Tag

Phải thống nhất đầu mối trả nợ công

Tin tức 16/06/2017 16:10
aa
TTTĐ.VN- Sáng 16/6, tại phiên thảo luận tại hội trường về Luật nợ công (sửa đổi), đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đã đóng góp ý kiến về vấn đề phải thống nhất đầu mối trả nợ công.

Phải thống nhất đầu mối trả nợ công

Đại biểu Hoàng Văn Cường bày tỏ sự đồng tình với mục tiêu của việc sửa đổi luật lần này là phải gắn nhiệm vụ, quyền hạn với trách nhiệm trả nợ của các cơ quan trong quá trình quản lý nợ công.


Việc đề xuất giữ nguyên quy định về đầu mối quản lý nợ công phân chia tách rời thành 3 cơ quan là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước như Luật Quản lý nợ công năm 2009 có ưu điểm căn bản là phát huy được thế mạnh của mỗi cơ quan trong việc huy động các nguồn vốn vay. Điều này phù hợp với mục tiêu cần tăng nhanh nguồn vốn vay cho đầu tư phát triển. Chính vì vậy, quy mô nợ công trong giai đoạn 2011 - 2015 đã huy động được rất nhiều và tốc độ tăng nợ công rất nhanh.

Phải thống nhất đầu mối trả nợ công
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đóng góp ý kiến về vấn đề nợ công

Tuy nhiên, việc phân chia như trên không gắn giữa trách nhiệm đi vay, sử dụng vốn với trách nhiệm và khả năng trả nợ. Điều này không chỉ gây nguy hại là vượt trần nợ công mà điều nguy hại hơn là thời hạn và tiến độ trả nợ gốc và lãi không phân bổ đều theo thời gian, không phù hợp với thu, chi ngân sách, thặng dư xuất, nhập khẩu và khả năng trả nợ của nền kinh tế, tạo ra áp lực trả nợ dồn vào từng thời điểm nặng như giai đoạn hiện nay. Vì vậy với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ nợ công, gắn trách nhiệm giữa vay nợ, trả nợ thì cách phân chia tách rời như trên theo ông Cường là không phù hợp.


Bên cạnh đó, việc quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nợ công là phải rõ ràng, hiện nay đang quy định rất mập mờ. Nếu theo đúng nghĩa trách nhiệm một người khi thực hiện nhiệm vụ nếu để xảy ra hậu quả không tốt thì phải gánh chịu hậu quả đó. Tuy nhiên, trong luật hiện nay đang quy định trách nhiệm như thẩm định, giám sát, đề xuất, báo cáo... những quy định như vậy, đây không phải là trách nhiệm mà là nhiệm vụ của cơ quan đó phải làm.

"Nếu không quy định trách nhiệm phải gánh chịu về hậu quả thì đương nhiên cơ quan nào cũng muốn nhận nợ về mình. Người đời xưa có một câu là "trên đời có 4 cái dại, trong đó có cái dại là lãnh nợ". Bởi vì ở đây không quy định lãnh nợ phải chịu trách nhiệm trả nợ nên lãnh nợ không phải là dại như người xưa nói", đại biểu Cường cho biết.

Do vậy ,vị đại biểu Hà Nội đề nghị phải quy định các cơ quan đi vay về cho vay lại hoặc bảo lãnh vay phải chịu trách nhiệm trả nợ thay nếu người vay không trả được nợ.


Theo đại biểu Cường, khoản 4 Điều 50 dự thảo luật quy định "nếu Quỹ tích lũy trả nợ không đủ nguồn để thanh toán các khoản lãi và gốc của ngân hàng, không đủ nguồn để thanh toán các khoản lãi và gốc của các khoản nợ vay và cho vay thì cơ quan Bộ Tài chính phải trình Chính phủ báo cáo Quốc hội phương án bổ sung dự toán ngân sách để xử lý rủi ro", hoặc khoản 5, Điều 43 quy định chuyển các khoản nợ vay về cho vay lại sang hình thức là nhà nước trực tiếp cấp phát vốn sử dụng và khi đó sẽ sử dụng ngân sách để thực hiện quản lý, xử lý rủi ro.

"Nếu quy định như trên thì có nghĩa là người vay lại hoặc người được vay, bảo lãnh vay không trả được nợ thì cơ quan đứng ra cho vay lại hoặc cơ quan nhận bảo lãnh cũng không phải chịu trách nhiệm gì và đương nhiên, trong quy định này như vậy đã vi phạm vào khoản 6 Điều 5 của nguyên tắc quản lý nợ công là người vay, người bảo lãnh và người cho vay lại phải chịu trách nhiệm về các khoản vay của mình. Lý do sử dụng tiền ngân sách vào để thực hiện, trả bù cho việc những người vay không thực hiện được là vì chúng ta đang giao trách nhiệm này cho Bộ Tài chính và đương nhiên Bộ Tài chính không thể có tiền để thực hiện việc trả thay cho các cơ quan vay nợ và không trả được", ông Cường phân tích.

Vì vậy, đại biểu Cường đề nghị giao nhiệm vụ cho ngân hàng là người quản lý vốn vay về cho vay lại và cũng là người chịu trách nhiệm và đứng ra bảo lãnh cho vốn vay. Nếu như những khoản vay này không trả được hoặc người nhận bảo lãnh không trả được tiền vay thì ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng để trả nợ thay và đây là một nhiệm vụ thông thường ngân hàng và đúng với chức năng của ngân hàng đang hoạt động. Riêng khoản vay lại của chính quyền địa phương thì phải giao cho Bộ Tài chính quản lý, bởi vì nếu chính quyền địa phương không trả được nợ thì ngân hàng không thể thu nợ được của chính quyền địa phương, Bộ Tài chính thì có thể thu hồi được khi thực hiện giải ngân vốn đầu tư công cho địa phương theo Luật Đầu tư công hàng năm.

Đối với khoản vay về để Chính phủ cho vay trực tiếp theo phương thức cấp phát thì nguồn trả nợ phải lấy từ ngân sách nhà nước. Do vậy, việc quản lý khoản vốn vay này phải do đơn vị quản lý ngân sách thực hiện cân đối với khả năng trả nợ trong cơ cấu chi ngân sách hàng năm.

Với cách phân tích này, đại biểu Cường đề nghị thay đổi cơ chế phân công trách nhiệm về quản lý nợ công như sau: Một là, Bộ Tài chính là đầu mối quản lý nợ công thông qua kế hoạch vay và trả nợ công và dựa trên kế hoạch vay và trả nợ công thì xác định được nhu cầu vay và trả nợ công hàng năm, thời hạn vay, tiến độ vay, cả gốc và lãi. Hai là, trên cơ sở kế hoạch, nhu cầu vay thì Chính phủ phân chia nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính tiến hành đàm phán, ký kết vay vốn với các cơ quan theo đúng nhiệm vụ, chức năng và các cơ quan đối tác của các đơn vị này. Ba là, giao nhiệm vụ quản lý vốn vay bao gồm quản lý quá trình cho vay và trách nhiệm trả nợ, Bộ Tài chính chỉ chịu trách nhiệm về quản lý vốn vay về để vay cấp phát và vốn vay lại của chính quyền địa phương. Ngân hàng nhà nước phải chịu trách nhiệm quản lý và chịu trách nhiệm trả nợ đối với các khoản vốn vay về cho vay lại và vay bảo lãnh. Với cách thay đổi như trên, việc gắn trách nhiệm với việc cho vay, trả nợ sẽ rất rõ ràng và khi đấy áp lực về trả nợ vay bằng ngân sách nhà nước sẽ giảm đi.

Tin liên quan

Đọc thêm

Khẩn trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm hoạt động thông suốt Tin tức

Khẩn trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm hoạt động thông suốt

TTTĐ - Sáng 21/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ có cuộc tiếp xúc cử tri là đại diện doanh nghiệp trên địa bàn trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
TP Hồ Chí Minh mở rộng tạo thành một cực tăng trưởng mới tầm cỡ khu vực và quốc tế Tiêu điểm

TP Hồ Chí Minh mở rộng tạo thành một cực tăng trưởng mới tầm cỡ khu vực và quốc tế

Sáng 21/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu tại khu vực miền Nam.
Cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" Tin tức

Cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam"

TTTĐ - Sáng 21/4, Cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2025.
Khẩn trương lấy ý kiến về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Thời sự

Khẩn trương lấy ý kiến về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Ngày 19/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước Tin tức

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn trong cả nước.
Huyện Gia Lâm: Tổ chức lấy ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Tin tức

Huyện Gia Lâm: Tổ chức lấy ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Sáng nay (19/4), huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND huyện, HĐND xã, thị trấn về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Quảng Ninh Tin tức

Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Quảng Ninh

TTTĐ - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu trên địa bàn huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà và Hải Hà.
Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững Tin tức

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

TTTĐ - Chiều 18/4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường Tin tức

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường

TTTĐ - Chiều 18/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 10 tiếp xúc cử tri huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn. Theo đó, trao đổi với cử tri, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, trong chiều 18/4, thành phố đã tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn.
Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước Tin tức

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Xem thêm