Tag

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão

An toàn thực phẩm 31/07/2024 13:00
aa
TTTĐ - Một số xã của huyện Chương Mỹ và Quốc Oai (Hà Nội) đang bị ngập úng sau những trận mưa lớn. Do đó, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong và sau bão, lũ tại các khu vực này vô cùng quan trọng.
Tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong mùa mưa bão Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ những bữa cỗ tự nấu Đảm bảo an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm 6 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm

Đề phòng ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm

Thời điểm này đang là mùa mưa bão, nguy cơ ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi, thậm chí ngay tại Thủ đô Hà Nội hiện có một xóm thuộc xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai) vẫn đang bị cô lập trong nước nhiều ngày qua. Nguy cơ ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh cũng gia tăng.

Vào thời điểm mùa mưa bão, lũ lụt, việc ăn uống, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi, nơi điều kiện sống còn nhiều khó khăn.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão
Lực lượng Công an giúp vận chuyển hàng cứu trợ tại huyện Chương Mỹ

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong mùa mưa bão, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo: Trước khi mùa mưa bão, lũ lụt, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân, người tiêu dùng, người nội trợ (đặc biệt là các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão, lũ cao) trong việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn; có kế hoạch chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các loại vitamin, các hóa chất sát khuẩn của ngành Y tế.

Các cơ quan thuộc ngành Y tế chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hoá chất, phương tiện, nhân lực… sẵn sàng phối hợp hoặc chủ động xử lý, khắc phục khi có ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh dịch liên quan đến thực phẩm xảy ra; không để lan rộng trong cộng đồng.

Khi mùa mưa bão, lũ lụt xảy ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm. Đặc biệt, người dân phải thực hiện ăn chín, uống chín.

Đối với những vùng không đủ nước sạch, người dân có thể sử dụng các loại hoá chất sát khuẩn theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lợi dụng tình trạng khan hiếm thực phẩm để đưa ra thị trường các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn, vệ sinh.

Bão lũ tan, chính quyền địa phương cần chủ động hướng dẫn Nhân dân vệ sinh môi trường, tu sửa, tổng vệ sinh nguồn nước dùng cho ăn uống và các công trình công cộng.

Thông thường, sau mùa mưa bão, lũ lụt, thực phẩm sẽ khan hiếm, đắt đỏ. Nhiều nơi rơi vào tình trạng thiếu đói nhất là đối với Nhân dân miền núi hoặc vùng bị cô lập tạm thời trong khi chờ bão lút rút hẳn.

Chính vì vậy, các địa phương phải nhanh chóng triển khai hỗ trợ Nhân dân. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh để đảm bảo không xảy ra tình trạng thực phẩm không bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường.

Nếu không may bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng thực phẩm không đảm bảo, địa phương cần chủ động xử lý, khắc phục sự cố khi có ngộ độc thực phẩm, không để lan rộng trong cộng đồng.

Những ngày trong mùa mưa bão, người dân có thể dùng thực phẩm (nước tương, muối lạc…) để thay thế thức ăn từ động vật hoặc tận dụng bộ phận của cây chuối, mít non luộc chín ăn để thay thế rau xanh.

Sau mưa lũ, các địa phương cần nhanh chóng dọn vệ sinh môi trường, chôn lấp xác động vật, lau chùi nhà cửa bằng hóa chất tẩy rửa. Việc này có tác dụng lớn trong việc đề phòng ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm.

Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân nên thực hiện các biện pháp sau để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa mưa bão: Dự trữ và bảo quản lương thực, thực phẩm an toàn, cảnh giác với các nguy cơ gây ô nhiễm (ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm hóa học, ô nhiễm vật lý); rửa tay sạch bằng xà phòng và nước (hoặc chất tẩy pha loãng) sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống và trước khi ăn;

Mọi người làm vệ sinh tất cả bề mặt, dụng cụ sử dụng trong quá trình chuẩn bị thực phẩm; không chế biến thực phẩm trực tiếp trong môi trường nước bị ngập lụt; bảo vệ khu vực bếp và thực phẩm tránh khỏi các loại côn trùng, sâu bọ và các động vật khác; không sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp bị ngâm trong nước, hoen rỉ, ngấm nước, bùn…

Những người bị tiêu chảy hoặc có các biểu hiện khác phải tránh xa khu vực chế biến thực phẩm; phân và chất thải phải cách xa khu vực chuẩn bị thực phẩm (bếp và nhà vệ sinh phải riêng biệt).

Đặc biệt, mỗi gia đình nên có hộp thuốc trong đó dự trữ một số thuốc trị bệnh đường tiêu hóa và thuốc chữa bệnh ngoài da đã được bác sỹ hướng dẫn cách sử dụng. Điều này là vô cùng cần thiết đối với Nhân dân thường sống trong khu vực dễ bị tác động bởi mùa mưa bão, lũ lụt.

Sau mùa bão lũ, các gia đình thường rơi vào tình trạng khó khăn nên rất dễ làm qua loa, không chú ý đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo để đảm bảo an toàn thực phẩm, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng; không sử dụng gia súc, gia cầm chết do ngập nước, do ngộ độc hoặc chết không rõ nguyên nhân để chế biến làm thực phẩm.

Bởi vì, đây rất có thể chính là nguyên nhân gây ra những hiểm họa dẫn đến tử vong và những hệ lụy lớn hơn mà có thể hết mùa mưa bão vẫn chưa khắc phục được.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão
Xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn

Ngoài Chloramin B, người dân có thể dùng phèn chua, vôi để xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn; sau 30 phút, cặn lắng xuống đáy có thể gạn lấy nước trong dùng nhưng vẫn phải đun sôi mới uống được.

Phương Thu

Đọc thêm

Không gián đoạn công tác ATTP khi chuyển đổi mô hình chính quyền Dinh dưỡng

Không gián đoạn công tác ATTP khi chuyển đổi mô hình chính quyền

TTTĐ - Ngày 24/6, UBND TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị đánh giá công tác triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm (ATTP)” năm 2025 của Hà Nội và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm Vũ Thu Hà chủ trì hội nghị.
Thu hồi hiệu lực giấy đăng ký công bố 21 thực phẩm chức năng An toàn thực phẩm

Thu hồi hiệu lực giấy đăng ký công bố 21 thực phẩm chức năng

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành Quyết định thu hồi một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty CP MAX WINNER, Công ty TNHH Kim Natural Cosmetics, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Linh Chi Korea và Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Solife công bố.
Thu hồi thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro ăn ngon Hải Bé An toàn thực phẩm

Thu hồi thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro ăn ngon Hải Bé

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị rà soát, kiểm tra và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro ăn ngon Hải Bé.
Báo chí và “cuộc chiến” vì bữa ăn an toàn An toàn thực phẩm

Báo chí và “cuộc chiến” vì bữa ăn an toàn

TTTĐ - Trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn, hàng giả, hàng nhái cam go, quyết liệt thời gian vừa qua, báo chí đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng với nhiệm vụ tuyên truyền. Việc đẩy mạnh thông tin về an toàn thực phẩm góp phần nâng cao nhận thức của người kinh doanh và tiêu dùng, đấu tranh với những hành vi sai trái ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Khuyến cáo người dân về siro ăn ngon của Tiktoker “Gia đình Hải Sen” An toàn thực phẩm

Khuyến cáo người dân về siro ăn ngon của Tiktoker “Gia đình Hải Sen”

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe siro ăn ngon Hải Bé.
Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường An toàn thực phẩm

Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương vừa phát hiện và thu giữ hơn 11 tấn thực phẩm hết hạn sử dụng, được tuồn vào các nhà hàng và công ty chế biến suất ăn công nghiệp để tiêu thụ.
"Tuýt còi" thêm 12 loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ An toàn thực phẩm

"Tuýt còi" thêm 12 loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

TTTĐ - Ngày 6/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có liên tiếp các quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 3 công ty khác nhau.
Thanh Chương (Nghệ An): Phát hiện xe tải chở 1,3 tấn nội tạng lợn đã bốc mùi hôi thối An toàn thực phẩm

Thanh Chương (Nghệ An): Phát hiện xe tải chở 1,3 tấn nội tạng lợn đã bốc mùi hôi thối

TTTĐ - Ngày 5/6, Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa phối hợp Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An phát hiện xe tải chở số lượng lớn thực phẩm bẩn.
Đảm bảo an toàn thực phẩm tại các điểm thi THPT An toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm tại các điểm thi THPT

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã chủ động các kế hoạch đảm bảo chất lượng nước và an toàn thực phẩm cho kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia.
Xử phạt 2 quán lòng xe điếu nổi tiếng ở TP Hồ Chí Minh An toàn thực phẩm

Xử phạt 2 quán lòng xe điếu nổi tiếng ở TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Sau khi kiểm tra đột xuất 27 cơ sở kinh doanh lòng heo và phụ phẩm thịt trên địa bàn, Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh đã xử phạt gần 15 triệu đồng đối với 2 hộ kinh doanh do không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm.
Xem thêm