Tag

Phát huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng

Điện ảnh 03/02/2022 10:18
aa
TTTĐ - Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng cùng sự bùng nổ của mạng xã hội, điện thoại thông minh, thế hệ trẻ không còn nhiều mặn mà với nghệ thuật truyền thống này.
Có một làng chiêng phía bên kia núi… Chính phủ gửi gắm đồng bào Tây Nguyên sứ mệnh giữ gìn không gian văn hóa cồng chiêng Thủ tướng chỉ đạo về Festival văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên 2018 Lịch sử cồng chiêng Tây Nguyên và đồn điền cà phê Cada Festival Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ tổ chức luân phiên tại 5 tỉnh Tây Nguyên
Cồng chiêng - nét đẹp văn hóa Tây Nguyên
Cồng chiêng - nét đẹp văn hóa Tây Nguyên

Nỗ lực mở lớp dạy cồng chiêng, múa xoang

Xác định công tác bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng đóng vai trò quan trọng, các nghệ nhân cồng chiêng tại Kon Tum đã nỗ lực mở lớp dạy cồng chiêng, múa xoang cho các bạn trẻ. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Lớp học cồng chiêng tại làng du lịch cộng đồng Kon Bring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông được tổ chức từ ngày 2/11, do Nghệ nhân ưu tú Y Lim, Trưởng đoàn cồng chiêng của làng trực tiếp giảng dạy. Lớp học có hơn 30 học viên là người trong làng, em nhỏ nhất sinh năm 2010. Tham gia lớp học, các học viên được tập ba tiết mục, trong có hai bài múa xoang và đánh cồng chiêng với tên gọi chào đón khách và mừng lúa mới, tiết mục còn lại là một bài hát giao duyên.

Dạy và học cồng chiêng
Dạy và học cồng chiêng

Em Y Đinh Đinh (sinh năm 2010, trú làng Kon Bring) cho biết, em được dạy và thực hiện thuần thục các bài múa xoang, múa Trung Thu cùng anh, chị lớn tuổi hơn. Em rất vui vì được cùng các nghệ nhân trong làng thực hiện điệu múa truyền thống của dân tộc Mơ Nâm (một nhánh của người Xê Đăng).

Em A Phim (sinh năm 2007, trú làng Kon Bring) vui vẻ cho biết, em được Nghệ nhân Ưu tú Y Lim vận động tham gia lớp học từ lâu nhưng đến nay mới có điều kiện học. Tham gia lớp học, em được dạy đánh cồng chiêng. Ban đầu, em cảm thấy rất khó, song sau khi được chỉ dạy em dần tự tin hơn. Đến nay, em đã thuần thục sử dụng chiêng để đánh hai bài cồng chiêng của lớp học.

Dạy và học cồng chiêng
Dạy và học cồng chiêng

Theo Nghệ nhân Ưu tú Y Lim, trước đây, đánh cồng chiêng, múa xoang luôn được các thế hệ người Mơ Nâm trong làng gìn giữ, phát huy, sử dụng trong lễ hội của làng như lễ mừng lúa mới, lễ đâm trâu. Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội, đến năm 2011, các bài múa xoang, đánh cồng chiêng dần bị mai một, không còn nhiều người biết biểu diễn. Trước thực tế đó, từ năm 2014, bà đã thành lập đoàn cồng chiêng của làng để phát huy giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng cũng như giảng dạy cho thế hệ trẻ. Bên cạnh việc trực tiếp giảng dạy, Nghệ nhân Ưu tú Y Lim mời nghệ nhân từ làng khác sang giảng dạy cồng chiêng và múa xoang cho học viên để các bài múa phong phú, đa dạng hơn.

Qua lớp học, các thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị, quảng bá hình ảnh đến du khách, nhất là trong bối cảnh làng Kon Bring đã được công nhận là làng du lịch cộng đồng từ nhiều năm nay.

Phát huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng

Góp phần khôi phục, gìn giữ văn hóa truyền thống

Già A Thui, làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi (huyện Đăk Hà) cũng thành lập Câu lạc bộ dân gian từ năm 2017 để truyền thụ nét văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc Rơ Ngao (một nhánh của người Bahnar) cho thế hệ trẻ; trong đó, đánh cồng chiêng và múa xoang là bộ môn nghệ thuật chính được già A Thui giảng dạy. Dù ban đầu còn gặp nhiều khó khăn, song với sự quyết tâm của mình, đến nay, Câu lạc bộ dân gian đã hướng dẫn cho gần 100 người, trong đó có hơn 65 trẻ tại làng Kon Trang Long Loi biết và có thể biểu diễn các giai điệu cồng chiêng, múa xoang và một số nhạc cụ truyền thống khác của dân tộc.

Theo bà Đậu Ngọc Hoài Thu, Trưởng Phòng Quản lý văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, thực hiện dự án "Phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Văn hóa cồng chiêng trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" trong cam kết của Việt Nam với UNESCO, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020".

Kon Tum nỗ lực bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng
Kon Tum nỗ lực bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng

Đề án có hoạt động mở lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang trong đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm truyền lại kỹ năng, kỹ thuật về diễn tấu cồng chiêng, kỹ năng múa xoang truyền thống trong đồng bào các dân tộc, nhất là các làng không có cồng chiêng để góp phần khôi phục, gìn giữ văn hóa truyền thống tại các làng không có cồng chiêng này. Nhờ đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã tổ chức 99 lớp truyền dạy diễn tấu cồng chiêng, múa xoang cho hàng ngàn người. Thời gian mở lớp truyền dạy khoảng từ một đến ba tháng; sau khi hoàn thành, mỗi lớp có thể diễn tấu từ 4 đến 5 bài cồng chiêng, múa xoang.

Ngoài ra, nhiều lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang do chính đồng bào các dân tộc tự chủ động tổ chức thực hiện… Riêng năm 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc mở lớp dạy cồng chiêng, múa xoang không nhiều, chỉ diễn ra ở một số làng "an toàn" với dịch.

Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi
Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi

Trưởng Phòng Quản lý văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum đánh giá, việc mở các lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang đã mang lại hiệu quả rất khả quan trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh. Các lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang đã tạo sự lan tỏa, tính kế thừa trong lớp trẻ công tác bảo tồn, phát di sản văn hóa cồng chiêng thể hiện ở việc ngày càng nhiều đội cồng chiêng, múa xoang nhí trong các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Thậm chí, nhiều trường học trên địa bàn đã duy trì đội cồng chiêng, góp phần đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa còng chiêng trong giai đoạn hiện nay, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.

Phát huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng
Phát huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng

"Trong năm 2021, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025"; Trong đó, có nội dung tổ chức mở các lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang cho các làng đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ không còn duy trì sinh hoạt văn hóa cồng chiêng; Đặc biệt, ưu tiên cho các thế hệ trẻ tham gia nhằm tạo sự kế thừa về giá trị di sản văn hóa cồng chiêng qua các thế hệ", bà Đậu Ngọc Hoài Thu khẳng định.

Đọc thêm

'Địa đạo' thu 20 tỷ đồng trong một ngày, kỷ lục chưa từng có Giải trí

'Địa đạo' thu 20 tỷ đồng trong một ngày, kỷ lục chưa từng có

"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" (Địa đạo) thu gần 20 tỷ đồng trong ngày nghỉ giỗ tổ Hùng Vương. Đây là cột mốc chưa từng có, đồng thời mở đường cho tác phẩm của Bùi Thạc Chuyên thu 100 tỷ đồng sau chưa đầy một tuần.
Phim “Bác sĩ tha hương” - nỗi niềm người Việt xa xứ Điện ảnh

Phim “Bác sĩ tha hương” - nỗi niềm người Việt xa xứ

TTTĐ - Phim “Bác sĩ tha hương” (The Outlaw Doctor) trên K+ mang đến câu chuyện chân thật về những phận người nhập cư lênh đênh nơi đất khách quê người. Chuyện phim đan xen giữa drama y khoa nghẹt thở và những góc khuất đời thường đầy xúc cảm, khiến trái tim khán giả không ngừng thổn thức.
Trương Ngọc Ánh làm phim về họa sĩ, nhà điêu khắc Daniel K. Winn Điện ảnh

Trương Ngọc Ánh làm phim về họa sĩ, nhà điêu khắc Daniel K. Winn

TTTĐ - Bộ phim kể về thời niên thiếu của họa sĩ, nhà điêu khắc danh giá Sir Daniel K. Winn, một biểu tượng nghệ thuật tại Beverly Hills được hợp tác sản xuất tại Việt Nam bởi TNA Entertainment, dưới sự dẫn dắt của Nhà sản xuất/diễn viên Trương Ngọc Ánh.
NSND Trà Giang kể chuyện những ngày vượt mưa bom bão đạn Điện ảnh

NSND Trà Giang kể chuyện những ngày vượt mưa bom bão đạn

TTTĐ - “Cine 7 - Ký ức phim Việt” tuần này mang đến bộ phim "Vĩ tuyến 17 - Ngày và đêm". Đây là bộ phim tiêu biểu của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam, được đạo diễn Hải Ninh thực hiện vào năm 1972.
734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 Điện ảnh

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42

TTTĐ - Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 sẽ diễn ra từ ngày 19 - 22/3 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Cùng với công tác chấm thi cho 734 tác phẩm của 11 thể loại, ngày hội của những người làm truyền hình cả nước tạo điểm nhấn với chủ đề AI xuyên suốt các cuộc hội thảo, hứa hẹn những chuyển động bứt phá của ngành truyền hình Việt Nam.
Quảng Trị: Từ chối tiếp nhận phim trường “Mưa đỏ” Điện ảnh

Quảng Trị: Từ chối tiếp nhận phim trường “Mưa đỏ”

TTTĐ - Theo UBND thị xã Quảng Trị phim trường “Mưa đỏ”, cạnh sông Thạch Hãn, là vùng thấp trũng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, phim trường sẽ không nguyên vẹn, nên khó tiếp nhận và xây dựng thành điểm đến du lịch.
"Gặp nhau cuối tuần" trở lại bất ngờ và bùng nổ tiếng cười Điện ảnh

"Gặp nhau cuối tuần" trở lại bất ngờ và bùng nổ tiếng cười

TTTĐ - Sau gần 20 năm vắng bóng, chương trình hài kịch đình đám một thời "Gặp nhau cuối tuần" sẽ chính thức trở lại từ ngày 1/3, hứa hẹn mang đến một diện mạo hoàn toàn mới, hiện đại, bùng nổ tiếng cười và chứa đựng những bất ngờ khó đoán.
Nhà báo Long Vũ dẫn "dàn Táo" trở lại "Cuộc hẹn cuối tuần" Điện ảnh

Nhà báo Long Vũ dẫn "dàn Táo" trở lại "Cuộc hẹn cuối tuần"

TTTĐ - “Cuộc hẹn cuối tuần” - chương trình Giải trí ấn tượng 2 năm liên tiếp tại VTV Awards sẽ có sự trở lại bùng nổ cuối tuần này với sự xuất hiện của "dàn Táo” NSND Tự Long, NSƯT Chí Trung, NS Vân Dung và NS Quang Thắng. Dẫn dắt chương trình là nhà báo Long Vũ.
Những chương trình giải trí và thể thao đặc sắc không thể bỏ qua Điện ảnh

Những chương trình giải trí và thể thao đặc sắc không thể bỏ qua

TTTĐ - Chào đón nhiều sự kiện đặc biệt trong tháng 2 và tháng 3, K+ tăng cường hàng loạt nội dung giải trí đặc sắc từ phim ảnh tới thể thao phục vụ khán giả.
Đình Tú, Thu Quỳnh "mở hàng" phim khung giờ mới của VTV Điện ảnh

Đình Tú, Thu Quỳnh "mở hàng" phim khung giờ mới của VTV

TTTĐ - Từ 17/2, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ ra mắt khung giờ phim mới vào lúc 20h các tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên VTV3. Các diễn viên Đình Tú, Thu Quỳnh, Võ Hoài Nam... và nhiều diễn viên trẻ sẽ "mở hàng" trong hai bộ phim được chiếu luân phiên nhau phục vụ khán giả.
Xem thêm