Phát triển đô thị Đà Lạt gắn với bảo tồn cảnh quan, di sản
![]() |
Đà Lạt được mệnh danh là Paris thu nhỏ, thành phố sương mù đang xây dựng hồ sơ là thành phố di sản thế giới |
Thành phố cao nguyên xinh đẹp
Thành phố Di sản thế giới được hiểu là một chỉnh thể lịch sử đặc trưng, một sản phẩm của nền văn minh đô thị, kết hợp hữu cơ các thành tố vật chất và tinh thần, kiến trúc và văn hóa, trong sự hòa quyện với thiên nhiên.
UBND thành phố Đà Lạt đã đề xuất xác định vùng lõi và công trình di sản được xác định có diện tích khoảng 153ha, phạm vi, ranh giới xuất phát từ cầu Ông Đạo đi theo ngược chiều kim đồng hồ lần lượt: ranh giới phía nam công viên hồ Xuân Hương, đường hồ Tùng Mậu; ranh giới phía bắc của Trung tâm viễn thông Lâm Đồng; ranh giới phía tây và nam của nhà thờ Chánh Tòa (nhà thờ Con Gà), đường Nhà Chung.
![]() |
TP Đà Lạt nhìn từ trên cao |
Ranh giới phía nam và đông của khách sạn Du Parc, đường Trần Phú; ranh giới phía đông khách sạn Palace, đường Hồ Tùng Mậu, đường nội bộ phía Nam quảng trường Lâm Viên, đường nội bộ công viên Yersin phía Nam hồ lắng số 2, đường Phạm Hồng Thái; ranh giới phía đông khách sạn Công Đoàn, đường Trần Quốc Toản, đường Trần Nhân Tông, đường Đinh Tiên Hoàng, đường Trần Quốc Toản về lại cầu Ông Đạo.
Trong vùng lõi này, thành phố Đà Lạt đề xuất 10 công trình chính: Thắng cảnh hồ Xuân Hương, Đồi Cù, cầu Ông Đạo, Thủy Tạ, khách sạn Palace, Viễn thông Lâm Đồng, khách sạn Du Parc, nhà thờ Con Gà, quảng trường Lâm Viên và công viên Yersin, khách sạn Công Đoàn.
![]() |
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là ngôi trường có kiến trúc cổ xưa nhất Đà Lạt hiện nay, được Hội Kiến trúc sư thế giới bình chọn một trong 1.000 kiến trúc nổi bật của thế kỷ XX |
![]() |
Đà Lạt còn được mệnh danh là thành phố ngàn hoa |
Đồng thời, thành phố Đà Lạt cũng đã xác định, đề xuất 36 địa điểm phụ (vùng phụ), trong đó có các công trình như: Trường Cao đẳng Đà Lạt, ga Đà Lạt, trường Đại học Đà Lạt, khu 17 biệt thự ở đường Lê Lai, khu biệt thự đường Trần Hưng Đạo, Dinh I, Dinh II, Dinh III, Cung Nam Phương Hoàng hậu, nhà địa dư, biệt thự Trần Lệ Xuân, Viện Nghiên cứu hạt nhân, chợ Đà Lạt...
Theo ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, việc xây dựng hồ sơ TP Đà Lạt trở thành thành phố di sản là nội dung rất quan trọng, nhằm quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam nói chung và con người Đà Lạt nói riêng, tăng hiệu quả khai thác di sản và phát triển du lịch trong tương lai. Qua nghiên cứu các tiêu chí và tình hình thực tế, đến thời điểm này đã xác định Đà Lạt đáp ứng 2 tiêu chí về di sản văn hóa thế giới của UNESCO.
![]() |
Ga Đà Lạt gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển đô thị “xứ ngàn thông”, được coi là nhà ga xe lửa cổ đẹp nhất Việt Nam và Đông Dương |
Trong đó, thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hóa của thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan; là một điển hình nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần thể kiến trúc cảnh quan minh họa cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại.
Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho rằng Đà Lạt như một viên ngọc sáng, tiềm ẩn nhiều giá trị văn hóa chưa được khai thác hết và được xem là thành phố cần được khai thác để đầu tư về văn hóa, giải trí của vùng Đông Nam Á.
Định hướng phát triển du lịch chất lượng cao
Tại hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Đà Lạt - Đô thị di sản với công tác quy hoạch và Quản lý phát triển”, KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng: Trong định hướng phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 trở thành một đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế, có đặc thù về khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử và di sản kiến trúc tầm quốc gia, khu vực và có ý nghĩa quốc tế.
![]() |
Đà Lạt là đô thị có lịch sử hình thành rõ ràng và không kém phần lãng mạn, hấp dẫn, có nhiều tên gọi trìu mến |
Chính vì vậy mô hình phát triển TP Đà Lạt và vùng phụ cận sẽ phát triển theo mô hình chuỗi các đô thị liên kết theo tuyến vành đai và trục cảnh quan mặt nước, hệ thống công viên cây xanh, kết nối các vùng du lịch sinh thái, các vùng cảnh quan rừng, cảnh quan nông nghiệp nhằm bảo tồn và phát triển Đà Lạt thành đô thị đặc thù về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, lịch sử, cảnh quan tự nhiên, xây dựng Đà Lạt trở thành đô thị du lịch, văn hóa, khoa học, xanh và hiện đại.
Cùng với đó, trong tương lai Đà Lạt sẽ gồm 6 đô thị vệ tinh lấy Đà Lạt hiện hữu làm trung tâm. Đà Lạt với nhiềm tiềm năng lớn để trở thành đô thị di sản khi hội tụ nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, địa hình đặc trưng, với hàng nghìn công trình, biệt thự tiêu biểu cho đặc trưng riêng của Đà Lạt.
Ngoài ra, Đà Lạt là một trong những đô thị của Việt Nam sở hữu nhiều biệt thự cổ kiến trúc châu Âu, đặc biệt, Trường Cao đẳng Đà Lạt được ghi nhận là công trình kiến trúc độc đáo nhất thế kỷ XXI (duy nhất ở Việt Nam). Đà Lạt là vùng đất rất đa dạng, phong phú với núi rừng hoang sơ, khí hậu mát mẻ, trong lành, cảnh sắc thiên nhiên đẹp diệu kỳ và Khu dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang tạo nên sự đa dạng, trù phú cho vùng đất Đà Lạt.
Sự kết hợp độc đáo, đa dạng văn hóa đặc sắc, di sản kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và môi trường trong lành đã tạo nét riêng có đối với TP Đà Lạt đáp ứng các tiêu chí đô thị di sản thế giới.
![]() |
Lâm Đồng là tỉnh đi đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao |
![]() |
Du khách đến Đà Lạt để thư giãn nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp |
Hơn nữa, Đà Lạt là đô thị có lịch sử hình thành rõ ràng và không kém phần lãng mạn, hấp dẫn, có nhiều tên gọi trìu mến như: Thành phố ngàn hoa, Thành phố sương mù, Thành phố Festival hoa, Thành phố ba thiên đường: Tình yêu, Du lịch và Nông nghiệp…
TP Đà Lạt đã được UNESCO công nhận Thành phố sáng tạo toàn cầu trên lĩnh vực Âm nhạc và tổ chức lễ công bố với Nhân dân trong nước cùng bạn bè quốc tế vào ngày 31/10/2023 nhân kỷ niệm 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển.
Tỉnh ủy Lâm Đồng đã có định hướng phát triển du lịch chất lượng cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, tiếp tục phát huy những thành quả du lịch trong thời gian qua, đặc biệt là những giá trị nhân văn; tiếp tục quảng bá thương hiệu địa phương “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” bằng nhiều hình thức.
Thúc đẩy những chuyển biến ngành du lịch từ số lượng sang chất lượng cao, có sản phẩm chất lượng cao để du khách có điều kiện chi tiêu nhiều hơn và lưu trú tại Đà Lạt lâu hơn. Kinh tế đêm cũng là một giải pháp để hiện thực hóa định hướng nói trên. Mở rộng hình thức hợp tác công tư để phát triển du lịch chất lượng cao ở Đà Lạt, cần có sự hợp tác giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bà Rịa - Vũng Tàu “cháy” với 22 sự kiện hấp dẫn dịp 30/4

Công viên nước Hà Nam có làn trượt ống đua song song đầu tiên tại Đông Nam Á

Sa Pa rực rỡ chào hè với Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025

Chợ đêm VUI-Fest Cát Bà có gì mà dân chơi hệ “sống xanh” thích thú đến vậy?

Câu chuyện văn hóa bên những chuyến tàu đêm di sản

Khám phá Ninh Thuận tại Tuần lễ Văn hóa, Ẩm thực 2025

Quảng Ngãi rộn ràng lễ hội “Carnival Quảng Ngãi xin chào!”

Để Hà Nội là một điểm đến hấp dẫn với du khách Hồi giáo…

Những địa điểm "đừng bỏ qua" khi đến TP Hồ Chí Minh dịp 30/4
