quan đến việc cấm dạy thêm, học thêm quy định trong Thông tư 29, hiệu lực từ ngày 14/2.

Chia sẻ với khó khăn mà phụ huynh phải tập làm quen trong thời gian này, vị này cho biết: Những lo lắng của cha mẹ học sinh là hoàn toàn có cơ sở bởi áp lực kỳ thi vào lớp 10 công lập rất lớn. Năm nay có khoảng 48.000 học sinh sẽ không có cơ hội vào lớp 10 công. Bên cạnh đó, không phải phụ huynh nào cũng có thời gian đưa đón, quản lý con; không phải bố mẹ nào cũng có đủ kiến thức, kỹ năng để kèm cặp, giảng bài cho con.

Nếu không có người quản lý học sinh sẽ không tự giác học, dành thời gian nhiều hơn cho mạng xã hội, Tiktok, games… tiềm ẩn những rủi ro vô hình.

Đồng cảm, chia sẻ với lo lắng của phụ huynh, đặc biệt là học sinh cuối cấp, lãnh đạo nhà trường đã động viên cán bộ, giáo viên phát huy tinh thần trách nhiệm, đồng hành hỗ trợ các em vượt qua giai đoạn ôn thi nước rút để học sinh đạt kết quả cao nhất.

Trước những thay đổi về quy định dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29, thầy Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng trường THPT Mạc Đĩnh Chi, thành phố Hải Phòng, đã có những lời chia sẻ tâm huyết trên trang Facebook cá nhân, thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng với gần 3.000 lượt tương tác, bình luận, chia sẻ.

Theo thầy Quý: Thói quen học thêm sẽ phải dừng lại, chắc chắn có sự hụt hẫng, hoang mang, thậm chí là khó khăn lớn xuất hiện. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để các em tìm lại sức mạnh nội tại: Tinh thần tự học. Lúc đầu, tự học có thể khó khăn, mệt mỏi và kém hiệu quả. Làm quen và thuộc dần thì tự học sẽ trở thành nguồn sức mạnh to lớn, giúp các em vững vàng đối mặt với thử thách và thành công trong tương lai.

Với các thầy cô giáo, khi không dạy thêm, cuộc sống và công việc chắc chắn sẽ có những khó nhọc và khó khăn. Khó nhọc vì nhiều học trò chưa có thói quen tự học, cần nhiều thời gian để hình thành. Khi ấy, việc dạy học sẽ trở nên nhọc mệt hơn bao giờ hết. Khó khăn vì thu nhập giáo viên có sự sụt giảm đáng kể.

Trước đây, nhiều thầy cô đã tận dụng cả giờ nghỉ, giờ ăn để dạy kèm học sinh, vừa giúp trò tiến bộ, vừa đảm bảo cuộc sống cá nhân. Nay, sự thay đổi này đặt ra thách thức lớn với mỗi thầy cô.

Tuy nhiên, theo thầy Nguyễn Minh Quý, các thầy cô cần tiếp tục là những người làm gương, thể hiện sự thích nghi và quyết tâm. Dù không còn dạy thêm, chúng ta vẫn sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho học sinh, hỗ trợ trực tiếp hoặc trực tuyến khi có thể. Chúng ta cũng cần có thêm thời gian để chăm sóc bản thân, gia đình và cơ hội luyện nghề hơn.

Tại buổi làm việc ngày 24/2 vừa qua với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội để kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng mong muốn cán bộ, giáo viên nhìn nhận đầy đủ hệ lụy, tác hại của việc dạy thêm, học thêm với học sinh và với chính giáo viên để triển khai nghiêm túc Thông tư 29.

Thứ trưởng đề nghị các cấp quản lý cùng quán triệt quan điểm “5 không” và thực hiện tốt “4 đề cao”. Cụ thể, 5 không là: Không “đánh trống bỏ dùi”, không thỏa hiệp, không khoan nhượng, không biến tướng, không nói khó mà không làm. Bốn đề cao là: Đề cao vai trò cán bộ quản lý giáo dục các cấp; đề cao tinh thần tự tôn, tự trọng, tinh thần hết lòng vì học sinh của giáo viên; đề cao tính tự giác, tự học của học sinh; đề cao vai trò mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội.

Đọc thêm

Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào? Giáo dục

Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào?

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu nghiêm túc xử lý việc giáo viên quận Hà Đông vi phạm quy định về dạy thêm.
Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc Âm nhạc

Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc

TTTĐ - Với bản mashup “Đất nước trọn niềm vui", ban nhạc Medley Melody đến từ Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã có buổi trình diễn ấn tượng tại Chung khảo Liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh THPT Hà Nội lần thứ II.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

Sáng 29/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã có cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận

TTTĐ - 100 trường học số đầu tiên được UBND TP Hồ Chí Minh công nhận là những trường tiểu học, THCS, THPT đạt đủ 6 tiêu chuẩn thành phần. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London Giáo dục

Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London

TTTĐ - Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) vừa chính thức được công nhận là “Đối tác Quốc tế” của Đại học London, lọt vào nhóm số ít đối tác trên toàn cầu được Đại học London trao tặng danh hiệu này.
Lịch sử được nhiều thí sinh chọn thi tốt nghiệp THPT nhất Giáo dục

Lịch sử được nhiều thí sinh chọn thi tốt nghiệp THPT nhất

TTTĐ - Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sáng 29/4 cho biết, trong số các môn tự chọn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Lịch sử là môn được nhiều thí sinh chọn nhất với 499.357 em.
VJU kết nối toàn diện Việt - Nhật, chắp cánh ước mơ sinh viên Giáo dục

VJU kết nối toàn diện Việt - Nhật, chắp cánh ước mơ sinh viên

TTTĐ - Ngày 28/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã đến với Trường Đại học Việt Nhật (VJU), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Chuyến thăm thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhật Bản đối với sự phát triển của nhà trường, đồng thời khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác giáo dục, nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giữa hai quốc gia.
Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Chiều 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin về công tác đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Teen Việt Đức giành giải Nhất liên hoan ban nhạc học sinh Hà Nội Giáo dục

Teen Việt Đức giành giải Nhất liên hoan ban nhạc học sinh Hà Nội

TTTĐ - Giải Nhất của Liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh phổ thông Hà Nội lần thứ 2 đã xướng tên 2 ban nhạc xuất sắc: BG70 của Trường THPT Việt Đức và TOS Band - THCS & THPT Olympia.
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục Giáo dục

Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 848/QĐ-TTg ngày 28/4/2025 chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục.
Xem thêm