Tag

Phấn đấu xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mạnh của dân tộc

Kinh tế 26/03/2025 22:00
aa
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh sự cần thiết phải hướng đến xây dựng các doanh nghiệp mạnh của dân tộc; tạo điều kiện để các doanh nghiệp lớn trong nước tham gia các dự án trọng điểm quốc gia.
Doanh nghiệp nhà nước phải tiên phong tăng tốc, bứt phá tăng trưởng Lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, trong những năm tới, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có nhiều cơ hội để đi tắt, đón đầu, phát triển đột phá - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, trong những năm tới, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có nhiều cơ hội để đi tắt, đón đầu, phát triển đột phá - Ảnh: VGP/Hải Minh

Chiều 26/3, tại Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tham dự hội thảo "Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí Việt Nam gắn với việc sản xuất ô tô trong nước, phát triển hệ thống đường sắt", do Bộ Công thương phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức.

Tham luận tại hội thảo tập trung làm rõ tiềm năng, thế mạnh cũng như những khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô và đường sắt; góp phần cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu và thiết bị cho nhiều ngành sản xuất như xây dựng, ô tô, điện tử, năng lượng, hàng không và nhiều lĩnh vực khác.

Thời gian vừa qua, nhận thức được sự quan trọng của ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành.

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế toàn cầu, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thì các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội lớn.

Theo nhận định của các chuyên gia, từ nay đến năm 2030, nhu cầu thị trường cơ khí khoảng 310 tỷ USD, riêng nhu cầu thị trường ô tô là 120 tỷ USD nhưng hiện Việt Nam mới chỉ đáp ứng khoảng 1/3. Việt Nam cũng đang tiếp tục là điểm đến hấp dẫn, thu hút thêm nhiều dự án FDI khi có nhiều khách hàng nước ngoài sang Việt Nam để tìm nhà cung cấp mới. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam trong bối cảnh đơn hàng toàn cầu suy giảm vì tác động của suy thoái kinh tế thế giới.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đánh giá ngành công nghiệp hỗ trợ của nước ta đã có những bước phát triển tích cực, song còn nhiều hạn chế, chưa đạt được các mục tiêu đề ra, chưa đáp ứng được yêu cầu về cung cấp linh kiện cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Một số ngành có tỉ lệ nội địa hóa cao như sản xuất xe máy, có loại tới 60-70%, thậm chí 90%, song nhìn chung tỉ lệ nội địa hóa nhiều sản phẩm còn thấp, phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu và linh kiện nhập khẩu, trong đó ngành dệt may nhập 70-80%, ngành ô tô đạt tỉ lệ nội địa hóa khoảng 7-10%, còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu 60% đặt ra từ năm 2010.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước chiếm tới 2/3 số cơ sở sản xuất, sử dụng 60% lực lượng lao động, song chỉ chiếm chưa đầy 10% vốn đầu tư.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong những năm tới, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có nhiều cơ hội để đi tắt, đón đầu, phát triển đột phá khi có nhiều quyết sách lớn như Nghị quyết 29 năm 2022 của Trung ương, Nghị quyết 23 năm 2018 cùng với Nghị quyết 57 năm 2024 của Bộ Chính trị, sắp tới là Đề án phát triển kinh tế tư nhân.

Phấn đấu xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mạnh của dân tộc
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tham dự hội thảo "Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí Việt Nam gắn với việc sản xuất ô tô trong nước, phát triển hệ thống đường sắt" - Ảnh: VGP/Hải Minh

Bên cạnh đó, vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Việt Nam cũng đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, đã tham gia 19 hiệp định thương mại tự do và đang đàm phán một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Quy hoạch cấp quốc gia đã định hướng phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, với nhiều lợi thế về không gian kinh tế, kết nối, phát triển mọi loại hình giao thông, tập trung vào các ngành sản xuất công nghiệp, sản xuất ô tô, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ thương mại và logistics.

Quy hoạch đồng bằng sông Hồng được định hướng phát triển theo vùng động lực và cực tăng trưởng, tập trung phát triển công nghiệp điện tử, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô tô, công nghiệp hỗ trợ. Trong khi đó, quy hoạch tỉnh Quảng Ninh cũng có 6/8 cụm công nghiệp đã thành lập và 12/28 cụm công nghiệp được quy hoạch thành lập gắn với lĩnh vực cơ khí.

Để phát triển mạnh mẽ và bền vững ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là cơ khí, Phó Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết phải có những đột phá về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tham gia phát triển công nghiệp hỗ trợ; có các giải pháp mới về ưu đãi thuế, đất đai, tín dụng, thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Cần nâng cao năng lực mọi mặt của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, hướng đến xây dựng các doanh nghiệp mạnh của dân tộc; tạo điều kiện để các doanh nghiệp lớn trong nước tham gia các dự án trọng điểm quốc gia; hình thành hệ sinh thái doanh nghiệp và chuỗi cung ứng nội địa vững mạnh, từ đó phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có chính sách vượt trội để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu trong chuỗi sản xuất, cung ứng.

Quy hoạch nguồn nhân lực và xây dựng các chương trình đào tạo phải đón đầu và bắt kịp các xu thế phát triển, gắn chặt với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong "kỷ nguyên mới"; khuyến khích các mô hình hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực gắn với công nghiệp hỗ trợ.

Các chương trình, dự án về công nghiệp hỗ trợ phải có sản phẩm cụ thể và phải có tính lan toả tích cực; cần tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm từ quá trình triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016-2025 để quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn tiếp theo có tính khả thi, hiệu quả cao, có trọng tâm, trọng điểm.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tích cực tham mưu về chính sách, lĩnh vực, sản phẩm, đối tác cụ thể để Việt Nam có thể tranh thủ thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ, để đưa vào các khuôn khổ, cơ chế, thoả thuận hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế.

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm cơ hội, thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua việc triển khai mạnh mẽ "ngoại giao công nghệ", "ngoại giao tập đoàn" nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tiếp cận, nhận chuyển giao công nghệ cao, tham gia ngày càng sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phó Thủ tướng tin tưởng, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự nỗ lực và tinh thần không ngừng đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp, ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ vươn mình, phát triển mạnh mẽ, đóng góp xứng đáng vào những thành tựu phát triển của đất nước.

Đọc thêm

Bài 3: Thời điểm vàng để hành động, kiến tạo giúp kinh tế tư nhân bứt phá Thị trường - Tài chính

Bài 3: Thời điểm vàng để hành động, kiến tạo giúp kinh tế tư nhân bứt phá

TTTĐ - Cùng với cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính; cách mạng khoa học công nghệ thì đây cũng là thời điểm tiến hành cuộc cách mạng về phát triển kinh tế tư nhân khi chúng ta đã hội tụ đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi, có thể nói là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, như Tổng Bí thư đã nói “đây chính là thời điểm để hành động, để kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng, năng động”.
Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp xanh Nông thôn mới

Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp xanh

TTTĐ - Ngày 1/4, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đã đi thăm đồng, kiểm tra sản xuất vụ xuân 2025 tại huyện Mê Linh.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ Doanh nghiệp

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

TTTĐ - Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
BSR khánh thành Nhà thực hành đa năng kết hợp phòng chống thiên tai tại Quảng Trị Doanh nghiệp

BSR khánh thành Nhà thực hành đa năng kết hợp phòng chống thiên tai tại Quảng Trị

TTTĐ - Công ty Cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) vừa tổ chức Lễ khánh thành Nhà thực hành đa năng kết hợp phòng chống thiên tai và tặng quà cho hộ gia đình chính sách, các em học sinh nghèo vượt khó tại thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Bài 2: Tháo nghẽn thể chế, “căn bệnh” kìm hãm kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Bài 2: Tháo nghẽn thể chế, “căn bệnh” kìm hãm kinh tế tư nhân

TTTĐ - Kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển, không thể bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh. Nhiều hộ kinh tế cá thể vẫn theo nếp kinh doanh cũ, thiếu động lực phát triển thành doanh nghiệp, thậm chí "không muốn lớn"...
Bài 1: Tương lai tươi sáng đang mở ra cho kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Bài 1: Tương lai tươi sáng đang mở ra cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Với sự định hướng mạnh mẽ từ Đảng và sự quyết liệt của Chính phủ, Quốc hội, kinh tế tư nhân Việt Nam đang đứng trước một tương lai sáng đầy hứa hẹn để đóng góp chung vào sự nghiệp cách mạng hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, năng động và ngày một vươn xa trên trường quốc tế.
Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn Doanh nghiệp

Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

TTTĐ - Tại Việt Nam, hơn 98% doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Họ là những người bắt đầu từ những điều rất nhỏ: Một cửa hàng cà phê tại góc phố, một tiệm bán đồ thủ công tại nhà, hay một thương hiệu thời trang local mới thành lập. Song, đằng sau quy mô khiêm tốn ấy lại là những kế hoạch phát triển dài hơi, những ước mơ mở rộng thị trường và mong muốn được bước ra sân chơi lớn.
Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Nông thôn mới

Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thành phố Hà Nội ăm 2025.
Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau một thời gian thực hiện, chương trình xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) của tỉnh Yên Bái đã đạt được hiệu quả rõ nét, ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ. Sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái và người dân đã mang đến diện mạo mới cho vùng cao Tây Bắc.
Phú Mỹ được bình chọn "Hàng Việt Nam chất lượng cao" năm thứ 22 liên tiếp Doanh nghiệp

Phú Mỹ được bình chọn "Hàng Việt Nam chất lượng cao" năm thứ 22 liên tiếp

TTTĐ - Đại diện Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM) cho biết hai sản phẩm chủ lực là Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tiếp tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao". Đây là năm thứ 22 liên tiếp, Phú Mỹ có được vinh dự này.
Xem thêm