Tag

Phát triển Vùng Thủ đô hiện đại và bền vững

Tin tức 29/09/2023 11:52
aa
TTTĐ - Với vai trò là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của cả nước, thành phố Hà Nội cần phát huy tối đa vai trò dẫn dắt và kết nối với các địa phương để từ đó phát triển một Vùng Thủ đô hiện đại và bền vững.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Ba bài học kinh nghiệm triển khai dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Vận dụng cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc về mỏ vật liệu cho dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
Cụ thể hóa quan điểm, định hướng phát triển Thủ đô thông minh, xanh và thịnh vương

Còn thiếu cơ chế điều phối, chức năng vùng lõi

Hà Nội đang dần định hình trở thành một trung tâm gắn kết, tăng cường giao lưu, kết nối với các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các địa phương trong cả nước cũng như với các thủ đô, thành phố trong khu vực và trên thế giới.

Số liệu thống kê cho thấy, Hà Nội đã đạt những kết quả ấn tượng trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, phần nào phản ánh vai trò đầu tàu dẫn dắt của Vùng Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

TP Hà Nội tăng cường kết nối, thiêu thụ sản phẩm của các địa phương trong Vùng Thủ đô
TP Hà Nội tăng cường kết nối, thiêu thụ sản phẩm của các địa phương trong Vùng Thủ đô

Theo đó, Hà Nội đã tăng cường hợp tác và kết nối, ký kết các văn bản hợp tác toàn diện với 44/63 tỉnh thành; Xây dựng các chương trình hợp tác, tổ chức các sự kiện nhằm kết nối hoạt động sản xuất, tiêu thụ giữa các địa phương; Hỗ trợ kết nối quảng bá thương hiệu sản phẩm, sản phẩm OCOP các địa phương tại thị trường Hà Nội… Thành phố còn đẩy mạnh hợp tác với các Trung tâm khuyến công, tiết kiệm năng lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm thúc đẩy các hoạt động kết nối giao thương các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp nông thôn, các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

Về lĩnh vực xúc tiến đầu tư, Hà Nội đã tổ chức các Festival, hội chợ xúc tiến thương mại, hội nghị xúc tiến đầu tư. Thành phố cũng hỗ trợ cung cấp thông tin, giới thiệu các doanh nghiệp, đơn vị đến tìm hiểu vị trí kêu gọi đầu tư, xây dựng hạ tầng thương mại tại các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi để các tỉnh, thành phố tham gia.

Trong lĩnh vực du lịch và văn hóa, thành phố chú trọng hợp tác với các cơ quan quản lý du lịch các tỉnh, thành phố tăng cường trao đổi thông tin tình hình hoạt động trong quản lý Nhà nước lĩnh vực du lịch, trong xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển du lịch. UBND TP Hà Nội cũng lên kế hoạch hợp tác với các địa phương trên lĩnh vực văn hóa, thể thao; Giáo dục và đào tạo; Y tế; Thông tin và truyền thông; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Xây dựng, quản lý đô thị; Bảo vệ môi trường; Công nghệ thông tin và chuyển đổi số; Giao thông vận tải; Hỗ trợ việc làm, đảm bảo an sinh xã hội giữa các địa phương.

Hạ tầng giao thông được xem là điều kiện để thúc đẩy sự kết nối giữa Hà Nội với các địa phương khác và đã có những sự bứt phá về chất và lượng trong thời gian qua, tiêu biểu như các tuyến đường bộ cao tốc cửa ngõ: Láng - Hòa Lạc, Pháp Vân - Cầu Giẽ; Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Hải Phòng, Nội Bài - Lào Cai; Nội Bài - Nhật Tân; Cụm công trình cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp và nhà ga T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Đồng thời, việc xây dựng đề án Vành đai 4 thể hiện quyết tâm của Hà Nội trong việc tăng cường liên kết vùng, đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc đô thị, đồng thời giúp phát triển hành lang kinh tế, từ đó giúp các địa phương có thể thu hút vốn đầu tư nhờ sự thuận tiện trong giao thông.

Bên cạnh những điểm sáng thể hiện được vai trò dẫn dắt và kết nối của Thủ đô Hà Nội trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, vẫn còn nhiều điểm nghẽn đang tồn tại, cần được tháo gỡ để Thủ đô Hà Nội thực sự phát huy được vai trò dẫn dắt và kết nối của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung.

Tăng trưởng của Hà Nội, đặc biệt là với nền kinh tế hiện đại như kinh tế số còn chậm so với tiềm năng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại còn nhiều hạn chế. Các hoạt động thương mại và đầu tư ở trong nước và quốc tế chưa thể hiện được vai trò dẫn dắt và kết nối của Thủ đô trong vùng và cả nước.

Nhiều hạn chế về phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch và phát triển đô thị, quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các vấn đề về xã hội và môi trường ngày càng bộc lộ rõ nét. Việc thiếu cơ chế điều phối, phân định chức năng, vai trò của vùng lõi và vùng ngoại vi trong quy hoạch Vùng Thủ đô khiến cho có sự cạnh tranh thay vì hợp tác giữa các địa phương trong việc thu hút vốn đầu tư cũng như nguồn lực, thậm chí khiến một số địa phương có dấu hiệu chững lại, mất động lực phát triển.

Những hạn chế này đã làm cho vai trò của Thủ đô Hà Nội chưa được phát huy tương ứng với tiềm năng để hướng tới mục tiêu phát triển Vùng Thủ đô ngang tầm với thủ đô các nước phát triển trong khu vực được đề ra trong Quyết định số 700/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

undefined
PGS.TS Bùi Anh Tuấn

Xây dựng cơ quan điều phối quy hoạch Vùng

Theo PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương, việc quy hoạch và phát triển của thành phố Hà Nội không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Thủ đô mà còn có vai trò trụ cột đối với sự phát triển của Vùng Thủ đô với tư cách là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng và của cả nước.

Ông cho rằng, cần phải xây dựng một cơ quan điều phối quy hoạch và phát triển chung cho Vùng Thủ đô. Cơ quan này phải giải quyết được bài toán cạnh tranh và hợp tác giữa thành phố Hà Nội với các địa phương khác trong Vùng Thủ đô về nguồn lực phát triển, vị thế phát triển, tác động lan tỏa của sự phát triển trong một chỉnh thể thống nhất và phải được quản lý bởi đội ngũ lãnh đạo có khả năng thực thi quyền lực.

"Thành phố Hà Nội cần tiên phong đề xuất, xây dựng và hình thành cơ quan điều phối này trên cơ sở sự hợp tác của các địa phương trong Vùng Thủ đô"- PGS.TS Bùi Anh Tuấn đề xuất.

Cũng theo PGS.TS Bùi Anh Tuấn, việc quy hoạch và xây dựng không gian, các hành lang, vành đai phát triển, trục động lực cho phát triển của thành phố Hà Nội nói riêng và Vùng Thủ đô nói chung cần phải được triển khai dựa trên các nghiên cứu, các phân tích, đánh giá, căn cứ khoa học đầy đủ về thế mạnh của thành phố Hà Nội trong sự tương quan so sánh với thế mạnh của các địa phương khác trong Vùng Thủ đô.

Khi đó bài toán về tăng trưởng và phát triển của thành phố Hà Nội được giải quyết một cách tối ưu trong mối quan hệ với quy mô và tốc độ tăng trưởng và phát triển của các địa phương khác trong Vùng Thủ đô sao cho các nguồn lực được di chuyển tới những địa phương, ngành nghề mà ở đó được sử dụng một cách hiệu quả nhất trong điều kiện cạnh tranh và tính kinh tế quy mô có vai trò quan trọng.

PGS.TS Bùi Anh Tuấn cũng cho rằng, cần tập trung phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông vận tải, hạ tầng điện… để Thủ đô Hà Nội trở thành một thành phố thông minh, có hiệu quả cao đối với các hoạt động đầu tư, thương mại và du lịch. Đồng thời, thúc đẩy phát triển hạ tầng số làm nền tảng cho sự phát triển nền kinh tế số và làm động lực phát triển và hợp tác của các vùng kinh tế quanh khu vực; Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư dựa trên thế mạnh của thành phố Hà Nội và sự phân công lao động trong Vùng Thủ đô; Tập trung mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu phục vụ thu hút đầu tư, đặc biệt phát triển các ngành công nghiệp không khói. Tiếp tục quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông, theo hướng đồng bộ, hiện đại; Trọng tâm là các tuyến đường tạo không gian phát triển mới.

"Cần xác định rõ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phải trở thành động lực chính để phát huy vai trò dẫn dắt và kết nối của thành phố Hà Nội nhằm phát triển Vùng Thủ đô hiện đại và bền vững"- PGS.TS Bùi Anh Tuấn nói.

Đọc thêm

Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả Tin tức

Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả

TTTĐ - Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực thi công vụ tại các cơ quan Nhà nước thuộc TP ở một số nơi chưa thực sự nghiêm, cá biệt có nơi có biểu hiện buông lỏng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm công việc được giao, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Tất cả những biểu hiện này dẫn tới nhiều việc của TP triển khai chậm, không hiệu quả.
Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Tin tức

Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa cao, chưa nghiêm. Cá biệt có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết cần được HĐND TP Hà Nội chất vấn để kịp thời chấn chỉnh.
Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, hôm nay (3/7), HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng Tin tức

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3 Thời sự

Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 288/TB-VPCP ngày 29/6/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với một số địa phương để thúc đẩy tiến độ triển khai các Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025 Tin tức

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc Tin tức

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Dưới đây là toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025 Tin tức

Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc

Chiều 2/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Kim Jin Pyo, nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc.
Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hàn Quốc Tin tức

Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hàn Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 2/7, tại Nhà Quốc hội Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik.
Xem thêm