Tag
Xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII

Phải khả thi, xác định rõ trách nhiệm

Tin tức 31/10/2023 17:00
aa
TTTĐ - Sáng 31/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì phiên họp trực tiếp và trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương để đóng góp, hoàn thiện dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII).
Các đối tác, tổ chức quốc tế nói gì về Quy hoạch điện VIII? Giải pháp hiện thực hóa mục tiêu nhiệt điện LNG theo quy hoạch điện VIII Quy hoạch điện VIII và cơ hội của PV GAS - Góc nhìn từ thanh niên Giải pháp hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG theo quy hoạch điện VIII
Phải khả thi, xác định rõ trách nhiệm
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII phải khả thi, xác định rõ trách nhiệm, bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

"Chúng ta cần tính toán kỹ tổng công suất nguồn điện, nhu cầu phụ tải và kế hoạch thực hiện hàng năm, bảo đảm đáp ứng nhu cầu phát triển của từng vùng, miền", Phó Thủ tướng nêu rõ và yêu cầu Bộ Công thương và các cơ quan liên quan thực hiện đúng quy định pháp luật trong xây dựng, triển khai Kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện VIII bảo đảm tính bao quát, tổng thể và khả thi, không để xảy ra thiếu điện trong những năm tiếp theo.

Phó Thủ tướng yêu cầu xác định trách nhiệm của Trung ương, địa phương trong triển khai các dự án nguồn điện, hạ tầng truyền tải, cũng như của cơ quan dự báo nhu cầu làm cơ sở xây dựng kế hoạch…

"Những dự án đưa vào kế hoạch đã đủ điều kiện pháp lý, thực tiễn triển khai chưa? Liệu có xảy ra câu chuyện vướng mắc về cơ chế, đất đai, đầu tư dẫn đến quy hoạch, kế hoạch có nhưng vẫn chờ cơ chế, chính sách?", Phó Thủ tướng đặt vấn đề và cho rằng các địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm điều kiện, tính khả thi trong triển khai những dự án nguồn điện, hạ tầng truyền tải, cân đối phụ tải… được xác định bằng các tiêu chí, nguyên tắc đã được nêu trong Quy hoạch Điện VIII.

Khắc phục tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng miền

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII đã xác định chi tiết kế hoạch phát triển đối với các dự án nguồn điện phù hợp cơ cấu nguồn điện đến năm 2030 như: Tổng công suất nhiệt điện LNG là 22.400 MW; Tổng công suất nhiệt điện than là 30.127 MW; Tổng công suất thủy điện là 29.346 MW.

Kế hoạch cũng đã xác định công suất các nguồn năng lượng tái tạo tại địa phương, vùng gồm: Tổng công suất điện gió trên bờ là 21.880 MW; Tổng công suất điện gió ngoài khơi là 6.000 MW; Tổng công suất thủy điện là 29.346 MW.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trao đổi về một số nội dung chính của Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên trao đổi về một số nội dung chính của Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII chưa xác định được danh mục dự án điện Mặt trời tập trung.

Giai đoạn đến năm 2030, chúng ta dự kiến nhập khẩu khoảng 5.000 MW từ Lào, có thể tăng lên 8.000 MW khi có điều kiện thuận lợi với giá điện hợp lý. Tại các vị trí có tiềm năng xuất khẩu điện như miền Trung, miền Nam, quy mô xuất khẩu từ 5.000 MW đến 10.000 MW vào năm 2030.

Nhu cầu sử dụng mặt đất, mặt biển cho các dự án điện đến năm 2030 lần lượt là 90,3 nghìn hecta và 111,6 nghìn hecta.

So với các quy hoạch khác, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết từ giữa tháng 5/2023, Bộ đã bắt tay vào xây dựng kế hoạch thực hiện, làm việc với các bộ ngành liên quan và lấy thông số, ý kiến đóng góp từ các địa phương. "Đến giờ này, qua 2 lần đôn đốc, 52/63 tỉnh, thành phố đã có ý kiến vào dự thảo kế hoạch", Bộ trưởng nêu. Mục tiêu quan trọng của Kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện VIII là khắc phục tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng miền; Cơ cấu giữa các nguồn điện, nhất là năng lượng tái tạo; Giữa nguồn và truyền tải.

Một số vấn đề cần các địa phương tham gia đóng góp, làm rõ là: Xác định đầy đủ nguồn năng lượng tái tạo ở từng địa phương; Lựa chọn chuyển đổi một số dự án chuyển từ điện than sang điện khí; Các dự án đã đưa vào quy hoạch Điện VII nay chuyển sang Quy hoạch Điện VIII…

Phải khả thi, xác định rõ trách nhiệm
Lãnh đạo nhiều địa phương đề nghị được "nới room" đối với các nguồn năng lượng tái tạo (điện Mặt trời áp mái, điện sinh khối, điện sản xuất từ rác) - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Lãnh đạo TP Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh… đề nghị được "nới room" đối với các nguồn năng lượng tái tạo (điện mặt trời áp mái, điện sinh khối, điện sản xuất từ rác) để đáp ứng nhu cầu rất lớn của doanh nghiệp khu công công nghiệp, cũng như các dự án được doanh nghiệp đăng ký đầu tư trên địa bàn.

"Địa phương cũng mong muốn được bổ sung, đầu tư hạ tầng truyền tải để đáp ứng nhu cầu phụ tải công nghiệp sẽ tăng nhanh trên địa bàn", Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung bày tỏ.

Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô mong muốn Trung ương ưu tiên phân bổ thêm công suất nguồn cho các địa phương khó khăn nhưng có lợi thế phát triển năng lượng tái tạo, từ đó tạo thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Trong khi đó, lãnh đạo UBND TP Hải Phòng kiến nghị các bộ, ngành nhanh chóng có các văn bản hướng dẫn quy trình, thủ tục để triển khai dự án điện gió ngoài khơi.

Phó Thủ tướng lưu ý, "room" cho các dự án năng lượng tái tạo không có giới hạn nhưng phải có giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn, cân bằng cho hệ thống.

Lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước… đã trao đổi cụ thể về một số nội dung liên quan đến giao địa phương xác định danh mục các dự án nguồn năng lượng tái tạo. Các đơn vị xác định danh mục nguồn điện Mặt trời tập trung, thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, thu hút nguồn lực đầu tư nước ngoài, bố trí đất, mặt biển để triển khai các dự án nguồn điện và hạ tầng truyền tải…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng các địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm điều kiện, tính khả thi trong triển khai những dự án nguồn điện, hạ tầng truyền tải, cân đối phụ tải… - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng các địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm điều kiện, tính khả thi trong triển khai những dự án nguồn điện, hạ tầng truyền tải, cân đối phụ tải… - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Bám sát từng mục tiêu, tiêu chí trong Quy hoạch Điện VIII

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Kế hoạch phải toàn diện cụ thể, chi tiết, bám sát từng mục tiêu, tiêu chí trong Quy hoạch Điện VIII, có danh mục dự án, quy mô, nguồn lực, cơ chế thực hiện, trước mắt, đến năm 2025 bảo đảm không để thiếu điện.

Bộ Công thương phải rà soát danh mục các dự án nguồn điện, tính toán khả năng rủi ro để có phương án thay thế những dự án nguồn quan trọng, cấp bách chưa thể triển khai; Đánh giá nguồn vốn đầu tư công, khu vực tư nhân; nghiên cứu giải pháp cơ chế, chính sách cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án nguồn điện.

"Bên cạnh đó, các đồng chí cần có phương án phát triển hạ tầng truyền tải đồng bộ với các dự án nguồn", Phó Thủ tướng nói.

Về một số vấn đề cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương công khai tiêu chí xác định danh mục các dự án nguồn điện theo tư duy mở, "chuyển từ nâu sang xanh" của Quy hoạch Điện VIII, trên cơ sở bảo đảm an toàn, kỹ thuật, hạ tầng và hiệu quả kinh tế, "không xin-cho". Các dự án ở địa phương đáp ứng đầy đủ tiêu chí, khả thi, đúng pháp luật phải được đưa vào kế hoạch nhưng không hợp pháp hóa dự án sai phạm.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Công thương tiếp thu các ý kiến theo hướng tạo thuận lợi cho dự án thủy điện nhỏ bền vững với môi trường; Không có "room" đối với điện Mặt trời áp mái đồng bộ với các giải pháp an toàn kỹ thuật, hiệu quả kinh tế. Cơ quan chức năng nghiên cứu, triển khai các công nghệ để sản xuất, xuất khẩu điện, nhiên liệu mới (hydro xanh, amoniac xanh)… Ngoài ra, những dự án thuộc Quy hoạch Điện VII vẫn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của Quy hoạch Điện VIII phải đưa vào danh mục.

Đọc thêm

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững Tin tức

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

TTTĐ - Chiều 18/4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường Tin tức

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường

TTTĐ - Chiều 18/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 10 tiếp xúc cử tri huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn. Theo đó, trao đổi với cử tri, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, trong chiều 18/4, thành phố đã tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn.
Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận Tin tức

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận

TTTĐ - Cán bộ Mặt trận các quận, huyện, thị xã phải tích cực tuyên truyền, giám sát và tham gia lấy ý kiến Nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng Tin tức

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

TTTĐ - Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả Tin tức

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả

TTTĐ - Sáng 18/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cùng các đại biểu Quốc hội Đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 Tin tức

Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

TTTĐ - Sáng 18/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới Tin tức

Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Chiều 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng) chủ trì phiên họp lần thứ 11 của Hội đồng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy Tin tức

Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy

TTTĐ - Chiều 17/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 4 (huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai) trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường Tin tức

Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm gợi ý 2 vấn đề Hà Nội quan tâm nghiên cứu triển khai trong thời gian tới. Một là, xây dựng chuyên đề về bảo đảm an toàn thực phẩm, không để cho sữa giả, thuốc giả, thực phẩm mất an toàn ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe người dân và du khách. Hai là, trong phát triển giáo dục - đào tạo, thành phố tính toán hỗ trợ thêm bữa ăn để tăng dinh dưỡng cho học sinh các cấp học trên địa bàn.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” Tin tức

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

TTTĐ - Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Xem thêm