Nỗi nhọc nhằn của những “diễn viên” gánh nhiều vai
![]() |
Với cấp tiểu học, cô giáo phải gánh rất nhiều vai trò (Ảnh minh họa) |
Một mình “gánh” nhiều vai
Dạy trực tuyến, cấp học nào cũng vất vả nhưng có lẽ vất vả nhất là dạy học sinh nhỏ tuổi. Với cấp tiểu học, cô giáo phải gánh rất nhiều vai trò. Vừa làm đạo diễn, vừa làm MC dẫn dắt bài giảng lại vừa là một kỹ thuật viên phòng quay cho những video hướng dẫn…
![]() |
Học sinh trường Tiểu học Ba Đình chào cờ trong Lễ khai giảng trực tuyến |
Cô Nguyễn Thu Hà, giáo viên lớp 3 trường Tiểu học Hoàng Diệu (Ba Đình) cho biết, có những hôm cô chuẩn bị công phu video minh họa cho bài giảng nhưng không để ý nên bị lẫn tạp âm, thế là phải làm lại từ đầu…
“So với bài giảng trực tiếp thì việc chuẩn bị cho một bài giảng trực tuyến mất nhiều thời gian và công sức. Bản thân tôi phải “ôm” máy tính từ sáng đến tối để chuẩn bị bài giảng. Học sinh nhỏ tuổi, học online sẽ thấy nhàm chán, vì thế, muốn thu hút sự chú ý của các con buộc giáo viên phải tạo những trò chơi, sự tương tác…”.
![]() |
Một giờ học của cô trò trường Tiểu học Hoàng Diệu (Ba Đình) |
Cùng với rất nhiều vai trò thì trong lớp học, giáo viên còn như người mẹ và cũng như một "quan tòa" để xử lý các vấn đề giữa học sinh với nhau. “Những buổi học đầu tiên, chưa quen nề nếp nên cứ không đồng ý với hành động của bạn nọ, bạn kia trên màn hình hay thắc mắc là các con giơ tay phát biểu ngay khiến tiết học bị gián đoạn nhiều lần. Tôi phải dặn các con liên tục, vài ngày mới ổn định được nề nếp”, cô Trần Lan Anh, giáo viên lớp 1 tại quận Đống Đa kể.
Được biết, thời gian vừa qua, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, để kịp có sách vở cho học sinh vào học đầu năm mới, nhiều giáo viên các trường trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) như Tiểu học Nguyễn Trung Trực, Tiểu học Thành Công B còn làm cả “shipper” cùng chính quyền phường sở tại, đưa sách đến cho học sinh.
Đang say sưa, bất ngờ "trống lớp"
Nếu như ở nội thành mọi thứ đều thuận lợi cho việc học trực tuyến thì ở ngoại thành, thầy cô phải vất vả hơn. Đó là cơ vật chất, đường truyền và quan trọng là phần lớn phụ huynh chưa thực sự chú trọng đến việc học online.
![]() |
Giờ dạy trực tuyến của cô Đỗ Thị Nguyệt |
Cô Đỗ Thị Nguyệt, giáo viên lớp 2 trường Tiểu học Hoàng Diệu (Chương Mỹ) cho biết: “Các con còn nhỏ, cô trò đầu năm chưa biết mặt nhau, giáo viên mới, trò mới, lại học Zoom nên cô không nắm được điểm mạnh của các con để phát huy và khắc phục điểm yếu. Tôi thấy tương tác giữa giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế.
Việc chuẩn bị bài giảng vừa khó vừa vất vả. Quản lý, giao bài, giám sát nề nếp, ý thức của các con cũng không dễ dàng. Giáo viên khó để truyền tải hết nội dung kến thức dù đã chuẩn bị bài giảng chu đáo. Bởi có những việc không mong muốn diễn ra trong tiết học chiếm nhiều thời gian giảng bài. Học sinh đôi lúc bị xao nhãng bởi không gian bên ngoài như nhà có em nhỏ, tạp âm, đường truyền… dẫn đến việc tiếp thu bài của các con còn nhiều hạn chế”.
Ngoài những khó khăn chung, ở ngoại thành đa phần học sinh không có đủ thiết bị và cơ sở vật chất, phải dùng điện thoại của bố, mẹ nên thường bị gián đoạn bởi những cuộc gọi cá nhân, rớt mạng, out nhiều làm ảnh hưởng đến bài giảng và kiến thức của học sinh bị hụt.
“Hôm khai giảng, trời mưa to, tôi đang say sưa thuyết trình, làm quen… lúc ngoảnh lại, lớp không còn học sinh nào. Tôi liền gọi điện hỏi phụ huynh thì được biết toàn xã Hoàng Diệu bị mất điện. Thế là cô phải ngừng việc trình chiếu, buổi học hôm sau bổ sung lại nội dung ấy”, cô Nguyệt kể.
Một cô giáo khác chia sẻ: “Trong giờ học, giáo viên liên tục phải chỉnh đốn học sinh về tư thế, tác phong, chuẩn bị bài như thế nào. Có con tự nhiên chạy ra ngoài, có con bỏ máy tính ngồi chơi xếp hình… Lúc đó ngoài việc gọi các con trên lớp học, tôi còn phải gọi điện nhờ bố mẹ can thiệp”.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xoá tan nỗi lo tốt nghiệp không có việc làm

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công

Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic
