Tag

Phát triển quy hoạch đô thị, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống thiên tai

Môi trường 27/11/2022 08:00
aa
TTTĐ - Thiên tai và biến đổi khí hậu đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội của các vùng đô thị, tác động tiêu cực đến đời sống của người dân. Nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, thời gian qua, các khu vực đô thị đã phối hợp cùng với các ban ngành nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là vấn đề phát triển quy hoạch đô thị và nâng cao nhận thức của người dân.
Thiên tai tác động đến tiến trình phát triển bền vững của các vùng đô thị Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động phòng, chống thiên tai Chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ trong cảnh báo thiên tai Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân bảo vệ đê điều

Nguy cơ thiên tai tại các vùng đô thị

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đô thị hóa nhanh chóng, sự phát triển bền vững của toàn cầu phụ thuộc vào sự hình thành và phát triển các thành phố có tính chống chịu với biến đổi khí hậu. Hình thức không gian đô thị rất quan trọng cho tiêu thụ năng lượng và quản lý rủi ro thiên tai. Vì vậy, quy hoạch đô thị là một công cụ để giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và là một phần của quá trình phát triển.

Có thể nhận thấy rằng, đô thị hóa đang là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa với mật độ dân cư cao, đặc biệt là ở những vùng trũng thấp, ven biển, sẽ làm tăng rủi ro thiên tai, đặc biệt là các hiện tượng khí hậu cực đoan. Các thị trấn và các thành phố ven biển ở các vùng đất thấp cần được xem xét để chuyển hướng phát triển đô thị ở các khu vực ít hiểm họa hơn.

Cùng với đó, vấn đề di cư từ miền núi cao xuống vùng đất thấp, từ nông thôn ra khu vực đô thị đã góp phần làm tăng mức độ phơi bày trước hiểm họa và tính dễ bị tổn thương của hệ thống tự nhiên - xã hội nước ta dưới sự tác động của biến đổi khí hậu. Việc di cư ở vùng đồng bằng sông Cửu Long được coi là điển hình do hậu quả của biến đổi khí hậu mà chủ yếu là do lũ lụt. Ước tính có khoảng 5 triệu người bị mất chỗ ở do biến đổi khí hậu ra đi từ đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển quy hoạch đô thị, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống thiên tai
Hiện trường một vụ động đất

Ngoài ra, việc sử dụng đất làm thay đổi bề mặt địa hình, thay đổi dòng chảy mặt, tác động đến cường độ và tần suất lũ. Các hoạt động như phá rừng, đô thị hóa, giảm diện tích các vùng đất ngập nước tự nhiên, chỉnh trị sông (uốn dòng, làm mỏ hàn…) làm thay đổi dòng chảy mặt do giảm khả năng chứa nước. Diện tích bề mặt không thấm (như mái nhà, đường và vỉa hè, chỗ đỗ xe bị bê tông hoá…) và hệ số dòng chảy tăng lên, làm cho tốc độ dòng chảy của sông nhanh hơn, đỉnh dòng chảy cao hơn và thời gian tạo đỉnh dòng chảy ngắn lại.

Các hoạt động phát triển đô thị còn có thể tăng cường các thiên tai và do đó làm tăng tính dễ bị tổn thương của đô thị. Ngập lụt kết hợp với các tác nhân phi tự nhiên (mất không gian xanh, sử dụng đất không hợp lý, xây dựng các công trình trên sông…) có xu hướng ngày càng gia tăng. Vì vậy, quy hoạch đô thị với vai trò là công cụ tổ chức không gian sống của con người có thể làm tăng hay giảm mức độ phơi bày trước hiểm họa cũng như tính dễ bị tổn thương của đô thị trước thiên tai.

Nghiên cứu giải pháp nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Để tăng cường khả năng chống chịu của đô thị, các giải pháp quy hoạch hệ thống công trình bảo vệ đô thị được đề xuất trong nội dung quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật thông qua các giải pháp như hồ chứa, đê, đập... Các giải pháp mang tính lâu dài trong ứng phó thiên tai là chuyển đổi các không gian chức năng, các hoạt động phát triển từ dạng dễ bị tổn thương sang ít bị tổn thương hơn hoặc có sức chống chịu tốt hơn. Điều này đặc biệt cần thiết nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Thay vì hình thành các khu công nghiệp vùng ven biển, sự hình thành các khu du lịch sinh thái có thể bền vững hơn, rủi ro thiệt hại nhỏ hơn.

Các định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có tác động trực tiếp tới tính dễ bị tổn thương trước thiên tai. Trước hết là công tác cải tạo, nâng cấp các khu đô thị hiện hữu, các khu dân cư nghèo trong đô thị một mặt tạo mỹ quan, bộ mặt và chất lượng sống khu dân cư, mặt khác giảm tính dễ bị tổn thương của các đối tượng này và nâng cao sức chống chịu cũng như khả năng phục hồi khi thiên tai xảy ra.

Phát triển quy hoạch đô thị, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống thiên tai
Tình trạng ngập lụt diễn ra ngày càng phổ biến trong mùa mưa bão

Quy hoạch đô thị là công cụ quan trọng cho công tác quản lý phát triển đô thị. Một quy hoạch tốt, có lồng ghép ứng phó rủi ro thiên tai giúp chính quyền đô thị có thể di rời, tái định cư các vùng có rủi ro cao, chỉ ra những công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai, chỉ ra phương thức di rời tới nơi tạm trú trong các tình huống khẩn cấp. Một bản đồ định hướng không gian cũng giúp cho kế hoạch phục hồi, tái thiết đô thị khi thiên tai xảy đến.

Ngoài giải pháp về phát triển quy hoạch, quản lý đô thị thì còn nhiều giải pháp khác nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân. Theo đó, thời gian tới, để giảm thiệt hại do thiên tai, trước hết cần tiếp tục hoàn thiện thể chế liên quan đến phòng, chống thiên tai. Đặc biệt tập trung xây dựng các nghị định hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai. Đồng thời, rà soát lại các kịch bản biến đổi khí hậu để từ đó làm cơ sở xây dựng các phương án ứng phó.

Cùng với đó, cần tập trung xây dựng chiến lược phòng, chống thiên tai, xây dựng các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch đô thị, quy hoạch tỉnh gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và chống phòng, chống thiên tai. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, lựa chọn các dự án ưu tiên để đầu tư trong giai đoạn bảo đảm thực hiện đa mục tiêu, gắn với phòng, chống thiên tai.

Phát triển quy hoạch đô thị, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống thiên tai
Để giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cần phải nâng cao năng lực của các lực lượng tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, trong đó tăng cường tính chuyên nghiệp từ Trung ương đến cơ sở

Đối với các địa phương, cần xây dựng các bản đồ cảnh báo khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nguy hiểm với tỷ lệ thích hợp. Vấn đề này đã được chỉ đạo, được triển khai, nhưng mới chỉ xây dựng được bản đồ với tỷ lệ lớn, chưa xác định chính xác các điểm nguy hiểm để sơ tán dân. Ngoài ra, trên cơ sở bản đồ, sẽ quy hoạch, phân bổ lại, bố trí lại dân cư và có những chủ trương đầu tư để bảo đảm an toàn cho người dân. Đồng thời xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để kịp thời sơ tán khẩn cấp trước khi có sạt lở đất, lũ quét. Đây là kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ...

Đặc biệt, cần phải nâng cao năng lực của các lực lượng tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, trong đó tăng cường tính chuyên nghiệp từ Trung ương đến cơ sở. Đầu tư các phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Thường xuyên tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Quán triệt nghiêm túc phương châm 4 tại chỗ trong phòng, chống gia tìm kiếm cứu nạn.

Đọc thêm

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới Môi trường

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7/2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc Môi trường

Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc

TTTĐ - Sáng 2/7, cơ quan chức năng huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) cho biết, trên đoạn suối Bắc chảy qua địa bàn xã Châu Thành đang xuất hiện tình trạng cá chết trôi dạt vào hai bên bờ. UBND huyện Quỳ Hợp đã thành lập đoàn kiểm tra cùng các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc xác định rõ nguyên nhân.
Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/7, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C Môi trường

Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều khu vực ngày nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/6 và 1/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ Môi trường

Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ

TTTĐ - Năm 2024 trên địa bàn TP còn tồn tại 11 điểm úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50-70mm/h; 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp với những trận mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước.
Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây có xu hướng phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, kết hợp với gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn trên khu vực Trung Bộ, ngày 28/6, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C.
Xem thêm