Tag

Những đóng góp quý báu của cuốn sách "Dòng tranh dân gian Đông Hồ"

Văn hóa 31/07/2019 13:43
aa
TTTĐ- Sáng 31/7 tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội (số 50 Đào Duy Từ, Hà Nội) đã diễn ra buổi ra mắt cuốn sách "Dòng tranh dân gian Đông Hồ". Cuốn sách với nhiều tư liệu quý hi vọng sẽ là đóng góp mới trong việc nghiên cứu văn hóa, mỹ thuật, lịch sử, dân tộc học…

Những đóng góp quý báu của cuốn sách

Cuốn sách với nhiều tư liệu quý

Bài liên quan

Hai nhóm nhạc đa quốc tịch lại khiến fan Kpop quốc tế chao đảo với MV mới toanh

Ra mắt tác phẩm được trao tặng Huy chương Newbery "Đếm sao"

Nhà văn Dương Thụy cùng con đi khắp thế gian

VTV trân trọng nữ quyền thông qua "Hoa hồng trên ngực trái"

Cuốn “Dòng tranh dân gian Đông Hồ” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa (Chủ biên), Trịnh Sinh, Lê Bích; do NXB Thế giới và Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội phối hợp xuất bản.

Cuốn sách dày gần 300 trang, ngoài Lời nói đầu, sách được chia thành 3 chương: Chương 1: Làng Đông Hồ, Chương 2: Các dòng tranh dân gian sản xuất tại Đông Hồ, và chương 3: Tranh dân gian khắc gỗ và vẽ tay.

Cuốn sách được thực hiện công phu, kéo dài gần 10 năm, với hơn 500 hình ảnh đa số được chụp mới), mô tả khá chi tiết về làng Đông Hồ, các bước làm tranh, các bức tranh Đông Hồ nổi tiếng và những bức tranh Đông Hồ ít được du khách biết tới, đồng thời chân dung nghệ nhân tiêu biểu cũng được khắc họa.

Những đóng góp quý báu của cuốn sách

Theo nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa – Chủ biên cuốn sách, không chỉ mang vẻ đẹp mỹ thuật dân dã, tranh Đông Hồ còn nổi tiếng bởi mỹ cảm trong ca dao và thi ca.

Thi sĩ Hoàng Cầm đã từng viết câu thơ: “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong/ Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”. Chính cái “màu dân tộc” và “giấy điệp” đã làm nên thần thái của dòng tranh này, cũng là cái “chất Đông Hồ” khác với các dòng tranh dân gian khác, để rồi cùng làm giàu cho kho tàng di sản mỹ thuật của Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Thu Hòa phát biểu tại buổi ra mắt sách
Bà Nguyễn Thị Thu Hòa phát biểu tại buổi ra mắt sách "Dòng tranh dân gian Đông Hồ"

“Để làm nên cuốn sách, chúng tôi đã tham khảo những công trình nghiên cứu về tranh dân gian nói chung và tranh dân gian Đông Hồ nói riêng của các tác giả đi trước. Các tác phẩm đó đã giúp chúng tôi có được cái nền móng để đi sâu thêm nghiên cứu về dòng tranh này”- bà Thu Hòa chia sẻ.

Đồng thời bà cho biết, từ nền cốt đó, các tác giả cuốn sách đã thực hiện hàng trăm chuyến đi thực tế, về làng Đông Hồ gặp gỡ, trò chuyện với các nghệ nhân. Nhiều tư liệu mới được các nghệ nhân hoặc đại diện gia đình các nghệ nhân chia sẻ đã giúp cho cuốn sách này có những nét khác biệt so với nhiều cuốn sách tranh Đông Hồ từng xuất bản trước đây.

Những đóng góp quý báu của cuốn sách

“Hy vọng cuốn sách có những đóng góp mới trong việc nghiên cứu văn hóa, mỹ thuật, lịch sử, dân tộc học… Nhưng trước hết nó công bố các tư liệu được hệ thống hóa của dòng tranh nổi tiếng này”- bà Thu Hòa gửi gắm.

Bà cũng gửi lời cám ơn đến các cơ quan và cá nhân đã giúp đỡ nhóm trong quá trình thực hiện cuốn sách: các nghệ nhân cùng gia đình và bà con làng tranh dân gian Đông Hồ, họa sĩ Nguyễn Đức Hòa, họa sĩ Vũ Đình Tuấn, thư họa gia Xuân Như- Vũ Thanh Tùng, chuyên gia nghiên cứu đồ họa cổ Vũ Thị Hằng, các họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật, văn hóa, Bảo tàng Mỹ thuật đã cung cấp tư liệu và góp những ý kiến phản biện quý báu trong quá trình hoàn thiện cuốn sách.

PGS.TS Trịnh Sinh - một trong ba tác giả phát biểu tại buổi ra mắt sách
PGS.TS Trịnh Sinh - một trong ba tác giả phát biểu tại buổi ra mắt sách

Đông Hồ có tên dân gian là làng Mái. Đã có những câu ca dao về nghề làm tranh ở làng Mái, chắc là phải lâu lắm rồi, vì dường như ngày nay ít người biết được cái tên thuần Việt như vậy của làng.

Tranh Đông Hồ đã chứng tỏ có sức sống mãnh liệt, kinh qua mọi thăng trầm, để tồn tại cho đến ngày hôm nay. Đây là dòng tranh dân gian lâu đời nhất, đa dạng nhất và có số lượng sản phẩm nhiều nhất của Việt Nam. Tranh Đông Hồ một thời còn vượt không gian để đi đến những nước châu Âu xa xôi, khi mà đây là một trong những mặt hàng văn hóa đại diện cho di sản dân tộc sớm được xuất khẩu đi nước ngoài.

Chính vì vậy mà tranh Đông Hồ đã được nhà nước xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ngày 27 tháng 12 năm 2012 (Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL số 32 trong danh mục do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh ký) và đang đệ trình hồ sơ lên tổ chức UNESCO để xếp hạng di sản văn hóa toàn cầu.

Nằm giữa một vùng văn hiến Kinh Bắc, dòng tranh này đã hội tụ được tâm thức ngàn năm của người Việt chất phác, đáng yêu với những ước vọng nho nhỏ quanh cuộc sống bình dị. Chủ yếu họ là những người nông dân trồng lúa nước, một nắng hai sương nhưng rất đỗi lạc quan yêu đời. Tranh là phương tiện để họ miêu tả cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mình, cũng là phương thức để họ giao cảm với thần linh, thể hiện đời sống tín ngưỡng.

Không những thế, tranh Đông Hồ còn là những tác phẩm nghệ thuật thực sự với cách phối màu độc đáo, cách in nét, in mảng đặc trưng. Đấy là những bức tranh quê với một chút sặc sỡ để làm nổi bật trong khung cảnh các nếp nhà tranh thâm trầm giản dị. Bức tranh Đông Hồ như tín hiệu rõ nét báo mùa Xuân đã xông đất vào từng nhà.

Tranh Đông Hồ thực sự là một món ăn tinh thần không thể thiếu được của mọi gia đình, được coi là hằng số của Tết Việt bên cạnh những “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

Đọc thêm

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc Văn học

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc

TTTĐ - Đây là chủ đề của tọa đàm trong Ngày hội sách và văn hoá đọc do UBND quận Tây Hồ tổ chức dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Nhân chứng lịch sử truyền tinh thần yêu nước cho tuổi trẻ Tây Hồ Văn hóa

Nhân chứng lịch sử truyền tinh thần yêu nước cho tuổi trẻ Tây Hồ

TTTĐ - Ngày 22/4, quận Tây Hồ (Hà Nội) tổ chức gặp mặt, giao lưu với các nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hà Nội bắn pháo hoa đêm 22 và 27/4 Văn hóa

Hà Nội bắn pháo hoa đêm 22 và 27/4

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 107/KH-UBND về tổ chức bắn pháo hoa trong Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc Nam” và Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp “Vang mãi khúc khải hoàn” kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tại Thủ đô Hà Nội.
Đại lễ Vesak - Khát vọng của nhân loại về thế giới an lành Văn hóa

Đại lễ Vesak - Khát vọng của nhân loại về thế giới an lành

TTTĐ - Với chủ đề chính “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững”, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2025 diễn ra từ 6 - 8/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ sở Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Dự kiến có khoảng 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Vesak năm nay.
"Bạn đồng hành" trên mọi chặng đường của chị em trong mùa hè Thời trang - Làm đẹp

"Bạn đồng hành" trên mọi chặng đường của chị em trong mùa hè

TTTĐ - Mùa hè đã trở lại theo vòng quay của đất trời. Cái nắng chói chang của miền nhiệt đới mang lại nhiều lợi ích nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến làn da và nhan sắc của chị em phụ nữ. Chiếc áo chống nắng đã trở thành "người bạn đồng hành", bảo vệ phái đẹp suốt mùa hè dài, chống lại tia tử ngoại và mang lại vẻ tự tin, năng động.
Nghệ sĩ, người nổi tiếng cần thận trọng khi quảng cáo sản phẩm Văn hóa

Nghệ sĩ, người nổi tiếng cần thận trọng khi quảng cáo sản phẩm

TTTĐ - NSND Xuân Bắc - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) khẳng định "Ai cũng phải sống và làm việc tuân thủ theo quy định của pháp luật. Các nghệ sĩ và người nổi tiếng cũng vậy, quảng cáo sai sự thật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".
Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc

TTTĐ - Trong tháng 4 này, hòa trong không khí của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Hệ thống Phổ thông liên cấp Alfred Nobel có nhiều hoạt động ý nghĩa để lan tỏa giá trị của sách và thói quen đọc sách cho học sinh.
Hoa hậu Việt Nam không chỉ là hành trình tìm kiếm nhan sắc Văn hóa

Hoa hậu Việt Nam không chỉ là hành trình tìm kiếm nhan sắc

Phát biểu khai mạc đêm Chung khảo toàn quốc Hoa hậu Việt Nam 2024, nhà báo Phùng Công Sưởng - Tổng biên tập báo Tiền Phong - Trưởng Ban tổ chức cuộc thi - khẳng định Hoa hậu Việt Nam không chỉ là hành trình tìm kiếm nhan sắc, mà còn chạm tới vẻ đẹp đích thực. Đó là vẻ đẹp của tâm hồn, trí tuệ và trái tim biết sẻ chia, biết rung cảm trước những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Khai màn chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui” Nghệ thuật

Khai màn chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”

TTTĐ - Tối 20/4, tại TP Hồ Chí Minh, chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đất nước trọn niềm vui" chính thức khai màn. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo; Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ đạo nội dung, nghệ thuật; Cục Tuyên huấn thực hiện và Quân khu 7 chủ trì phối hợp tổ chức.
Đọc sách - con đường hướng đến thành công Văn học

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

TTTĐ - Tối 19/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức khai mạc “Đường sách Hải Phòng 2025” với chủ đề “Đọc sách - Con đường hướng đến thành công”. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) - Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2025 và Ngày Sách Việt Nam 21/4.
Xem thêm