Nhiều vi phạm trong khai thác khoáng sản
![]() |
Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm trong khai thác khoáng sản (Ảnh minh họa) |
Theo đó, Thanh tra Chính phủ chỉ ra: Tại Yên Bái, thời điểm thanh tra, các dự án còn nợ phí Bảo vệ môi trường (BVMT) với tổng số tiền là 6.377 triệu đồng. Đến hết năm 2019, còn 73 điểm mỏ nợ, chậm nộp tiền ký quỹ với tổng số tiền là 45.240 triệu đồng.
Tại Cao Bằng, đến thời điểm thanh tra (tháng 10/2018), các dự án khai thác khoáng sản (trong đó có một số mỏ hết hạn giấy phép khai thác, đang làm thủ tục đóng cửa mỏ) còn nợ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là 5.442,7 triệu đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn nợ phí BVMT với số tiền 3.118 triệu đồng.
Tại tỉnh Bắc Kạn, kết luận chỉ ra, các doanh nghiệp vẫn còn nợ 35.131 triệu đồng phí BVMT. Tại sáu dự án được thanh tra còn có một số hạng mục công trình BVMT chưa hoàn thành hoặc chưa đảm bảo về kích thước, yêu cầu theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết BVMT đã được phê duyệt.
Tương tự, tại tỉnh Hà Giang, đến thời điểm thanh tra vẫn còn 26 dự án chưa nộp đủ số tiền ký Quỹ BVMT với tổng số tiền 38.210,98 triệu đồng; 17 dự án nợ phí BVMT với tổng số tiền 1.508,4 triệu đồng.
Tại tỉnh Lai Châu, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 21 dự án không lập đề án cải tạo, phục hồi môi trường; 21 dự án không nộp, còn nợ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; bảy dự án nợ phí BVMT.
Tại Tuyên Quang, tại thời điểm thanh tra, việc để 24 dự án nợ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường với số tiền 4.144 triệu đồng; 22 dự án còn nợ phí BVMT với số tiền 4.105,0 triệu đồng.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng nêu rõ nhiều vấn đề, vi phạm trong việc chấp hành pháp luật về BVMT trong khai thác khoáng sản tại các địa phương nêu trên.
Đáng chú ý là có tỉnh, bản cam kết BVMT do cấp huyện phê duyệt còn sơ sài, thiếu nội dung so yêu cầu thực tế công tác BVMT mà dự án phải thực hiện. Qua thanh tra tại một số dự án khai thác khoáng sản thực tế cho thấy, vẫn còn có một số công trình BVMT trên thực tế chưa đúng với nội dung, yêu cầu được nêu trong báo cáo ĐTM được phê duyệt.
Có tỉnh, trên địa bàn chưa có doanh nghiệp có đủ chức năng vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại, gây khó khăn cho việc vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại của các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; hầu hết dự án khai thác khoáng sản được kiểm tra đều không lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác.
Tại một số dự án khai thác khoáng sản, việc khai thác còn chưa đảm bảo theo đúng thiết kế và biện pháp được phê duyệt, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động (nhất là đối với các mỏ đá, chủ dự án không thực hiện cắt tầng khai thác theo thiết kế được phê duyệt; chưa bảo đảm điều kiện an toàn lao động cho công nhân trong quá trình khai thác, vận chuyển…).
Thông báo Kết luận thanh tra nêu rõ: Trên cơ sở kết luận thanh tra đối với sáu tỉnh nêu trên cho thấy, công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực tại các địa phương.
Tuy nhiên, vẫn còn có một số vi phạm kéo dài tại các tỉnh, như: Việc nợ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành nhưng đã khai thác; không thực hiện nghiêm túc quy định về quan trắc môi trường; không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường (đóng cửa mỏ khi hết hạn Giấy phép khai thác khoáng sản...).
Ngoài ra, Quỹ Bảo vệ môi trường của các tỉnh hoạt động không thống nhất, chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường địa phương.
Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên Môi trường tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ địa phương trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; sớm ban hành Thông tư hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường địa phương theo quy định tại điểm 2 Khoản 24 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép khai thác của Bộ Tài nguyên và Môi trường; kiên quyết xử lý đối với các dự án khai thác khoáng sản có hành vi vi phạm pháp luật về BVMT.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Bắc Kạn xem xét, kiến nghị xử lý về vụ việc nợ Phí bảo vệ môi trường của Công ty cổ phần thương mại và khoáng sản Nguyên Phát tại tỉnh Bắc Kạn, bảo đảm phù hợp quy định pháp luật và thực tế khai thác tại địa phương, quyền lợi ích hợp pháp của Doanh nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo.
Đáng chú ý, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh các tỉnh Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Hà Giang và Tuyên Quang tổ chức kiểm điểm và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân qua các thời kỳ để xảy ra các tồn tại, khuyết điểm, sai phạm nêu tại Kết luận thanh tra này.
Căn cứ vào kết quả kiểm điểm, Chủ tịch UBND tỉnh có biện pháp xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý phù hợp đối với những tập thể, cá nhân trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao…
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng

Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong

Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III

Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép

Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi

Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình

Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo

Làm rõ thông tin xe cứu thương chở diễn viên đến ra mắt phim

Vi phạm Luật Đất đai, công ty bảo trợ chăm sóc người cao tuổi bị thu hồi đất
