Tag

Phòng chống thiên tai chủ động, hiệu quả từ lực lượng xung kích cơ sở

Môi trường 12/05/2020 21:17
aa
TTTĐ - Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai, thành lập mô hình “Đội Xung kích phòng chống thiên tai cấp xã”. Ngay từ khi mới thành lập, mô hình này đã cho thấy tính hiệu quả và cần thiết thông qua việc khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa…

Phòng chống thiên tai chủ động, hiệu quả từ lực lượng xung kích cơ sở

Đội nữ xung kích phòng chống thiên tai xã Hải Dương (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) tham gia diễn tập phương án cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra mưa bão

Bài liên quan

Chủ động, quyết liệt trong công tác phòng chống tiên tai

Công tác phòng, chống thiên tai cần sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng

Chủ động, quyết liệt trong công tác phòng chống thiên tai

Tăng cường tính chuyên nghiệp trong công tác phòng chống thiên tai

Khắc phục khó khăn, thách thức trong công tác phòng chống thiên tai

Độc đáo mô hình đội nữ xung kích phòng chống thiên tai

Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều ảnh hưởng của diễn biến thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu, gây thiệt hại lớn đến sản xuất và kinh tế cho người dân.

Số liệu thống kê của Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho thấy: Từ đầu năm đến nay, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường trên nhiều vùng miền cả nước; đã xảy ra 89 trận dông, lốc mưa lớn, trong đó 7 đợt trên diện rộng tại 20 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Bên cạnh đó, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại Đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Tính đến ngày 29/4/2020, thiên tai đã làm 10 người chết, 1 người mất tích, 60 người bị thương; 1.595 nhà sập, 42.656 nhà bị hư hại, tốc mái; 100.271ha lúa và hoa màu bị thiệt hại (trong đó: 54.793ha thiệt hại do hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long; 14.390ha bị thiệt hại do hạn hán tại Nam Trung Bộ; 31.003ha bị thiệt hại do mưa lớn, dông lốc; 85ha bị thiệt hại do thiên tai khác); 2.623 con gia súc, gia cầm chết.

Ước tính thiệt hại về kinh tế là 3.183 tỷ đồng, trong đó do dông lốc, mưa đá khoảng 683 tỷ đồng; thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 2.500 tỷ đồng.

Hội viên đội nữ xung kích phòng chống thiên tai xã Hải Dương diễn tập phương án kêu gọi bà con nhân dân chủ động ứng phó với mưa bão
Hội viên đội nữ xung kích phòng chống thiên tai xã Hải Dương diễn tập phương án kêu gọi bà con nhân dân chủ động ứng phó với mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của tình hình thiên tai, những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai, thành lập mô hình “Đội Xung kích phòng chống thiên tai cấp xã”. Một trong số những mô hình điển hình phải kể đến là đội nữ xung kích phòng chống thiên tai của các hội viên hội phụ nữ xã Hải Dương (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế).

Được thành lập từ năm 2014, ban đầu đội nữ xung kích phòng chống thiên tai xã Hải Dương chỉ có vài người tham gia, cơ sở vật chất, trang thiết bị thô sơ, điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau quá trình tuyên truyền, vận động bà con nhân dân, đặc biệt là chị em hội viên Hội Phụ nữ, đến nay đội nữ xung kích phòng chống thiên tai xã Hải Dương đã có 30 thành viên ở 6 thôn trong toàn xã. Đội cũng được trang bị một số vật dụng cần thiết phục vụ cho công tác cứu hộ, cứu nạn như ca nô, áo phao, loa cầm tay, mũ bảo hộ...

Chị Trần Thị Tâm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hải Dương, chia sẻ: Thông thường khi nhắc đến các đội phản ứng nhanh phòng chống thiên tai, mọi người sẽ nghĩ ngay đến nam giới vì quan niệm rằng đó là công việc nặng nhọc, nguy hiểm, cần sức khỏe.

Tuy nhiên, Hải Dương và Hương Phong là hai xã ở vùng đầm phá Tam Giang của Huế, thường xuyên bị ngập lụt mỗi khi đến mùa mưa bão. Vì thế, chị em phụ nữ trong xã đã tham gia tập bơi, học kỹ năng sơ cấp cứu và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống thiên tai, cứu trợ, cứu nạn trong thiên tai ở cộng đồng.

Đội nữ xung kích phòng chống thiên tai diễn tập phương án di dời sơ tán người dân khi có mưa bão
Đội nữ xung kích phòng chống thiên tai diễn tập phương án di dời sơ tán người dân khi có mưa bão

“Thời điểm đầu mới thành lập đội xung kích, chúng tôi gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là nhận thức của chị em phụ nữ và những người thân trong gia đình họ. Nhiều thành viên trong hội phải mất cả tháng để vận động chồng, con cho tham gia. Sau khi đội đi vào hoạt động ổn định, nhiều chị em thấy mô hình hiệu quả nên tự nguyện đăng ký tham gia và được gia đình ủng hộ nhiệt tình.

Để giúp các thành viên nữ của 6 đội xung kích thuận lợi hơn trong quá trình tham gia hoạt động, Trung tâm SRD đã hỗ trợ những phương tiện cần thiết như: Áo phao, áo mưa, mũ bảo hộ. Đặc biệt, khi tham gia đội xung kích phòng chống thiên tai, mỗi người sẽ được tặng một tấm thẻ bảo hiểm y tế. Những trang bị, hỗ trợ tuy không nhiều nhưng đó là động lực giúp chị em nhiệt tình tham gia và làm tốt nhiệm vụ”, chị Tâm nói.

Nhận thấy mô hình xung kích phòng chống thiên tai của hội phụ nữ xã phát huy hiệu quả tích cực, chính quyền địa phương xã Hải Dương đã không ngừng động viên, khích lệ tinh thần các hội viên tham gia đội xung kích. Cùng với đó, xã cũng có nhiều hỗ trợ về mặt chủ trương và trang bị cho đội xung kích một số vật dụng cá nhân dùng trong công tác cứu nạn, cứu hộ.

Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng

Nói về ý nghĩa, vai trò của đội xaung kích phòng, chống thiên tai trong công tác phòng chống thiên tai, TS Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Theo báo cáo của các địa phương, tính đến nay cả nước có 8.386/11.162 xã (chiếm khoảng 75%) đã có đội xung kích phòng, chống thiên tai trong công tác phòng chống thiên tai. Tuy nhiên, lực lượng chủ yếu hình thành một cách tự phát từ nhu cầu thực tiễn của địa phương, chưa có mô hình tổ chức cụ thể và cũng chưa được pháp lý hóa.

Đội xung kích phòng, chống thiên tai trong có nhiệm vụ hỗ trợ sơ tán dân, tìm kiếm cứu nạn, sơ cấp cứu tại chỗ ngay từ giờ đầu khi xảy ra thiên tai, giúp đỡ các đối tượng dễ bị tổn thương (người già, trẻ em...). Bên cạnh đó, đội cũng phối hợp có hiệu quả với lực lượng vũ trang khi được tăng cường theo phân công; tổ chức cứu trợ, giúp dân sửa chữa nhà cửa, vệ sinh môi trường, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống.

Đội xung kích phòng chống thiên tai xã Cẩm Thành (huyện Cẩm Thủy) diễn tập công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ
Đội xung kích phòng chống thiên tai xã Cẩm Thành (huyện Cẩm Thủy) diễn tập công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ

“Ngoài việc thông tin tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng về khả năng ứng phó thiên tai thì các địa phương cần nhanh chóng xây dựng đội xung kích ứng phó, khắc phục thiên tai tại cộng đồng. Hiện có nhiều địa phương đã phát huy rất tốt vai trò của cộng đồng trong công tác phòng chống thiên tai, bởi chính họ là những người chịu tác động trực tiếp do thiên tai gây ra. Trong thời gian tới đây, cần có một chương trình hoàn thiện nhân rộng mô hình đội xung kích ứng phó, khắc phục thiên tai ra cả nước, đặc biệt là các địa phương hay xảy ra thiên tai trong mùa mưa lũ”, TS Trần Quang Hoài nhấn mạnh.

Có thể nói, công tác nâng cao nhận thức, năng lực của cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong giảm nhẹ những thiệt hại do thiên tai gây ra. Vì vậy, công tác này cần được thực hiện thường xuyên và xuyên suốt trong quá trình phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Việc nâng cao nhận thức không chỉ với người dân mà cần tăng cường với cả cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai và các nhóm cộng đồng khác trong xã hội; phải chuyển hướng nhận thức và hành động "lấy phòng ngừa là chính”.

Do vậy, để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, các bộ, ngành, địa phương ngay từ lúc này cần tập trung triển khai giải pháp, trong đó đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, đào tạo nhằm nâng cao năng lực của cộng đồng, hướng dẫn kỹ năng để nhân dân tự ứng phó trong những tình huống, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đọc thêm

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới Môi trường

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7/2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc Môi trường

Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc

TTTĐ - Sáng 2/7, cơ quan chức năng huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) cho biết, trên đoạn suối Bắc chảy qua địa bàn xã Châu Thành đang xuất hiện tình trạng cá chết trôi dạt vào hai bên bờ. UBND huyện Quỳ Hợp đã thành lập đoàn kiểm tra cùng các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc xác định rõ nguyên nhân.
Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/7, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C Môi trường

Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều khu vực ngày nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/6 và 1/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ Môi trường

Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ

TTTĐ - Năm 2024 trên địa bàn TP còn tồn tại 11 điểm úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50-70mm/h; 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp với những trận mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước.
Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây có xu hướng phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, kết hợp với gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn trên khu vực Trung Bộ, ngày 28/6, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C.
Xem thêm